Lào Cai cách trung tâm thủ đô Hà Nội 330km. Muốn đến Lào Cai bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện như: xe lửa bạn có thể mua vé ở Ga Hà Nội, xe khách ở Bến xe Mỹ Đình mỗi ngày đều có chuyến chạy từ Hà Nội – Lào Cai, đối với xe cá nhân nếu bạn đi bằng ô tô thì có tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thì sẽ nhanh hơn, nếu đi bằng xe máy bạn có thể đi dọc theo đường số 70 là tới. Bởi Lào Cái nổi tiếng có nhiều danh lam thắng cảnh, những nét văn hoa truyền thống độc đáo và đặc biệt có những đặc sản nổi tiếng. Và nếu bạn đang dự định đến Lào Cai mà vẫn đắn đo không biết nên ăn gì thì đây chính là bài viết mà bạn cần rồi, hãy cùng tôi tìm hiểu một vài món ăn nức tiếng nơi đây nào:
1, Đào Sapa:
Nếu bạn có dịp tới Sapa – Lào Cai vào khoảng tháng 2, tháng 3 thì bạn sẽ được chiêm ngững cung đường hoa đào màu hồng thắm đượm mang sắc xuân trải dài trên quốc lộ 4D. Đến cuối tháng 4, đầu tháng 5 thì cây đào lại trả ơn chăm sóc bằng những trái đào nặng trĩu cành. Đào là giống cây phù hợp với thời tiết và thổ nhưỡng Sapa nên hương vị đậm đà đặc trưng mà không nơi nào có được.
Đào Sapa có kích thước khá nhỏ, khoảng bằng cái chén con uống trà hàng ngày, đào được bao bọc ngoài bằng lớp lông mịn, mỗi khi ăn phải rửa thật sạch đi lớp lông đó thì mới ăn được. Màu sắc đào Sapa không bắt mắt như đào Trung Quốc, mà nó có màu xanh lá xen lẫn màu hồng phấn. Đào Sapa ăn vào sẽ cảm nhận được vị ngọt xen chút vị chua, ăn vào thơm giòn tự nhiên.
Đào Sapa ngọt, giòn, thơm nổi tiếng là đặc sản bạn nên thưởng thức khi đến Lào Cai du lịch |
Khi mua đào bạn nên bổ thử một quả ra để xem thử, nếu thấy bên trong đã bị nhũn, hư hỏng mà bên ngoài vẫn còn màu đỏ, vỏ ngoài căng bóng thì bạn nên bỏ đi bởi đó có thể là đào Trung Quốc du nhập sang. Đặc biệt bạn không nên mua trái vụ, hãy nhờ hay tự mình tới Sapa để ghé những vệ đường ở cửa ngõ thị trấn hay chợ Sapa để mua lấy những trái đào thơm ngon tự nhiên nhé.
2, Mận tam hoa:
Đặc sản Bắc Hà mận tam hoa chắc ai cũng đã từng nghe nói bởi mận giòn, vị ngọt đọng lại khiến thực khách lần đầu thử đã ngay lập tức phải lòng hương vị này. Mận tam hoa được trồng chủ yếu vào cuối đông hay đầu năm mới khi mận nghỉ đông. Mận ra hoa vào nửa cuối tháng 2 và quả chín ngọt vào khoảng tháng 5.
Qủa mận không cần đến thuốc trừ sâu hay chất bảo quản mà quả vẫn tươi ngon. Quả mận đặc biệt to hơn những loại mận khác, bên ngoài phủ một lớp phấn trắng. Vỏ mận khi chín có màu tím thâm, cắn vào trong thịt mận có màu đỏ mọng đẹp mắt. Khi ăn cảm nhận được vị ngọt thanh cùng cảm giác giòn tự nhiên của mận đem lại cảm giác thích thú cho thực khách.
Mận Bắc Hà nổi tiếng là đặc sản Lào Cai ai cũng ưa thích |
Do như cầu tìm mua những thực phẩn sạch của Hà thành mà giá cả mận cũng tăng cao. Nếu bạn ghé được vào chợ phiên Bắc Hà để mua thì giá cả sẽ hợp lý hơn và có nhiều lựa chọn cho bạn.
