Chủ Nhật

Giá lợn xuống thấp quá mức nên huy động giải cứu hay cư xử kiểu Mỹ?

Nhiều người học kinh tế có lẽ không quên về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản. Trước hết để hiểu về nền kinh tế và cuộc khủng hoảng chúng ta đi tìm hiểu về nó trước:

Diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

- Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ.

Giá lợn xuống thấp quá mức nên huy động giải cứu hay cư xử kiểu Mỹ?
Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, ...v.v... bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá.

Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nươc` tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 193, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, ... đều có khủng hoảng kinh tế.
- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản. Chính phủ Mĩ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la trong việc trợ cấp này.

Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.

Hậu quả :
- Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân thật là khốn khổ.

- Thứ nhất là nạn thất nghiệp. Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang. Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp. Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.

- Thứ hai
là tiền lương bị giảm xuống rất nhiều. Ở Mĩ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 % . Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40% . Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản. Do đó đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực. Năm 1931, riêng thành phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.

Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Nó làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy yếu.

Giờ quay lại nền kinh tế Việt nam những năm gần đây

Những năm gần đây Việt nam có rất nhiều lần huy động toàn lực các cuộc giải cứu nông sản, thịt vv... đáng chú ý nhất là các cuộc giải cứu Chuối, Thanh Long, Lợn.
Các cuộc giải cứu này huy động người dân chịu khó ăn thêm một chút đồ thừa của người khác làm ra, nôm na như vậy, vì sản xuất thừa mà người ta đã dùng đủ thì muốn ăn thêm có nghĩa là bạn phải chấp nhận bỏ thêm tiền. Cái gì thừa quá nhiều cũng gây tổn hại đến kinh tế, bạn ăn nhiều thì sinh ra béo phì và sẽ nhanh gặp ông bà tổ tiên hơn, bạn ăn nhiều thịt cũng sinh ra các bệnh về tim mạch, béo phì, rối loạn chuyển hóa vv...vì vậy mọi thứ phải ở giới hạn nhất định của nó, thừa thịt bạn tham gia giải cứu thịt thì bạn phải chấp nhận mua nó bỏ đi, hoặc mua nó về để ăn cố, nhưng ăn nhiều quá sẽ chán ngấy, chưa kể phải tăng cường thêm tiền bổ trợ cho các loại bệnh sau này. 

Hệ lụy nhìn thấy rõ nhất là cuộc giải cứu dưa Quảng thành công của năm trước, người ta tung hô ghê lắm, vì đã cứu vớt được bà con trong cơn hoạn nạn, tình người như vậy thật là trân quý biết bao. Nhưng người ta không ngờ đến năm sau vẫn cuộc giải cứu y như thế được huy động, người dân lại kêu gào thất thu, bán hòa vốn, mong cộng đồng cứu vớt. Và một lần nữa những người tình nguyện hiệp nghĩa lại tham gia, có vẻ lần này khó khăn hơn, khi người dân liên tục mua dính dưa non, kém chất lượng. Nếu cứ sử dụng lòng thương hại thì sau này người ta sẽ ỳ lại vì sản xuất chạy đua theo giá ồ ạt, thừa hàng không bán được lại mở miện kêu giải cứu, lúc đó bạn chỉ tạo lên cho người ta sự thụ động vào cộng đồng mà không tự mình suy nghĩ cách tốt hơn như: tìm đầu ra, tìm mối, ký kết thỏa thuận trước, có đầu ra ổn định mới sản xuất vv...

Việc giải cứu diễn ra những năm gần đây ngày một nhiều, đặc biệt nghiêm trọng nhất là giải cứu lợn, đây là công cuộc khó khăn, vì lợn là thịt, khác với các loại nông sản rễ ăn, hoặc rễ bỏ đi, với giá trị của thịt lợn cao hơn rất nhiều với việc mua dưa, hay chuối. Ăn nhiều thịt lại không tốt cho cơ thể vv...

Đến cuộc giải cứu này thì mình không tham gia nữa mà quay lại theo kinh tế học, theo những gì mình học và áp dụng vào kinh doanh. Có nghĩ là đã đến lúc chúng ta cư xử theo kiểu thượng lưu rồi, mọi thứ phải để thị trường tự điều tiết (kinh tế thị trường kiểu Mỹ). Chỉ có như vậy thì sau này chúng ta mới không oằn lưng ra để tham gia vào những cuộc giải cứu kiểu tương tự như vậy nữa. 

Và hãy cư xử kiểu thị trường vốn có, và hãy chấp nhận bán rẻ, hoặc đổ đi như người Mỹ đã từng làm khi xưa. Mọi thứ dư thừa quá mức phải được đưa lại vị trí ban đầu, không thể bắt ép người mua theo kiểu ban pháp lòng thương hại được nữa. 

Ai đồng ý thì share còn ai ném đá thì comment đi em xin nhận hết. Thà đau một lần để nền kinh tế Việt nam tốt lên còn hơn kiểu ban phát lòng thương hại nuôi sống ặt èo người khác như thế mãi. Cứ vậy thì chẳng bao giờ có cạnh tranh công bằng và lành mạnh được. Kinh tế kiểu lòng thương hại thì cũng mãi chỉ là một thằng ăn mày lay lắt qua ngày không khá lên được mà thôi.

David Nguyen