Khoảng cách từ Hà Nội tới Hà Giang khoảng 300km, bạn có thể đi xe máy hoặc xe khách đều được. Nếu đi bằng xe máy thì bạn có thể đi dọc theo QL 2 hay QL 32 đều được. Tới Hà Giang bạn sẽ được chiêm ngững vẻ đẹp hút hồn của Hà Giang không chỉ vậy Hà Giang còn nổi tiếng với ẩm thực độc đáo, trong bài viết này tôi sẽ điểm qua vài món ăn đặc sản Hà Giang bạn nên thử:
1, Cháo ấu tẩu:
Bạn đã đặt chân tới Hà Giang? Nhưng bạn đã thử qua hương vị đặc biệt của cháo ấu tẩu của vùng này chưa? Nếu chưa thì thật đáng tiếc, bởi đây là một món ăn nhất định sẽ khiến bạn phải lưu luyến với vùng đất này đấy.
Nghe đến ấu tẩu thì có vẻ hơi đáng sợ, để tôi kể bạn nghe về ấu tẩu nhé! Ấu tẩu còn có tên khác là ấu tàu, đây là phần rẽ phình to của cây ô dầu, đây là một loại thuốc được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A, tuy nhiên đây cũng là một loại thuốc quý đứng thứ 4 trong “Tứ đại danh dược” (sâm, nhung, quế, phụ) chỉ cần bào chế cẩn thận nhờ vào tính cay nóng mà có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh như trừ phong hàn, táo thấp,…
Ấu tàu nấu cháo có tác dụng bổ trợ sinh lý! |
Gạo được lựa chọn là gạo nương của người dân tộc vùng cao, đem vo sạch, giữ lấy nước vo sau dùng nước ấy để ngâm ấu tẩu, gạo nương sau khi vo thì cho vào giá để ráo. Ấu tẩu được ngâm trong nước vo gạo ít nhất một đêm, rửa sạch rồi cho vào hầm tới khi mềm và bở ra.sau cùng ninh ấu tẩu cùng chân giò heo hay móng heo đều được. Cuối cùng chỉ cần nêm nếm thêm chút gia vị sao cho vừa ăn là được, chủ quán ở đây sẽ hỏi bạn rằng có muốn đập trứng vào cháo không bởi tùy theo khẩu vị từng người, sẽ có vài người không thích mùi tanh của trứng mà tránh không cho trứng vào.
Nói thì dễ làm vậy thôi, chứ khi bạn tới và nhìn tận mắt người dân chế biến món này thì thực kì công, yêu cầu phải có sự kiên nhẫn cao. Đặc biệt nếu bạn tới đây vào mùa đông và ngồi bên nồi cháo đang bốc khói ấm nóng, thơm mùi đặc trưng thì chưa nói đến ăn mà mới ngửi và cảm nhận thôi cũng đã đủ khiến bạn say với món cháo đặc sản Hà Giang này rồi.
2, Thắng cố:
Tên khá lạ nhưng đây lại là món ăn đặc trưng của người dân nơi đây. Nguồn gốc của món ăn là từ món ăn truyền thống của người H’Mông, ban đầu món ăn được làm chủ yếu từ “tất cả” các bộ phận của ngựa, không bỏ bất cứ bộ phận nào. Mãi đến sau này, dựa vào sự sáng tạo của người đầu bếp mà món thắng cố được “cải biên” mà có thể nấu bằng thịt trâu hay thịt bò đều được. Xem thêm: Hà Giang: Những địa điểm du lịch tuyệt đẹp bạn nên ghé qua một lần!
Thịt và tất cả lòng, ruột non, ruột già, phèo, phổi gọi chung là lục phủ ngũ tạng được làm rửa sạch, luộc chín rồi nêm nếm thêm gia vị sau mới thả vào nồi nước dùng đã có xương ngựa, nội tạng, tiết,… Tất cả được nấu hỗn độn, đối với người chưa từng thử qua món thắng cố thì lần đầu ngửi thấy mùi của món ăn này thì sẽ thấy nó thật đáng sợ và không dám ăn, nhưng khi bạn đã dũng cảm thử một lần thì bạn sẽ nghiện món ăn này ngay thôi.
Đặc sản thắng cố là món không phải dễ ăn, nhưng nếu ăn được rồi thì sẽ nghiện bởi mùi thơm, vị béo, vị bùi của đặc sản này |
Sau này để tránh cho mùi món ăn bớt “đáng sợ” thì người dân đã cho thêm một vài hương gia vị, sợ qua cũng khoảng 12 thứ gia vị truyền thống bao gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng, và nhiều loại gia vị đặc biệt khác của dân tộc vùng cao, nhờ vậy mà người dưới xuôi muốn thưởng thức được hương vị này cũng không quá khó khặn nữa.
