Thứ Bảy

Thái Nguyên: Top 10 món ăn đặc sản Thái Nguyên hot nhất!

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, cách trung tâm Hà Nội chỉ tầm 75km. Hạ tầng giao thông đầy đủ đường bộ, đường sắt. Với đường bộ bạn có thể đi dọc quốc lộ 3 đây là tuyến đường huyết mạch nối Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội, đường sắt thì có một chuyến tàu QT1 duy nhất vào lúc 16h20. Thái Nguyên được biết đến bởi nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, không chỉ thế nơi đây còn có rất nhiều món ăn đặc sản vô cùng độc đáo, mang đậm chất núi rừng Đông Bắc. Hãy cùng 1top.vn khám phá top 10 món ăn đặc sản Thái Nguyên bên dưới nhé!

1, Bánh Cooc Mò:

Nghe đến cái tên có lẽ đa số những đứa trẻ thành thị sẽ thấy lạ lẫm và không biết hình dạng kích thước nó thế nào. Nhưng đối với những đứa trẻ ở Thái Nguyên thì đây lại là một phần thưởng, chỉ những đứa trẻ chăm ngoan, vâng lời cha mẹ thì mới đáng được nhận. Bánh Cooc Mò còn được gọi là bánh quê, là thứ đặc sản lâu đời của người Tày. Bánh có hình dạng như hình chop nhọn giông giống với sừng bò, trong tiếng Tày sừng bò gọi là cooc mò nên tên bánh ra đời như thế.
Bánh Cooc Mò
Nguyên liệu làm bánh cooc mò không phức tặp lắm chỉ cần gạo nếp, lá dong hay lá chuối cùng chút lạc. Người dân thường lựa những lá xanh mượt, không bị rách hay sâu đem đi rửa sạch để ráo nước hoặc lau khô. Gạo nếp được ví như “linh hồn” của bánh cooc mò, phải lựa loại gạo tròn đều, trắng, được nhặt sạch thóc và sạn đem vo đến khi được nước gạo trong suốt thì để ngâm khoảng vài giờ rồi đổ gạo vào rổ hay rá. Khi gạo đã ráo nước thì trộn lẫn gạo với lạc giã nhỏ, thêm chút gia vị cho vừa miệng. Sau đó cho hỗn hợp gạo lạc vào trong lá dong cuốn thành hình chop nhọn buộc chặt bằng các sợi được chẻ mỏng từ cây giang hoặc cây mỡ đều được.
Bánh mooc mò bóc ra sẽ có màu xanh tựa màu của bánh chưng, bánh vừa rắn vừa dẻo mang mùi thơm thanh khiết của đồng quê. Đây còn là món quà dành tặng cho các bé vào ngày đầy tháng hay thôi nôi bởi vậy nó còn chứa đựng cả tình cảm, ước mong của ông bà, bố mẹ. Chỉ với 20.000 đồng bạn có thể mua được cả một xâu bánh cooc mò tại các chợ phiên, đem về ăn hay để tặng mấy đứa nhóc trong nhà như một phần thưởng chúng được nhận.

2, Cơm lam Định Hóa:

Cơm lam Định Hóa là món ăn khá phổ biến của người dân vùng Thái Nguyên, là sự hòa quyện giữa nước và lửa, giữa lửa và ống tre. Ngày trước cơm lam thường theo người dân đi nương, phát rẫy, vào rừng đốn cây, … dần già nó trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất. Để có được món cơm lam Định Hóa ngon thì phải chọn được loại gạo nếp dẻo, thơm, ngon.
Cơm lam Định hoá
Gạo nếp đem vo sạch, ngâm nước vài giờ rồi cho vào rá để ráo. Lúc nấu chỉ cần cho gạo nếp đã ngâm cùng lượng nước vừa đủ (khoảng 3 phần gạo 2 phần nước) vào ống tre non hay nứa còn tươi, để khi hơ qua lửa thì phần cơm bên trong chín mà không bị cháy, tinh chất của ống tre, nứa được thấm trọn vào bên trong ngấm dần vào từng hạt gạo. Bịt thật chặt bằng lá chuối non.
Cơm lam được xoay trở đều, đến khi màu xanh tươi của ống tre, nứa ngả màu cùng mùi thơm quyến rũ tỏa ra thì lúc đó món cơm lam đã chín và hạ bếp được rồi. Khoang cơm mịn màng như khúc giò mang vị ngọt thơm của gạo, cùng hòa quyện với hương vị nhẹ nhàng của tinh hoa đất trời. Đây là món ăn đặc sản Thái Nguyênmà bạn không nên bỏ qua khi đặt chân tới vùng đất này.

