Thứ Bảy

ỦNG HỘ DƯA HẤU Ư? Quên mẹ đi nhá! Một phường lợi dụng và lười nhác!

Đây là bài viết của bác Hiếu Chí Trần về việc giải cứu dưa hấu năm nay, xin trích toàn bộ nội dung cho các bạn đọc và nêu quan điểm.

(Đừng chửi tôi vội! Vì chưa chắc bạn đã từng bỏ nhiều tiền để mua dưa ủng hộ nông dân hơn tôi đâu)

Năm 2015, tôi cũng từng nửa đêm lê la mua hàng xe dưa hấu ủng hộ bà con nông dân...
Năm 2016 lại mua hàng trăm kg
Năm nay 2017 lại vẫn thấy rộ lên phong trào: Lại thấy hàng chục tấn dưa chờ cứu...

> Vấn đề là: Dưa vẫn vậy: rất nhạt và tởm ! Càng ngày càng tởm !!! (Nghe nói cho lợn ăn chúng còn chê)

Và tôi tin chắc là có mua hết cho dân, năm sau vẫn có ngần đấy mớ dưa chất lượng kém bán rẻ ra thị trường: phá giá thị trường và ảnh hưởng tới những người bán dưa tốt và làm ăn nghiêm túc !

Một quả dưa được phản ánh là non, cùi dày và nhạt.
Tôi không ghét nông dân, và cũng không coi thường họ: nhưng qua những đợt dưa này, Tôi chợt thấy mình ngu ngốc ... và nhận ra lòng tốt của mình cùng với nhiều người nữa đang bị cái NGU DỐT VÀ Ỉ LẠI của những người nông dân kia lợi dụng !

Năm nay tôi sẽ không làm chuyện tốt nửa chừng như vậy !
và cũng kể cho các bạn câu chuyện:

Ngày xưa tại một làng chài nọ, có một thanh niên chuyên nghề đi câu cá kiếm sống để nuôi vợ con, trên đường về thấy một người ăn xin hình như đã đói khát năm ba ngày, với vẻ mặt tiều tụy khốn khổ. Chàng thanh niên thương tình, bắt trong giỏ cá của mình vừa đi câu về, cho người ăn xin một con cá.

Người ăn xin đã nướng ăn và tạm thời qua cơn đói khát.

Chàng thanh niên về đến đầu xóm vui vẻ kể lại câu chuyện mình đã làm được một việc thiện ích để cứu một người hoạn nạn. Khi nghe nói như thế, anh bạn hàng xóm lắc đầu và nói rằng, việc làm của anh như vậy chưa chắc là đã giúp cho người kia sống tốt hơn.

Cho con cá chỉ là bước đầu để giúp người kia qua cơn đói khát, đó là điều tốt, nhưng cậu hãy nên cho người ăn xin cái cần câu, để ông ta tự mình đi câu kiếm sống hằng ngày mới được.Ngày hôm sau chàng thanh niên đó rủ thêm anh bạn hàng xóm đó cùng đi câu cho vui để có người tâm sự chuyện trò. Khi trở về, hai người gặp lại người ăn xin kia đang nằm chèo queo bên vệ đường với vẻ mặt hốc hác. (Vẫn hốc hác khi ăn hết con cá lần trước)

Chàng thanh niên thấy thế tội nghiệp quá, liền cho người ăn xin cá và anh hàng xóm thì cho người ăn xin cái cần câu.

Cả hai trên đường đi về nhà trong tâm trạng hân hoan vui vẻ vì đã làm được một việc thiện ích. Trong lúc hai người đang hào hứng bàn tán sôi nổi về việc nên cho con cá hay cái cần câu, thì họ lại gặp một người đi đường khác, liền kể sự việc cho người đó nghe và mong rằng anh ta góp ý dùm.

Anh bạn này lại lắc đầu nói: Các cậu làm như vậy vẫn chưa là giải pháp tốt nhất! Cho người ăn xin con cá hoài thì họ sẽ ỷ lại mà không chịu siêng năng làm việc? Còn cho họ cái cần câu rồi mà không chỉ cho ông ta, cách câu như thế nào để ông ta câu được nhiều cá.

