Thứ Tư

Con em chúng ta sẽ ra sao với một nền Giáo dục kỳ dị

Chủ đề không mới nhưng các sự kiện diễn ra gần đây lại có nhiều chuyện đáng bàn. Bộ Giáo dục ban hành và thực hiện những thay đổi lớn trong việc tuyển sinh:

- Ghép kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tốt nghiệp phổ thông
- Bỏ kỳ thi vào lớp sáu - tổ chức xét tuyển.

lớp học 50 học sinh, may ra có 1,2 học sinh tiên tiến còn lại là giỏi
Dĩ nhiên mỗi chính sách ban hành ra đều phải có một số điểm mới, tích cực. Các bác nhà mình chủ yếu cũng là copy mô hình nước ngoài. Việc ghép thi tốt nghiệp với thi đại học theo em làm giảm tốn kém ngân sách và tiền bạc của nhân dân. Bỏ kỳ thi vào lớp sáu để giảm nạn học thêm, luyện thi.

Tuy nhiên nên nhớ nhân dân Việt Nam ta rất thông minh, anh hùng.
Tiêu cực không tự mất đi mà chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác.

Vừa đỡ nạn luyện thi thì nay nẩy nòi ra nạn chạy học bạ. Tuyển sinh vào mấy trường gọi là điểm, chất lượng tốt của lớp sáu thì có hàng ngàn hồ sơ học bạ suốt 5 năm toàn 10. Con em chúng ta giờ đều là Thúy Kiều, mười phân vẹn mười. Nền giáo dục tiểu học hiện tại đẻ ra các lớp học 50 học sinh, may ra có 1,2 học sinh tiên tiến, còn lại đều giỏi. Sau khi qua vòng hồ sơ thì tùy trường, có trường sẽ tuyển qua phỏng vấn, hỏi đáp trực tiếp. Có trường xếp theo ABC, theo thời gian nộp đơn... Một cách lựa chọn mang nặng tính chủ quan của người đánh giá.

Liệu cách tuyển chọn kiểu này có giúp chọn lọc ra được học sinh có tố chất, năng khiếu. Một học sinh vượt trội vì bị ốm, một kỳ nào đó không vừa lòng thày cô, được điểm 8, 9 là mất cơ hội.

Kỳ thi tuyển sinh đại học có đỡ hơn, nhưng các trường ĐH gọi là có danh tiếng sẽ tiến hành sơ tuyển và cũng sử dụng học bạ khi lọc hồ sơ. Những học sinh kết quả năm đầu phổ thông chưa tốt nhưng những năm sau tiến bộ vượt bậc bị loại hết, do yêu cầu trong ba năm liền kết quả phải trên một ngưỡng cố định.

Với các kiểu đánh giá chất lượng kiểu này, dĩ nhiên là con cái các quan chức (chỉ cần là chủ tịch xã trở lên), thày cô giáo luôn có lợi thế. Một hậu quả nữa là học sinh không phải luyện thi nhưng gia đình phải chăm sóc thày cô cho tốt, suốt hơn chục năm học. Bất công xã hội lúc nào cũng có nhưng để nó ăn sâu vào lĩnh vực giáo dục thì thực sự là một nguy cơ với đất nước.

Năm nay em có thằng cháu đến kì thi. Sắp sửa các nhóc tì lại bước vào cái cối xay giáo dục Việt Nam, có vài dòng tâm trạng. Không biết mình sẽ lo cho con cái ra sao? Dù biết đám đông đang sai, chắc là em cũng không dám đi ngược đám đông để bị đè chết. Nhà em không có điều kiện để gửi các cháu đi học nước ngoài hay các trường quốc tế trong nước. Em lại không đủ đô con để xô đổ cổng trường.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Vân Anh