3, Bánh chưng Bờ Đậu:

Bánh chưng Bờ Đậu có lịch sử lâu đời có lẽ cách đây gần 60 năm rồi, nghe người dân kể lại người khai tổ cho loại bánh này là bà Nguyễn Thị Đấng, người ở xã Cổ Lũng. Ngày trước người dân nơi đây chỉ theo tục lệ gói bánh để thờ cúng ông bà tổ tiên, sau tiếng lành đồn xa nên nhiều người đã tìm tới để mua về những chiếc bánh chưng thơm ngon hiếm có, dần trở thành đặc sản của Thái Nguyên.
Bánh chưng Bờ đậu
Bánh trưng Bờ đậu được người dân gói 100% bằng tay với những nguyên liệu chính là : gạo nếp cái hoa vàng, gạo nếp vải, đỗ xanh nguyên lõi, thịt lợn, lá dong. Gạo nếp cái hoa vàng trộn cùng gạo nếp vải được người dân nhập chủ yếu từ vùng núi Bắc Hà, mang về đảo khô đến khi hạt trắng tinh, trộn thêm chút muối để đó khoảng 3 – 4 tiếng. Nhân làm khá tốn công bởi đỗ xanh nguyên lõi đem về xay nhuyễn đem bọc lấy miếng thịt bản to đã được ướp tiêu. Lá dong phải lựa những lá bánh tẻ không bị rách. Khi gói xong đem luộc qua đêm trong vòng 12 tiếng, trên ngọn lửa của than đá để giữ nhiệt lâu hơn.
Nếu bạn đến đây vào giáp tết thì bạn sẽ được chiêm ngững khung cảnh tấp nập của người dân khi mang bánh đi bán, nơi đông nhất có lẽ là ngã ba Bờ Đậu bởi đây là trung tuyến nối quốc lộ 3 và quốc lộ 37.

4, Trám đen Hà Châu:

Trám đen là một loại cây thân một, tuổi thọ có thể lên tới trăm tuổi. Tràm có tràm đực và tràm cái, tràm đực không đơm hoa kết quả chỉ có tràm cái có mà phải trồng từ 7 đến 8 năm thì cây mới ra hoa kết quá. Tầm tháng 2 thì cây ra hoa, chín quả vào khoảng tháng 7, quả tram có hình thoi, khi chín tràm có màu đen, cùi tràm màu vàng, hạt tràm nhọn ở 2 đầu, nhân có mà trắng ngần. Do thổ nhưỡng ưu ái nên tràm ở Hà Châu –  Thái Nguyên bùi, thơm, chặt thịt hơn tràm ở các vùng khác bởi vậy tràm đen Hà Châu trở thành đặc sản của Thái Nguyên.
Trám đen hà Châu
Tràm chế biến được nhiều món như tràm om – đem tràm ngâm vào nước ấm từ 15 – 20 phút thì cho ra đĩa, khi ăn phải chấm với tương quê và ăn kèm với miếng thịt ba chỉ thì mới thưởng thức hết được vị ngon của tràm, tràm nấu – tràm được om chín, cho thêm chút muối, đun nhỏ lửa đến khi sôi lăn tăn đem đổ vào vại ăn dần, …
Nhiều thực khách tới tìm mua nhưng số lượng tràm luôn ở tình trạng “ cung không đủ cầu”, nhiều người phải đặt mua cả cây từ khi tràm mới đơm quả. Người dân nơi đây đang cố gắng nhân rộng giống cây tràm lên nhằm đưa tràm đen đến được với nhiều người hơn.

5, Trà Tân Cương:

Cái tên trà Tân Cương có lẽ không còn lạ đối với người dân Việt Nam nữa rồi. Đây là loại trà đặc sản của vùng đất Thái Nguyên, trà có màu xanh đen xoăn chặt, cánh chè gọn nhỏ, trên bề mặt cánh trà có nhiều phấn trắng.
Theo kinh nghiệm của các bô lão thì trà được đánh giá theo bốn tiêu chuẩn gồm: Thanh – màu nước xanh ánh vàng mật ong, Sắc – cánh cong như móc câu, đều đặn, nhìn thẳng màu đen, nhìn nghiêng thì xanh, Vị – đậm đà, bùi, ngầy ngậy, có mùi cốm trong miệng, lúc mới uống có vị chát êm, uống xong có vị ngọt lắng sâu trong vị giác người thưởng thức, Thần – hương thơm quyến rũ, chỉ có ở trà, không thể lẫn vào thức uống nào khác. Khi uống đem lại sự sảng khoái, thăng hoa cho người thưởng trà.
Trà Tân Cương
Mỗi dịp cùng bằng hữu ngồi lại tâm sự mà bên cạnh có chén trà Tân Cương thì còn gì bằng. Trà Tân Cương là món quà tinh tế để mua tặng bạn hiền hay người thân gửi gắm bao tình cảm trân thành. Bởi hương vị tự nhiên như thế mà trà Tân Cương đã thu hút không ít du khách tới Thái Nguyên tìm mua ngay lấy một gói trà ở các cửa hàng như cửa hàng ở:  KCN Yên Bình – Phổ Yên – Thái Nguyên (Đối Diện Cổng 1 KCN SamSung), Trần Hưng Đạo  – TP Sông Công – Thái Nguyên,…