3, Nấm hương rừng:
Nếu bạn có tới Bắc Hà – Lào Cai với mục đích tham quan, du lịch và thưởng thức hương vị đậm chất Bắc Hà thì các món ăn làm từ nấm hương rừng là những món mà bạn không nên bỏ qua. Nấm hương rừng ở đây được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”, là “vua của các loại rau”, không phải tự nhiên nấm hương được gọi như vậy mà trong nấm rất giàu protein với 12 – 14g protein trong khoảng 100g nấm nương khô, nó có thể so sánh ngang với protein có trong thịt.
Nấm hương rừng được người dân ở đây hái về rửa sạch chế biến thành nhiều món ăn như: cánh gà sối nấm hương – gà chiên chín vàng đều 2 mặt, cho nấm cùng gia vị vào om riu lửa đến khi nước om gần cạn; nấm hương xào thập cẩm – thịt heo thái lát mỏng và nấm đem rửa sạch phi tỏi xào chín rồi cho cà rốt thái thái sợi tầm 3 đốt tay, đậu cô ve cũng cắt khúc tầm 3 đốt tay, nêm nếm gia vị cho vừa miệng;…
Nấm hương rừng không chỉ là thực phẩm mà nó còn như một loại thuốc tăng cường miễn dịch cơ thể, kháng khuẩn, virut, chống ung thư, giải độc và bảo vệ tế bào gan, chống lão hóa, … Bởi vậy mà lượng người tới Sapa – Lào Cai tìm mua nấm hương rừng ngày càng đông.
4, Thịt trâu gác bếp:
Vào những ngày đông giá rét người dân ở vùng cao như Lào Cai thường sẽ chuẩn bị nhiều món ăn dự trữ sẵn trong nhà để trú rét tránh thời tiết khắc nghiệt này, tiêu biểu là thịt trâu gác bếp. Thịt trâu gác bếp là phong cách ẩm thực độc đáo của người dân tộc Thái với nguyên liệu chính là thịt trâu. Trâu ở đây được người dân coi như một thực phẩm quý nên chỉ những lúc rét đậm rét hại làm trâu chết vì lạnh, hay chết vì tuổi già thì người dân mới đem trâu ra để làm thịt.
Miếng thịt trâu gác bếp mà bachafood.com đang bán! |
Thịt trâu chủ yếu lấy từ những con trâu lâu năm nên thịt chắc dai, ngọt thịt. Để có được món thịt trâu gác bếp đúng vị người dân tộc Thái lựa chọn những phần thịt nạc như phần mông, phần vai,… thái thành từng miếng to rộng khoảng 3 đốt ngón tay. Thịt được làm sạch đem đi tẩm ướp các gia vị đặc biệt mắc khén là gia vị không thể thiếu bở nó tạo nên hương vị đậm đậm chất núi rừng Tây Bắc. Thịt được treo lên gác bếp, nhờ lửa nhờ khói của than mà săn lại, chín dần.
Khi ăn chỉ cần bỏ xuống đập dập rồi xé sợi bày ra đĩa, chấm cùng bắt chẩm chéo hay bát tương ớt thì tuyệt cú mèo. Tiếng lành đồn xa, hương vị thơm ngon của thịt trâu gác bếp đã dẫn dụ nhiều du khách đến đây tìm mua. Nếu bạn không có thời gian tới đây bạn có thể lên trang bachafood.com để đặt mua, tại đây nhập trực tiếp từ Bắc Hà – Lào Cai và vận chuyển đến tận nhà bạn.
5, Thịt gừng:
Cứ độ tết đến xuân về thì người dân ở xã Nùng Dín – huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai lại nô nức chuẩn bị để mổ lợn, đón chào một năm mới ấm ấp, no đủ. Thịt gừng theo tiếng người dân Nùng Dín gọi là “nứt sinh”. Đây là món ăn bình dị, chế biến đơn giản nhưng khâu chuẩn bị lại khá phức tạp. Thịt gừng cũng là một cách bảo quản thịt trong thời gian dài mà không bị hư.
