Thứ Năm

Cách để chiến thắng nỗi sợ hãi ngự trị trong lòng


Để chiến thắng nỗi sợ hãi ngự trị trong lòng

Đã bao giờ bạn bị “choáng ngợp” bởi nỗi sợ hãi nào đó chưa? Nó lớn đến nỗi bạn chẳng dám làm những gì mà mình muốn làm. Bạn có tin được không, khi mà đây chính là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà mọi người hay gặp phải trong cuộc sống.

Nỗi sợ hãi làm bạn không dám liều lĩnh thử sức, theo đuổi ước mơ hay thành công ở những việc mà bạn rất muốn chinh phục. Nếu bạn để sợ hãi kiểm soát mình, thì về lâu về dài, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn, cũng như giam bạn trong một “nhà tù” của sự trì trệ.

Cách để chiến thắng nỗi sợ hãi ngự trị trong lòng

Liệu có bao nhiêu người biết được rằng nỗi sợ hãi thưc ra là một phản xạ có điều kiện. Đó là một sự “phản kháng” lại những gì đáng sợ hoặc xa lạ với bạn. Chính vì nó hoàn toàn “tự động”, nên bạn có nhiều cách để kiểm soát nó.



1. Xem xét lại suy nghĩ của bạn.

Một nguyên nhân lớn của nỗi sợ hãi là những ý nghĩ tiêu cực. Bạn có hay nghĩ về những gì xấu nhất có thể xảy ra với mình không? Bạn thường xuyên bị ám ảnh bởi những điều không hay xảy ra, hay là chỉ tập trung vào sức mạnh và khả năng của mình? Nếu bạn thật tỉnh táo nghĩ về những kết quả tốt đẹp nhất, nhìn thấy những ý nghĩa tích cực của vấn đề và luôn nhắc nhở rằng mình có thể làm tốt hơn những gì mình nghĩ, bạn chắc chắn sẽ không còn sợ hãi nữa. Thậm chí nếu cảm giác sợ hãi tìm cách “chen lấn” vào trong tâm trí của bạn, bạn vẫn có thể kiểm soát tốt chúng và cân bằng với cảm giác tự tin sẵn có.

2. Không tin vào sự sợ hãi.

Các nhà khoa học cho biết rằng thật sự thì nỗi sợ hãi chẳng bao giờ mất đi cả. Nếu đúng là như thế, thì đừng lo lắng khi nỗi sợ hãi có thể kiểm soát bạn. Nếu bạn nghĩ thoáng một chút về nỗi sợ đó, bạn sẽ ít nhất xóa bỏ được nó. Ví dụ như bạn sợ nói trước đám đông mà ông sếp của bạn lại yêu cầu bạn trình bày một bài phát biểu, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống (và có lẽ cả công việc của mình) đang ở tình thế “chỉ mành treo chuông”. Bạn sợ bị sa thải, hoặc lo rằng đồng nghiệp sẽ chê cười mình vì không hoàn thành tốt công việc.

Nhưng những điều bạn nghĩ có xảy ra không? Phần lớn là không. Tốt hơn việc nghĩ đến một kết cục tồi tệ, bạn sẽ cố gắng xoay sở để tìm ra một phương cách nào đó giúp cải thiện bài thuyết trình, như việc chuẩn bị kĩ càng hơn, luyện nói với khán giả là gia đình, bạn bè, ghi chú điểm chính yếu…

* SỢ HÃI DO ĐỊNH KIẾN:

Có nhiều mối sợ hãi do định kiến gây ra những tổn hại, và tình trạng bất an tâm lý không cần thiết trong đời sống con người. Sau đây là một số thí dụ: -Cô Hồng 17 tuổi thường sợ bóng tối, một mình cô ta không bao giờ dám bước vào phòng tối ở trong nhà cô, mặc dù những người trong gia đình hiện diện nơi phòng khách gần bên cạnh. Cô Hồng không biết tại sao cô có nỗi sợ này. Nhưng chúng ta có thể giả thuyết rằng cô Hồng có lẽ mang định kiến sợ hãi trong thời thơ ấu.

  – Hà 17 tuổi có nỗi sợ hãi mỗi khi trời dông bão sấm sét, cô chạy lên giường lấy mền trùm kín đầu và người lại. Nỗi sợ của cô phát sinh do định kiến, vì nhận thấy mẹ cô nhiều lần hoảng sợ khi có sấm sét.