6, Tôm cuốn Thừa Lâm:

Tôm cuốn Thừa Lâm là món ăn truyền thông mang đậm hương vị của vùng đất Thừa Lâm. Vào những dịp Tết hay những ngày nhàn rỗi anh em khắp nơi về tụ họp thì tôm cuốn Thừa Lâm lại được đem ra nhâm nhi vài ly rượu, anh em trò chuyện dăm ba câu. Tôm chế biến không khó nhưng buộc nguyên liệu phải tươi ví như tôm, thịt nạc hay mỡ heo,rau sống, … Món tôm cuốn không cần đến bánh tráng để cuốn chỉ cuốn thô rồi cứ thế chấm mắm mà ăn thôi.
Tôm cuốn Thừa Lâm
Lựa tôm nên lựa loại nhỏ bằng ngón tay út, đem ngâm nước vo gạo tầm 15 phút, rửa sạch xâu vào que để chiên tôm không bị cong. Trứng đem rán mỏng, cắt thành từng sợi dài tầm 5 – 6 cm. Thịt rửa sạch cho luộc chín cũng thái sợi chỉ dài 5 – 6 cm. Rau ăn kèm gồm cần ta, hành, mùi tàu, tía tô, xà lách… Riêng cần ta và hành ta nên trần qua nước sôi cho mềm, để khi cuốn ta dùng hành cuốn quanh như bó mạ. Có thể ăn với nước mắm chanh ớt hay có thể tự pha chế theo khẩu vị.
Tôm cuốn Thừa Lâm còn tượng trung cho tình đoàn kết, mêm thương nhau của con người nơi đây. Khi tới đây thực khách đừng bỏ quên món này mà hãy dành chút ít thời gian nếm thử hương vị quê hương này nhé.

7, Nem chua Đại Từ:

Nem chua Thanh Hóa hay nem chua làng Vẽ thì có lẽ ai cũng đã biết rồi, nhưng còn một loại nem chua khác cũng ngon không kém chính là nem chua Đại Từ. Các loại nem chua thông thường chỉ cần bóc ra và ăn ngay được, riêng nem chua Đại Từ thì không như thế. Khi bóc lớp vỏ ngoài đi thì người ăn phải đưa phần nem này nướng qua lửa than hay chiên sơ qua thì mới ăn được.
Nem chu đại từ
Nguyên liệu chủ yếu là : thịt nạc mông, tỏi, rượu, hạt tiêu, thính, lá ổi và lá chuối tươi. Thịt được làm sạch, lọc kỹ, thái mỏng tường miếng nhỏ, rồi trộn đều với tỏi băm nhuyễn, tiêu say, rượu trắng, thính gạo giã mịn. Nếu bạn đã thấy người dân Thanh Hóa làm nem thì nay nem chua Đại Từ cũng được cuống tương tự như vậy.
Nem được cuốn chặt thì mới ngon, để tầm 3 – 4 ngày thì nem mới chua và ngon hơn. Khi đem nướng bằng lửa hay lò vi sóng thì vẫn sẽ không làm đánh mất hương vị thơm ngon của nem. Muốn mua được một xâu nem phải đến  3 xã: Văn Yên, Ký Phú và Yên Mỹ thì mới mua được.

