Thứ Bảy

Điện Biên: Khám phá top 10 món ăn đặc sản Điện Biên bạn chưa biết!

Điện biên là một tỉnh thuộc Tây Bắc, nơi đây thu hút du khách với khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ đây là là một quần thể các di tích lịch sử ghi lại chiến công của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược. Bạn có thể tới đây bằng xe máy với chặng đường khoảng 500km. Nếu ngại xa thì  xe giường nằm là lựa chọn của bạn, tại Bến xe Mỹ Đình hàng ngày nào cũng sẽ có xe chạy trên tuyến này. Đến đây bạn vừa được thưởng thức chiến tích lịch sử vừa được thưởng thức ẩm thực đậm chất Điện Biên ở nơi đây, hãy cùng Bắc Hà Food tìm hiểu một số món ăn đặc sản Điện Biên nào:

1, Gà đen Tủa Chùa:

Gà đen Tủa chùa theo tiếng người H’Mông gọi là Ka Đu, là một giống gà đặc sản Điện Biên mà không nơi nào có được. Đây là giống gà xương đen của người dân H’Mông, gà có bộ lông xước toàn thân phủ một lớp lông tơ mềm như lông thú. Được gọi là gà đen nhưng chỉ thịt xương là đen còn lông lại có nhiều màu như: đen, xám, trắng, vàng,… Gà có sức đề kháng rất cao, ví như vào mùa đông nhiệt độ hạ xuống tới 4 hay 5 độ mà gà vẫn phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh. Người dân coi giống gà này như một tài sản quý giúp người dân vượt qua khó khăn.
Ka Đu là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng axit glutamic rất cao đây là một trong những chất có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic như: mất ngủ, nhức đầu, ù tai,… Người dân ở đây thường dùng thịt gà nấu cháo cho trẻ nhỏ hay phụ nữ đang mang thai, xương thì đem ngâm rượu hay nấu cao cho người già, người đau ốm uống bồi bổ.
Giá gà đen Tủa Chùa khoảng từ 140.000 đồng/kg đến 170.000 đồng/kg, dễ dàng tìm mua lấy vài con ở huyện Tủa Chùa để đem về làm quà cho gia đình và bạn bè. Mua gà đen xin truy cập link tại đây!
Gà đen

2, Xôi chim Mường Thanh:

Nếu bạn đến Điện Biên vào mùa lễ tết thì bạn sẽ được thưởng thức món xôi chim. Với xôi được người dân dùng nấu là loại gạo nếp nương, đây là gạo nổi tiếng với vị ngọt thơm, mềm dẻo, cùng với thịt chim được lựa chọn từ những con chim non mới ra ràng. Chim nón mới ra ràng là loại chim được tầm 10-15 ngày tuổi, vào thời điểm chim ra ràng chính là thời điểm mới tập tành kiếm ăn, đây là giai đoạn thịt có vị ngọt nhất, ngon nhất.

Xôi được người H’Mông nấu bằng chõ gỗ, chín nhờ hơi, đồ hai lần ta sẽ được một chõ xôi thơm dẻo. Sau đó bày xôi lên mâm bằng một cái ếp tre, có nắp đậy để xôi được nóng lâu ấm lâu. Thịt chim được lựa chọn kĩ sau cho vào nồi luộc chín bày ra đĩa ăn kèm với xôi hay bạn có thể băm nhỏ thịt đem chiên hành mỡ trộn lẫn với xôi rồi thưởng thức. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thơm dẻo của xôi quyện cùng vị béo ngọt của thịt chim non mới ra ràng.
Đã đến đây thì bạn hãy ghé xem vài khu chợ phiên vùng cao như: chợ phiên Tả Sình Nhàng, chợ phiên Bắc Hà, chợ phiên Xá Nhè,… ở đây bạn sẽ được thấy được phần nào nét văn hóa của người dân vùng cao đồng thời còn tìm mua được cả xôi chim Mường Thanh một món ăn đặc sản Điện Biên nữa đấy.
Xôi