3, Thịt gác bếp:
Mùa đông ở vùng này đặc biết lạnh, để chuẩn bị cho cái lạnh này mà người dân nơi đây đã sáng tạo ra được món thịt gác bếp, bởi thịt gác bếp được làm chín bởi hơi nóng, khí nóng của than củi, của bã mía, như dân gian có câu “một công đôi việc” – vừa có thức ăn ngon, vừa giữ ấm được cơ thể khỏi cái rét cắt da cắt thịt tạị đây.Thịt dùng để chế biến ra món ăn này có thể là thịt lợn, thịt trâu hay thịt bò đều có thể dùng, nghe người dân chia sẻ nếu lấy được phần thịt than, bắp ở vai, lưng con trâu, bò hoặc lợn thì thịt gác bếp sẽ ngon và ngọt hơn nhiều. Thịt được cắt thành từng miếng có chiều rộng khoản 4 – 5 cm rửa sạch róc nước rồi ướp với nhiều loại gia vị như mắc khén, tiêu, gừng, muối, nước lá rừng,… rồi treo lên bếp hun khoảng 5 -6 ngày thấy thịt chuyển sang màu óng đen, có mỡ rỉ ra từ thớ thịt là được.
Lúc cần cũng không quá rắc rối, bạn chỉ việc đem xuống đập dập bằng chày hay gì đó tương tự, sau đó dùng tay mà tách ra thành nhiều sợi sao cho vừa ăn rồi bày ra đĩa. Thịt gác bếp còn là món mồi ruột của vài cô chú trong làng, thịt nhâm nhi cùng chút rượu ngô nóng thì thật tuyệt cú mèo.
4, Chè Shan tuyết:
Chè Shan tuyết nghe cái tên thật đẹp phải không? Và bên ngoài nó thật sự đẹp như thế, mỗi búp trà to có màu trắng muốt của tuyết, bên dưới lá còn phủ một lớp lông tơ nhỏ mịn. Nhưng để có được những búp trà đẹp mắt như vậy người dân đã tốn không ít công sức bởi cây trà Shan tuyết là một loài cây cổ thụ, cao đến vài mét, có vài góc 1 vòng ôm của người cũng không hết được.
Trà Shan Tuyết mọc tự nhiên, cao lớn nên chất lượng sạch và an toàn! |
Chè được trồng ở độ cao 1200m, hấp thụ được hơi lạnh của vùng đất Hà Giang mà tích tụ lại thành hương trà thanh mát. Tại đây trà Shan tuyết cũng chỉ làm thủ công, trà được hái về được người dân chọn lọc – loại bỏ những lá trà bị hư, giữ lại những lá còn tươi xanh, rồi đem rửa sạch, cho vào chảo sao cho khô hẳn.
Chè Shan tuyết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, 100% không dùng thuốc trừ sâu, không chỉ vậy địa điểm trồng chè shan tuyết còn được coi là một nơi để thưởng ngoạn bởi phong cảnh nên thơ. Du khách đến đây còn có thể tận tay chạm vào mảng vỏ xù xì, tận tay hái lấy những búp chè trắng, được thưởng thức hương vị trà thanh thuần và cùng hòa mình vào với con người nơi đây.
5, Bánh cuốn trứng:
Bánh cuốn trứng nghe đến cái tên là biết luôn nguyên liệu chính của món ăn là gì r đúng không? Chỉ đơn giản với vài nguyên liệu bột gạo, trứng, thêm chút mộc nhĩ sau khi qua tay người đầu bếp Hà Giang giờ đây nó lại trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này.
Tuy la nguyên liệu đơn giản dễ kiếm, nhưng khi làm bánh cuốn trứng cần có kinh nghiệm lâu năm. Nhờ đôi bàn tuy khéo léo nhanh nhẹn đổ bột gáo bột thật mỏng lên nền vải rồi đậy vung, sau vài giây khi bánh đã chín thì cô bán hàng sẽ đạp vào bánh một quả trứng dàn đều rồi đậy vung. Lúc bánh và trứng đều chín cả thì sẽ được rắc chút mộc nhĩ rồi cuộn lại thành cuộn dài. Bánh được ăn kèm với bát nước chấm đặc biệt. Đó chính là nước xương ninh, hòa vào là mùi hương của hành lá, rau mùi.Khi được bày ra bạn sẽ thấy trên đĩa có thêm một vài miếng chả ăn kèm.
Bánh cuốn trứng! |
Chiếc bánh cuốn trứng nóng được thưởng thức trong không gian se se lạnh của mùa đông Hà Giang thì thật tuyệt phải không? Đặc biệt sẽ lãng mạn lắm đối với những cặp đôi, tay đan tay ấm nóng cùng nhau thưởng thức món ăn đặc biệt này.
6, Phở chua Hà Giang
Phở chua nguồn gốc chính là từ Trung Quốc sau du nhập dần qua Việt Nam và cho đến hiện tại nó trở thành món ăn đặc sản của vùng đất Hà Giang. Với hương vị độc đáo phở chua tạo nên cho mình một tiếng tăm lẫy lừng mà ai tới Hà Giang cũng không thể bỏ lơ nó đi được. Nguyên liệu làm món ăn này cũng dễ kiếm nhưng để có được hương vị nguyên bản của món ăn lại không đơn giản.