Nếu như vậy sẽ không giúp người đó thể hiện lòng tự trọng và tích cực siêng năng làm việc để kiếm miếng ăn. Cuối cùng ba người cùng kết bạn với nhau và ngày hôm sau cả ba người cùng tiếp tục đi câu cá. Khi trở về, ba người vẫn gặp người ăn xin đang nằm cheo queo, bỏ chiếc cần câu nằm kế bên. (Mặt vẫn hốc hác)

Chàng thanh niên trẻ nhất, lại tiếp tục cho người ăn xin cá, còn anh bạn hàng xóm sửa lại cái cần câu, anh bạn mới thì nói về phương pháp câu cá một cách chi tiết và tỉ mỉ, từ mắc mồi câu cho đến phương pháp câu từng loại cá….

Lần này có khác hơn, cả ba trở về trong tâm trạng đầy phấn khởi lạc quan, tin chắc rằng từ nay trở về sau người ăn xin sẽ không còn sợ bị chết đói nữa.

Trên đường đi về ba người lại gặp ông già thông thái, một người từng trải nghiệm và đã gắn bó cả cuộc đời với nghề đi câu, cả ba hào hứng kể lại câu chuyện người ăn xin.

Nhà thông thái ngẫm nghĩ một lát rồi lắc đầu nói: “Các cậu đã làm những việc như thế rất hợp đạo làm người, thế nhưng ta vẫn nghĩ người ăn xin kia vẫn bị đói khát như thường, vì quan niệm sống của họ quá thiển cận và bi quan. Và chắc chắn người ăn xin đó vẫn chịu đói khát bởi thói quen chấp nhận số phận đã an bài.

Các cậu biết nguyên nhân vì sao không? Cả ba chàng thanh niên đều ngơ ngác, mong nhà thông thái giải thích cho tường tận dùm. Nhà thông thái vừa cười, vừa nói: Thứ nhất là người ăn xin quen sống với nghề này nhiều năm, nó đã ngấm vào xương máu và tủy của ông ta, đó là thói quen thâm căn cố đế của một số người quan niệm rằng số mình như vậy, nên không cần phải siêng năng làm lụng, bươn chải để kiếm miếng ăn.

Chính vì vậy, ta phải hướng dẫn cho ông ta cách suy nghĩ về quan niệm sống bằng cách tin sâu nhân quả, tin chính mình quyết định cuộc đời?

- Thứ hai là, ai cũng có thể biết không phải cứ thả mồi xuống là đã có cá liền, đôi khi phải kiễn nhẫn câu cả tiếng, cả buổi…có khi cả ngày không được con nào. Muốn câu được cá, người đó phải kiên trì bền bỉ để đạt được mục đích.

- Thứ ba là có một yếu tố cực kỳ quan trọng, tại sao cả đời ông ta chỉ đi ăn xin, đó chính là niềm tin mù quáng của ông ta đối với số phận của mình.

Có lần tôi hỏi anh ta. Sức khỏe của ông vẫn dồi dào như vậy, tại sao không học một nghề gì đó để kiếm sống hoặc có thể đi câu cá cùng với mọi người?

Ông ta không cần suy nghĩ liền trả lời ngay: “Ông và người khác giỏi, tôi không thể nào theo ông được, tôi sinh ra là đã mang thân phận của kẻ ăn xin rồi, cha mẹ tôi ngày trước cũng làm nghề cái bang, số tôi khổ từ trong bụng mẹ, tôi đành chấp nhận số phận đã an bài! "

Câu chuyện được dừng lại nơi đây, quay lại những người trồng dưa:


- Đừng đổ tại thị trường, đổ tại bị đầu mối lừa: vì chất lượng dưa như cứt ! Đầu mối họ không nhận là đúng ! Sòng phẳng và đừng nguỵ biện !

- Đừng LỢI DỤNG lòng tốt: Năm nay bị thì là đen đủi - năm sau tiếp tục bị thì là cố tình - năm sau nữa lại bị y hệt ... thì nghĩa là quá ỉ lại và đã xác định sẽ bán dưa qua đường "lòng tốt" > và thứ bạn đem đi đổi lấy "lòng tốt" là một sản phẩm tệ hại vô cùng (mà bạn đã có thể làm tốt hơn)

Tóm lại: Nếu người dân không ý thức được, thì có giúp cũng ko giúp được gì đâu !

ĐỪNG VAY MƯỢN LÒNG TỐT !

Nguồn: Hiếu Chí Trần