3, Thịt lợn xay hấp lá chuối:

Với nguyên liệu chính là thịt lơn ta có thể tìm kiếm và mua lấy vài kg để đem say và làm món thịt lợn hấp lá chuối này, nhưng với công thức đặc biệt cùng đôi bàn tay khéo léo của người dân tộc thái mà món ăn trở nên khác lạ, đặc biệt mà ít nơi nào có được. Cách làm thịt lợn xay hấp lá chuối không khó nhưng cần sự kiên trì, bởi phải hấp cho thịt mềm ra dính chặt lại với nhau thì lúc đó ta mới được một món ăn đúng chất Điện Biên.
Thịt được người dân lựa chọn những miếng thịt tươi, đem xay nhuyễn nêm nếm gia vị vừa ăn thì cho vào lá chuối gói lại sao cho trong thời gian hấp lá không bị bung ra. Thịt lợn xay hấp lá chuối cần hấp cách thủy tầm 50 đến 60 phút để thịt mềm quyện lại với gia vị, kết dính lại với nhau, khi ăn ta bỏ ra cắt thành miếng nhỏ bày ra đĩa.
Khi ăn sẽ cảm nhận được vị thơm của thịt cùng mùi thơm thoang thoảng của lá chuối chắc chắn sẽ để lại trong bạn một dấu ấn không thể nào quên với món ăn đặc sản Điện Biên này.
Thịt lợn hấp

4, Vịt om hoa chuối:

Nguyên liệu chính của món ăn được bật mí ngay ở cái tên vịt om hoa chuối là: vịt và hoa chuối.Vịt om hoa chuối là món ăn quen thuộc của người dân bản địa, nếu bạn ghé vào một nhà dân ở Điện Biên thì món ăn này chắc chắn sẽ được người dân bày ra để tiếp đãi. Món này sẽ khiến bạn cảm nhận được phần nào sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ Thái.
Khác với các gia đình ở miền xuôi, hầu các món ăn của người dân Điện Biên đều được gói kín, chặt trong lá chuối, lá dong và vịt om hoa chuối không ngoại lệ. Vịt làm sạch cắt thành từng khúc vừa miệng cho vào nồi ướp với các loại gia vị như: gừng xả, mặc khén, … sao cho vừa miệng. Hoa chuối được chọn những búp còn non thái lát mỏng, rồi ngâm ngay vào nước muối để hết nhựa, sau đó đổ vào rổ để ráo. Thịt vịt ướp tầm 1 tiếng thì cho trộn cùng hoa chuối đã ráo nước trộn đều đổ ra lá chuối gói kĩ, sau đó cho vào nồi om tầm 3 tiếng.
Thịt được om nhiều giờ nên mềm, khi ăn vào vị ngon ngọt của thịt cùng mùi hương thoang thoảng của lá chuối và hoa chuối đủ để khiến bạn phải gật gù khen ngợi. Nếu bạn là người thành phố thì hoa chuối là loại hoa tương đối lạ, vậy mọi lý do đều có đủ cả bạn còn ngại gì không tìm đến những quán ăn dân tộc trong vùng để nếm thử hương vị này nào.
Vịt om hoa chuối

5, Sâu chít:

Sâu chít sống trong thân cây chít, cây le hay cây đót đây đều là những cây mọc hoang ở khu vực Trung Du và miền núi phía Bắc. Vì sâu chít chứa hàm lượng protein rất cao có loại cho sức khỏe, không chỉ thế theo nghiên cứu sâu chít còn giúp phục hồi thương tổn hệ miễn dịch cho cơ thể, chỉ số sinh sản, bước đầu hỗ trợ bệnh ung thư có xạ trị. Sâu chít được mệnh danh là “Đông trùng hạ thảo” của Việt Nam.
Muốn lấy được sâu chít khá khó khăn bởi nó sống trong thân cây, mình phải cắt về chẻ đôi để lấy được chít có màu vàng ngà, dài tầm 35mm. Sâu chít chế biến được nhiều món ăn nhưng chủ yếu là được người dân đem phơi khô, say thành bột, mỗi lần nấu cháo thì sẽ cho một chút vào ăn cùng. Đối với các bạn nhậu thì sâu chít được cho vào chai, chum để ngâm rượu.
Sau khi công dụng của sâu chít được công bố thì lượng người đến đây tìm mua sâu ngày càng nhiều nên một số nhà côn trùng học đã và đang thực hiện đề tài “nuôi sâu để khai thác bền vững”.