Yêu cầu lớn nhất của món ăn phở chua Hà Giang chính là phở, phở dùng chế biến phải là phở tươi được xay nhuyễn tráng miếng mềm đặc biệt không dùng bánh phở khô. Nếu bạn không có sẵn xá xíu thì có thể thay bằng thịt lợn rán đều được. Điểm nhấn của món ăn này chính là thứ nước chua ngọt – hỗn hợp gồm dấm chua, đường, bột sắn quấy sệt và một chút gia vị. Đem tất cả trộn đều, đun sôi khuấn đều tay.
Khi ăn bạn sẽ thấy bánh phở được dàn đều ra bát, phủ lên trên những miếng vịt quay vàng rộm, lạp xưởng cháy cạnh, xá xíu, thêm chút rau húng, đu đủ, lạc đập dập rồi rưới nước dùng lên. Bởi món phở chua khá nổi tiếng nên khi tới đây sẽ không khó khăn để tìm, bạn có thể tới những phiên chợ phiên hay nhà hàng trong Hà Giang đều sẽ có.
Phở chua Hà Giang |
7, Thắng dền:
Bạn đã bao giờ đặt chân đến vùng đất cao nguyên đá Hà Giang chứa? Nếu rồi thì có lẽ bạn đã được người dân nơi đây tư vấn rất nhiều về món ăn thắng dền này. Nghe có vẻ lạ nhưng về hình thứ thì thắng dền cũng không khác bánh trôi tàu ở Hà Nội, bánh cống phù ở Lạng Sơn là mấy, tuy nhiên hương vị lại rất đặc biệt, chỉ cần lơ là nếm thử một lần là sẽ nhớ mãi không quên hương vị này.
Làm bánh thắng dền không khó nhưng yêu cầu phải có bàn tay khéo léo và tinh tế thì mới có được hương vị mong muốn. Nguyên liệu chính làm thắng dền là bột gạo nếp, nghe người dân nơi đây chỉ lại rằng nên dùng nếp Yên Minh – loại nếp nổi tiếng của Hà Giang để làm thì sẽ ngon hơn. Chọn lấy những hạt gạo mảy, dẻo thơm đem ngâm rồi vo sạch để ráo rồi xay thành bột mịn. Đổ bột nếp vào túi vải sạch để nhiều giờ cho đến khi bột đặc mịn thì mới đem ra làm bánh. Bánh làm tương tự như làm bánh trôi, vo thành từng viên, có thể làm chay hoặc nhân đỗ, vừng hoặc dừa. Đun sôi nước thả từng viên bánh vào đến khi nổi lên trên thì vớt ra chan với nước nấu với đường hoa mai và gừng.
Đường cũng rất quan trọng, nước đường ngon thì hương vị bánh mới ngon, đây chính là bí quyết riêng của mỗi người làm bánh. Sau khi chan nước đường, sẽ được dưới thêm chút nước cốt dừa, lạc rang vàng để thêm hấp dẫn. Chỉ với 5.000đ là bạn có thể thưởng thức được bát bánh thắng dền ấm nóng, đặc biệt vào mùa đông nó sẽ sưởi ấm cơ thể bạn và tránh bị nhiễm lạnh bởi trong bánh có chút gừng cay nóng. Đây sẽ là món ăn mà bạn nên “note” lại để dành sau này thử đấy.
8, Cơm lam Bắc Mê:
Cơm thì chả còn xa lạ gì với người dân Việt Nam ta, nhưng với cách nấu đặc biệt của người dân vùng Bắc Mê thì sẽ khiến bạn phải say lòng ngay lần đầu tiên niếm thử. Cơm lam được chế biến từ những hạt gạo nếp là sự kết tinh của trời đất nơi được gieo trồng trên vùng đát phù nhiêu màu mờ của Hà Giang.
Với nguyên liệu đơn giản là gạo nếp của vùng và một vài ống tre cùng với đôi bàn tay khéo léo lành nghề của người dân Tây Bắc mà cơm lam Bắc Mê trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này. Gạo nếp được ngâm kỹ, vo sạch, đổ vào rổ cho thêm chút muối trộn đều rồi để ráo. Có thể sử dụng ống tre, ống trúc, hay ống nứa đều được, sau khi chặt chúng về đem chặt một đầu rửa sạch rồi đổ gạo vào bịt kín lại bằng lá chuối hoặc lá dong. Nhờ vào hơi nóng của than đỏ để làm chín gạo trong ống tre, trong lúc nấu cần lật đều tránh để gạo nếp không chín đều.
Khi ngửi được mùi thơm từ ống tre tỏa ra thì tức là cơm đã chín, thường thì người dân sẽ dùng dao để chẻ bỏ đi lớp vỏ tre bên ngoài, rồi lột nốt lớp trắng bên trong. Cơm lam mang hương vị thơm phức quyện cùng mùi thơm của lá dong, lá chuối. Người dân thường dùng cơm lam chung với muối vừng hoặc chẩm chéo để tăng hương vị của món cơm lam Bắc Mê này.
Nguồn: https://1top.vn/tin-tuc/top-8-mon-an-dac-san-ha-giang/
Nguồn: https://1top.vn/tin-tuc/top-8-mon-an-dac-san-ha-giang/