8, Đậu phụ Bình Long:

Đậu phụ Bình Long có nguồi gốc từ Hưng Yên, để xây dựng vùng kinh tế mới người dân Hưng Yên đã mang theo bí quyết làm đậu phụ tới Thái Nguyên. Giờ đây, đậu phụ Bình Long trở thành sản vật đặc biệt của người dân địa phương. Mỗi ngày mỗi hộ tại đây làm từ 20 – 30kg đậu. Với công thức chế biến không quá cầu kì nhưng đòi hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì qua nhiều công đoạn.
Đậu phụ Bình Long
Nguyên liệu chính là đậu được lấy ngay trên vùng đất Thái Nguyên với những hạt đậu to, tròn, đều khoác bên ngoài màu vàng óng – màu đặc trưng của đậu. Để có được mẻ đậu theo yêu cần thì khâu đổ nước chua là quan trọng nhất, bởi nếu ít nước chua quá thì đậu nát quá còn nhiều thì lại làm đậu cứng. Đậu phụ Bình Long khác với các loại đậu khác là được ép trong khuôn lớn tầm 1kg.
Giá đậu không cao tầm 20.000 đồng thì ta có thể mua được 1 kg đủ để mang về chế biến được nhiều món ăn ngon cho gia đình rồi. “Tiếng lành đồn xa” nên hiện nay trong khu vưc Thái Nguyên đã xuất hiện nhiều hàng đậu mang nhã hiệu đậu phụ Bình Long để khi thực khách ghé qua dễ dàng ghé lại thưởng thức.

9, Tương nếp Úc Kỳ:

Tương nếp Úc Kỳ là nghề truyền thống của không ít gia đình ở Thái Nguyên và chất lượng thì tuyệt hảo. Người dân nơi đây chủ yếu ủ tương vào mùa hè với thu, bởi mùa này thời gian ủ nhanh gấp 2 lần so với thời gian ủ mùa đông mà tương còn có được hương vị như mong muốn. Nguyên liệu chính là hạt lúa nếp Thầu dầu, đây là nguyên liệu đặc biệt để tạo nên sự khác biệt của tương nếp Úc Kỳ với bất kì loại tương nào khác.
Tương nếp Úc Kỳ
Gạo nếp Thầu dầu được nấu thành cơm, các hạt gạo chín đều, không bị khô cứng, rồi trải ra nia sạch phơi đến nguội thì dùng lá ngái úp lên để ủ, đến khi nào bên trên bề mặt xôi xuất hiện mốc có màu vàng hoa cau. Hạt đỗ được làm sạch đem rang chín rồi say cho vỡ hạt rồi đổ vào chum sành ngâm chung với nước muối. Ngâm khoảng 2 tuần thì thử nếu có vị ngọt thì cho xôi mốc vào ủ thêm 1 – 2 tháng thì mở nắp nếu thấy tương nhuyễn đặc màu vàng sậm như mật, nếm có vị ngọt thơm đậm đà thì được.
Nhờ vào hương vị thơm ngon vốn có mà tương nếp Úc Kỳ giờ đã trở thành một thương hiệu, với số lượng du khách tới tìm mua ngày một tăng. Nhiều nhà ở xã Úc Kỳ – Thái Nguyên đã mở rộng quy mô làm tương nhằm đáp ứng nhu cầu của thực khách.

10, Bánh ngải:

Nghe cái tên có vẻ lạ, nhưng đây lại là món ăn đặc sản của người Tày ở Thái Nguyên, với nguyên liệu chính làm nên hương vị bánh ngải là lá ngải, gạo nếp, lá chuối và đậu xanh để làm nhân. Qua nhiều khâu chế biến khá công phu để có được chiếc bánh mang đủ hương vị hăng hăng, thơm lạ của ngải quyện cùng vị ngọt, dẻo của nếp.
Bánh ngải
Đỗ xanh được ngâm qua đêm rồi đem đồ chín, trộn cùng đường phên đã thái nhỏ. Gạo nếp được đem xay thành bột nước, rồi cho vào túi vải sạch treo lên đến khi bột khô dẻo thì đem xuống nhào trộn cùng lá ngải đã thái nhỏ và đường phên. Cứ nhào đến khi thấy bánh chuyển dần màu đen sậm, bánh dẻo quánh lên thì mới bắt đầu gói bánh. Gói bánh cần đến lá chuối là những lá bánh tẻ không bị rắc hay thủng, đem rửa sạch lá treo khô hay dùng khăn khô lau đều được. Sau khi gói xong thì xếp bánh vào chõ, bắc lên bếp nấu chín.
Bánh ngải là sự kết hợp hoàn hảo của núi rừng. Nếu bạn có dịp ghé Thái Nguyên vào dịp Tết Thanh minh, rằm tháng 7  thì sẽ dễ dàng được thưởng thức món bánh ngải đặc sản dan rã nơi đây, đặc biệt là Phù Lương – Định Hóa – Võ Nhai bởi đây là khu đồng bào dân tộc Tày sinh sống.