6, Bánh khẩu xén:

Bánh khẩu xén nguyên liệu chủ yếu là sắn tươi, trồng trên những vách đá, nhờ vào điều kiện tự nhiêu phù hợp mà sắn nơi đây không cần chăm sóc nhiều mà sắn vẫn ra củ. Bánh khẩu xén là món ăn đặc sản của người dân huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Đặc biệt khẩu xén được làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên, không cần chất bảo quản nhưng nếu bảo quán khéo thì có thể giữ được 1 năm vẫn sẽ có được hương vị nguyên bản.
Sắn được người dân hái từ sáng sớm để kịp làm trong ngày. Sắn về làm sạch bỏ đi những phần bị đen, bị hư trong củ, đem xay nhuyễn. Bánh khẩu xén thường có 4 màu là trắng, tím, đỏ, vàng để được những màu này thì sau khi say nhuyễn người dân sẽ cho trộn cùng những màu tự nhiên nh từ gác, hoa “phón”, lá cây rừng,… Sau đó cho đường sữa trộn đều, cán mỏng phơi khô rồi đem vào cắt thành từng miếng nhỏ lại mang phơi thêm một lần nữa đến khi bánh khô hẳn. Khi ăn chỉ cần bỏ ra một lượng vừa đủ đem chiên giòn.
Bánh khẩu xén được coi như một loại bánh phồng tôm của người dân nơi đây. Nó dần trở thành đặc sản, ẩm thực văn hoa của người dân nơi đây. Bạn có thể tới huyện Mường Lay để có thể thấy đầy đủ quy trình sản xuất của người dân và tại đây cũng bán bánh khẩu xén để đem về làm quà cho bạn bè, người thân.
Bánh khẩu

7, Canh bon:

Canh bon với nguyên liệu chỉ gói gọn trong khu vườn của người dân tộc Thái, tuy nguyên liệu dễ kiếm là vậy nhưng người đầu bếp phải tốn công nhặt hái. Nguyên liệu chính là rau bon còn gọi là khoai nước, tuy nhiên để tăng hương vị người dân còn thêm chút da bò hay da trâu cùng các gia vị nêm nếm vừa phải.
Người dân ở đây có thói quen làm thịt gác bếp, với da họ cũng làm vậy để tích trữ lâu dài. Da được người dân đem xuống hơ lửa cho chín phồng rồi dùng dao cạo đi lớp cháy đen bên ngoài để được màu vàng óng thì rửa sạch, cho vào nồi xào qua với cà chua sau đó đổ nước vào ninh. Rau bon được người dân mang về rửa sạch tước vỏ như tước rọc mùng đem ngâm nước cho hết nhựa. Khi da đã nhừ thì cho rau bon ninh tầm 10 -15 phút thì cho thêm  cà đắng, mắc khén, sả, tỏi, ớt vào nồi đến khi dậy mùi thì tắt bếp nồi nêm nếm thêm chút gia vị cho vừa miệng. Người dân ở đây thường cho thêm chút  gạo nếp đã giã thành tấm vào để tăng độ sánh của canh.
Canh bon nổi tiếng khắp vùng tới tai của các thực khách nên nhiều người dân địa phương đã chủ động mở các quán ăn bán món này. Nếu tới Điện Biên thì bạn hãy tới và ăn thử món này chắc chắn sẽ để lại dấu ấn trong lòng bạn.
Canh bon

8, Măng đắng:

