Tổng quan về các chế độ chính trị (Phần 1)
Bài viết này nhằm nêu hiểu biết của tác giả về các chính trị qua những cái nhìn cá nhân mới mẻ về thời cuộc của những người thế kỷ 21.
Xin chào các bạn, khi nói đến chế độ chính trị thì ai cũng rơi vào những cuộc tranh cãi triền miên không dứt, nhưng đa phần là do họ ca ngợi chế độ mình đang thích và phản bác những điểm yếu của người khác. Các cuộc tranh cãi này nhiều khi trở thành đánh nhau và chiến tranh, nhưng theo ý kiến của mình vì người ta thiếu thông tin và có nhiều suy nghĩ thiên lệch, chủ yếu do cảm tình và suy luận phi logic theo kiểu “ Mỹ mạnh cái gì cũng đúng” . Nay tôi xin bổ sung những cái nhìn tổng quát hơn về các chế độ chính trị thông qua các hiểu biết về lịch sử và hiện tại. Vì là quan điểm cá nhân nên không thể nào chính xác toàn vẹn các bạn có thể xem như tài liệu tham khảo cũng được. Tác giả cũng sẽ cố viết theo kiểu bình dân mà không dùng những từ ngữ khó hiểu.
Tổng quan về các chế độ chính trị (Phần 1) 'Không ai muốn bị thua cuộc' |
Ưu điểm của chế độ trực tiếp bầu cử chính là: Làm an lòng dân. Người dân có cảm giác như họ làm chủ tất cả mọi thứ. Người lãnh đạo họ chọn cũng không dám làm điều gì sai trái vì họ có thể bị người dân bỏ phiếu khai trừ khi họ muốn, họ gọi là dân chủ.
Khi quốc gia lãnh thổ vượt ra ngoài quy mô thành phố hay bộ lạc, người dân không thể nào quan sát lãnh đạo của họ để có thể kiểm soát dễ dàng hành vi của ông ta. Lãnh đạo cũng không thể nào chạy quanh lãnh thổ quốc gia mình để chứng minh cho từng người dân cái tốt cái xấu của mình. Vì người dân không thể quan sát nên không thể nào phán đoán tình hình thật chính xác. Đó là lý do Hi Lạp Cổ Đại dân chủ chỉ tồn tại ở các thành phố tự trị như Aten, Spata với dân số khoảng vài chục nghìn người.
Những kẻ mị dân xuất hiện: Rất nhiều triết gia giải thích về kẻ mị dân nhưng nói ngắn gọn dân dã là giỏi tài ăn nói nhưng chẳng có năng lực làm việc – Những người này dùng hầu hết thời gian công sức để trau chuốt vẻ ngoài, ngôn từ xảo trá, lừa gạt công chúng, thời gian diễn thuyết còn nhiều hơn thời gian giải quyết vấn đề quốc gia. Công chúng bị thuyết phục bởi những lời nói mùi mẫn điên rồ và sự hứa hẹn không bao giờ thực hiện được. Giống như siêu lợi nhuận khủng từ bán hàng đa cấp vậy.
Không thể nào đảm bảo bí mật quốc gia: Mỗi quốc gia đều phải có bí mật riêng, từ bố trí quốc phòng, mua sắm trang bị đến bắt giam những kẻ làm loạn. Nếu người dân nào cũng có quyền biết thì kẻ địch cũng dễ dàng biết được, đó là điều không thể nào chấp nhận được.
Lãng phí tài nguyên và nguồn lực quốc gia: Không ai muốn bị thua cuộc dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan, việc họ sử dụng tài nguyên và nguồn lực quốc gia để vào những việc tranh cử, vận động quần chúng, mua chuộc lá phiếu để có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cứ sắp đến.
Dân chủ của kẻ giàu: Nếu bạn là người nghèo thì khó lòng mà để cho 50k dân Athen biết đến bạn, tiền đâu mà bạn tổ chức các cuộc thuyết trình, đãi họ ăn và vận động tranh cử. Các quý tộc giàu có thì dư khả năng, dẫn đến nền dân chủ bị méo mó và trở thành một chế độ phục vụ cho những kẻ có tiền. Từ thời cổ đại con người đã biết dùng tiền bạc mua quyền thế để lũng đoạn chính trị, đây là một sự thật dẫn đến sự thất bại của các thành bang dân chủ.
Mình đã nêu ra một vài ưu khuyết điểm của chế độ dân chủ sơ khai dựa trên lá phiếu, sau thời dân chủ thì đa phần các quốc gia này bị thôn tính bởi một thế lực mạnh hơn đó là nền quân chủ hay còn gọi là chế độ phong kiến. Nhược điểm của chế độ này chính là ưu điểm của chế độ khác, đó là một sự thật mà chúng ta phải nhìn nhận.
“Lấy sử làm gương soi thì biết sự hưng suy” – Lý Thế Dân
Bài viết chỉ thể hiện sự nhận thức cá nhân của tác giả về chế độ chính trị, nếu có gì chưa đúng xin vui lòng đóng góp commend bên dưới. Khổng Tử nói – Phước tại thụ gián” Người nào biết nghe lời khuyên can người khác là người có phước.
(Còn Tiếp)
Giang Nguyễn