Nguyên liệu đơn giản, để tận dụng hết mức có thể người dân lọc hết thịt trên xương sườn, xương sống, thủ tươi không được rửa qua nước đem băm nhỏ. Gừng làm sạch băm nhuyễn bóp bớt nước. Cho hỗn hợp xương, gừng và muối hạt to vào bóp đều đến khi nhuyễn hẳn, cho chút rượu trắng vào để dễ bảo quản. Thịt được xếp vào chum có men bóng rồi đổ nước tránh để nước cạn ở vành chum. Đậy chum lại bằng túi nilong, giữ nhiệt độ nhất định trong chum để tránh thịt bị chuyển màu.
Mỗi lần ăn thì chỉ cần lấy thịt ra chế biến như hấp hoặc nấu, nhưng dù có chế biến theo hình thức nào thì thịt gừng Nùng Dín cũng sẽ đem lại cho bạn một hương vị khó quên.
6, Xôi 7 màu:
Xối 7 màu không chỉ là một món ăn đặc sản Lào Cai mà mang cả một câu chuyện về trường kì chiến đấu của người dân Nùng Dín kéo dài tới 7 tháng. Cứ vào 1/7 âm lịch người dân lại nô nức tổ chức lễ hội để ăn mừng chiến thắng và cũng là tưởng nhớ đến những người anh hùng đã mất.
Xôi được nhuộm màu từ những loại lá rừng tự nhiên, 100% không dùng phẩm màu. Xôi có 7 màu chính: vàng, đỏ tươi, tím, xanh cửu long, xanh lá, đỏ thẫm, nâu. Xôi được vo sạch, ngâm 12 tiếng, rồi lại chắt nước đi, ngâm tiếp với các màu từ lá tự nhiên thêm 3 tiếng, ví như muốn được màu đỏ tươi thì đem lá xôi đũa đem vò rồi luộc kĩ, lọc lấy nước này để ngâm gạo, muốn được màu vàng thì lấy củ nghệ, màu tím thì lá xôi đũa giã cùng tro bếp, …
Xôi 7 màu! |
Khi ăn xôi 7 màu bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của xôi, đi cùng với hương thơm của cỏ cây hoa lá của vùng Tây Bắc, có thể ăn kèm với thịt hay chấm với chẳm chéo cũng rất tuyệt. Bạn có thể bắt gặp các hàng bán xôi 7 màu ở các chợ phiên hay những dịp tết, dịp lễ.
7, Thắng cố:
Đến Lào Cai ngoài thưởng thức nếp nương, thịt gác bếp, … thì thắng cố cũng là một trong những món không nên bỏ qua. Nhiều người khi mới nhìn thấy thắng cố sẽ thấy thắc mắc vì sao nó lại trở thành đặc sản Lào Cai bởi không chỉ mùi mà cả về hình thức cũng không hề hấp dẫn được thực khách, chỉ khi dũng cảm thử một lần thì bạn mới có thể tìm được lý do.
Thắng cố được làm từ thịt và nội tạng của ngựa cùng với 12 nguyên liệu truyền thống khác như: thảo quả, hoa hồi, quế chi, xả, gừng, mắc khén, … Thịt và nội tạng đem rửa sạch cắt thành những miếng nhỏ vuông vừa miệng đem ướp cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị, ướp là khâu cần thời gian để thịt ngấm đều. Xương được rửa sạch cho vào hầm nhiều giờ, sau đó mới cho thịt và nội tạng vào hầm chung. Đến khi thịt nhừ ra, nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng là món thắng cố đã hoàn thành rồi.
Thắng cố |
Để thưởng thức được món thắng cố nguyên bản thì bạn phải xách ba lô lên đi một chuyến tới chợ phiên của người H’Mông ở Sa Pa – Bắc Hà – Lào Cai. Bởi bản chất món ăn này khá đặc biệt nhiều người không ăn được nên người dân ở đây đã cải biến ít nhiều để phù hợp với khẩu vị của nhiều người hơn.
8, Táo mèo:
Táo mèo là một trong những đặc sản của Lào Cai, bởi tính chất của táo mà chia là 2 loại, loại 1 là giòn ngọt, loại 2 là chua chát. Táo mèo là loài cây rụng lá sớm cao tầm 2-3m; cành nhỏ màu nâu tía, khi già có màu nâu đen; nụ hoa màu nâu đỏ, có lông phủ ngoài; hoa mọc thành chùm 3-4 bông; cảnh hoa có màu trắng, thuôn dài gần giống với hình dạng quả trướng.
Táo mèo được biết đến với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như các bệnh về đường tiêu hóa, hỗ trợ chữa bệnh gan nhiễm mỡ, kháng khuẩn,an thần, cường tim, … Để táo mèo giữ được lâu mà vẫn giữ được tác dụng, người dân đã chế biến sơ qua và đem đi ngâm rượu uống lúc cần, hay đem rửa sạch cắt thành lát đem phơi khô cất túi sắc nước uống thay trà hàng ngày, …
Đặc biệt tác dụng quan trọng nhất của táo mèo là giảm mỡ máu rõ rệt bởi làm tăng việc bài tiết dịch mật tăng khả năng bài tiết Cholesterol từ đó giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt, giảm tích trữ Cholesterol ở thành mạch. Bạn có thể ghé mua khi tới Lào Cai vào tháng 9, tháng 10 thắm thú, du lịch, giải street.
9, Phở chua:
Nhắc đến Bắc Hà – Mường Khương – Lào Cai thì món ăn đầu tiên nghĩ tới sẽ là món phở chua. Phở chua đặc biệt hơn những loại phở khác bởi nó được làm từ bánh, không như những loại bánh phở bình thường khác bánh phở chua có màu nâu đặc trưng của loại gạo đỏ địa phương. Giống gạo này nấu thành cơm thì cứng nhưng khi đổ thành bánh phở thì đặc biệt thơm và mềm.
Nguyên liệu chính tạo nên hương vị phở chua là nước chua, nước chua sẽ đóng vai trò tạo nên hương vị truyền thống của phở chua. Với rau cải được rửa sạch đem ngâm cùng nước đường và chắt lọc kĩ càng để có được nước chua ngon. Gạo đỏ đem ngâm, rồi xay nhuyễn lọc thành nước và tráng, bánh không được mỏng quá hay dày quá, để nguội rồi mới chế biến.
Khi ăn chỉ cần trộn bánh phở, thịt lợn xá xíu, rau sống thái nhỏ, lạc cùng một chút nước chua, nếu bạn ăn mặn thì có thể thêm tí xíu muỗi cho vừa miệng. Bởi món phở chua ăn lạnh mới ngon nên đa số người dân ở đây cũng chỉ bày bán ở các chợ phiên trong Lào Cai vào mùa hè, còn mùa đông thì có khi chỉ có 1 2 quầy bán, hoặc là không có.
10, Rượu ngô Bản Phố:
Rượu ngô Bản Phố được người H’Mông và người Dao ở Bản Phố – cao nguyên Bắc Hà – Lào Cai tìm hiểu và chế biến ra. Rượu ngô Bản Phố được nấu bằng nước lấy ở Hang Đế, đây là “bí kíp” để rượu ngô Bản Phố đặc biệt thu hút khách du lịch ở khắp nơi trên thế giới. Với nguyên liệu không thể thiếu đó là ngô và men rượu.
Rượu ngô đặt bằng men Hồng My có màu trong suốt! |
Với men được ủ từ một loại cây thảo mộc dễ dàng tìm thấy ở Bản Phố, Bắc Hà đó là bông hồng mi với hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Ngô là giống ngô vàng của người Mông vùng cao, trên những vách núi cao từ 6 – 7 thán, ngô sau thu hoạch, giữ nguyên bắp đem phơi khô, ủ men dần. Lúc cần chỉ cần cho vào nồi luộc chín, trộn với bột men theo tỷ lệ nhất định, ủ kín khoảng 5 – 7 ngày là có thể chắt ra nhâm nhi cùng bạn bè, khách khứa rồi.
Rượu ngô có thể uống cùng nhiều đồ nhắm, ví như thịt trâu gác bếp, chấm chẳm chéo hay bên nồi thắng cố nóng hổi, cùng thời tiết se se lạnh mà nhâm nhi cùng ly rượu ngô nho nhỏ thì còn gì bằng. Những ngày chợ phiên mở cửa là người dân lại tranh thủ đem chút rượu ra bán.