Đến Điện Biên vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 bạn sẽ được thưởng thức món măng đắng – đặc sản Điện Biên. Măng mọc trên những dãy đồi, sườn núi, sẽ nhú lên mặt đất nhanh nhất vào mùa mưa, nhưng người dân nơi đây thường hái vào thời điểm măng chưa nhú ra khỏi mặt đất bởi lúc này búp măng trắng nõn trông đẹp mắt và ngon hơn.
Măng có vị đắng đặc trưng khiến thực khách không thấy chán hay ngán món ăn này. Ban đầu người đân nơi đây chỉ cho măng vào luộc chấm chẳm chéo sau còn nghĩ ra được rất nhiều cách chế biến để tăng hương vị của măng đắng như nem mang đắng – người dân dùng lá măng để bọc thịt gà tơ; măng xào lá lốt – thịt ba chỉ cùng măng thái lát, lá lốt thái sợi, thịt xào săn lại cho măng vào xào chín cuối cùng cho lá lốt cùng gia vị nêm nếm cho vừa; …
Vào mùa của măng đắng khắp các chợ Điện Biên đều bày bán măng đắng với giá tầm 10.000 – 12.000 đồng/kg.

9, Bắp cải cuốn nhót xanh:

Nhót có lẽ không còn lạ với mọi người nhưng bắp cải cuốn nhót xanh lại là món ăn lạ lẫm với nhiều người. Đối với những ai hiện đăng thèm chua hay là tín đồ của đồ chua và đang ngại nấu nướng thì bắp cải cuốn nhót xanh chính là dành cho bạn bởi nguyên liệu chủ yếu để làm món này rất dễ tìm kiếm.
Nghe người dân khuyên nên chọn những trái nhót non – nhót non xanh mướt, hạt còn đang mềm, chua rôn rốt lại xen chút vị chát. Một lưu ý khi ăn là bạn phải lau sạch đi lớp phấn bên ngoài vì chúng có thể gây nên những cơn ho ngứa nơi cổ họng. Bắp cải được lựa chọn những lá vừa không dà hay non quá đem rửa sạch, có thể cắt ra tầm 3 ngón tay để dễ cuốn hoặc có thể để cả lá ăn tới đâu xe tới đấy cuộn lại chấm chẳm chéo –  đây là nước chấm đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Còn có thể cuộn chung cùng ít tỏi, rau thơm hay gừng tùy khẩu vị mỗi người.
Ăn bắp cải cuốn nhót xanh sẽ ngon hơn khi ăn đông người, cùng ăn cùng cười nói cùng sụt sịt vì cay, vì chua, bởi thế mà những quán ăn bán bắp cải cuốn lại mọc lên phục vu cho nhu cầu tụ tập kể với nhau đủ chuyện trên đời.
Bắp cải cuốn nhót

10, Gạo Điện Biên:

Gạo Điện Biện được trồng trên cánh đồng Mường Thanh nằm gọn giữa lòng chảo Điện Biên, được che chắn, được tận hưởng không gian yên ả của núi rừng để vun đắp lên những hạt gạo thơm ngon nhất- kết tinh của núi, của rừng, của song. Gạo Điện Biên không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang tới tận các nước láng giềng. Gạo mang hương vị rất riêng, hạt nào hạt nấy đều tăm tắp, màu trắng đục, vị đậm dẻo, thoang thoảng mùi thơm.
Gạo
Gạo chưa nấu ta đã ngửi thấy được mùi thơm của gạo, nay khi nấu lên mùi thơm ngọt của gạo sẽ bay thoang thoảng khắp gian bếp. Khi gạo chín thành cơm ăn vào sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi của gạo, ăn kèm với món ăn nào cũng ngon. Không chỉ vậy người dân còn làm nên một món ngon cũng được coi là đặc sản nữa là cơm lam, đem chấm với chẳm chéo là một món ăn tuyệt đỉnh.
Vì là giống gạo có tiếng nên nhiều người đã tìm đến Mường Thanh để mua về làm quà hay cất vào bao, thùng để dành ăn dần.