    -Tuấn 15 tuổi, thường tự cảm thấy xấu hổ về việc sợ những con chó. Cậu ta che dấu sự sợ này khá cẩn thận, và nhiều người không biết. Tuy nhiên, cậu ta đau khổ và bất an tâm lý, mỗi khi bất đắc dĩ cậu phải ở gần một con chó. Nỗi sợ này phát sinh từ kinh nghiệm vào lúc 5 tuổi. Cậu bị một con chó lớn gầm gừ nhảy chòm vào người, và khiên cậu té nằm xuống, sau đó cậu được cha cậu cứu thoát. Những sợ hãi do định kiến như thế thường gây phiền phức và tổn hại cho nạn nhân về mặt tâm lý.

Sau đây là hai đề nghị để giúp loại bỏ chúng ra khỏi đời sống của nạn nhân:

     1-Nạn nhân cùng với một người không sợ để đối diện với sự vật hay tình thế sợ hãi. Thí dụ, cô Hồng sợ bóng tối nên cùng đi trong phòng tối với một người không sợ bóng tối, để cô làm quen với bóng tối và giải tỏa được nỗi sợ này về mặt tâm lý.

     2-Nên cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về sự vật mà nạn nhân sợ. Thí dụ, cô Hà sợ sấm sét, cô Hà nên tìm hiểu để biết rõ về sấm sét, có lẽ cô sẽ nhận thấy không có lý do gì để cô phải sợ. Vì tiếng sấm không làm hại bất cứ ai, nếu chúng ta nghe tiếng sấm rền vang, tức là tia chớp sáng đã đi qua; mặc dù tia chớp sáng có thể nguy hiểm thật. Nếu chúng ta sợ tia chớp sáng. Điều này giúp chúng ta biết rằng rất hiếm người đã bị hại vì tia chớp sáng (sét).

Sad-Cardboard-Robot

* HAI HÌNH THỨC KHÁC CỦA SỰ SỢ HÃI:

Nỗi lo âu và điều làm phiền là hai hình thức khác của sự sợ hãi mà chúng ta phải đương đầu với chúng.

– Nỗi Lo Âu (Anxiety): Nỗi lo âu là một hình thức đặc biệt của sự sợ hãi, mà chúng ta nghe nói nhiều hiện nay, vì nó là nguyên động lực gây nên những bệnh tật về thể chất lẫn tinh thần, trong xã hội hiện nay của chúng ta.

Nỗi lo âu là trạng thái không thoải mái, vì  cảm giác sợ hãi kinh niên trong một thế giới không thân thiện. Nỗi lo âu tự nó biểu lộ trong sự kinh sợ về một tác hại nào đó sẽ xảy ra, hay trong cảm giác của một tình trạng bơ vơ tuyệt vọng.

– Điều Làm Phiền (Worry): Điều làm phiền là mối lo âu rất nhẹ, nhưng nó luôn dễ xâm chiếm tâm trí nhiều hơn những nỗi lo âu (anxiety), như vừa đề cập ở trên. Điều làm phiền có tính chất quấy rầy, làm cho nạn nhân rất khó chịu, nhưng không là mối tổn hại trầm trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.

Điều làm phiền có khuynh hướng gây ra sự bất an cho chúng ta. Thí dụ: Những học sinh lo lắng về bài học và những lời phê của thầy giáo mà chúng nhận được; từ đó chúng mang nặng những cảm giác bất an, vì bị ảnh hưởng những lời phê của thầy giáo.

3. Đối mặt với thứ làm bạn sợ hãi.

Khi bạn biết rằng sợ hãi đơn thuần chỉ là một cảm giác, thì “sợ hãi” sẽ tự nhiên yếu dần đi. Nó không thể ảnh hưởng tới bạn, và cho dù tình huống có đáng sợ thế nào đi chăng nữa, bạn cũng phớt lờ nó và tiếp tục dấn bước.

Nếu bạn cân nhắc lẽ thiệt hơn trong một hoàn cảnh, bạn sẽ nhận thấy nỗi sợ hãi thực ra là quá nhỏ bé, và nó không thể phương hại gì đến quyết định bước tiếp của bạn. Dĩ nhiên điều này được quyết định tùy thuộc vào tình huống mà bạn đang gặp phải. Điều này không phải là táo bạo với quyết định của bạn, mà thực ra là tăng cường sức mạnh để bạn nhận ra rằng nỗi sợ hãi là không căn cứ và dễ dàng vượt qua.

Blog Trần Đăng Khoa và lời khuyên của BS VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền