Thứ Bảy

20 câu nói giúp bạn thay đổi giá trị trong việc tu thân và đối nhân xử thế

Trải qua hàng trăm năm, những câu nói của người xưa vẫn mang giá trị trong việc tu thân và đối nhân xử thế.

1. Cần kiệm không lo nghèo túng, chăm chỉ không lo năng lực kém.

Muốn cải biến sự nghèo khó thì cần chú ý ở hai điểm: Một là chi tiêu, hai là tiết kiệm. Khi muốn thay đổi tình trạng nghèo túng, không có cách nào khác ngoài việc làm bạn với tiết kiệm. Sinh ra đã mang trong mình sự vụng về thì cũng không nên nản lòng, chỉ cần có đức tính cần cù chịu khó thì vẫn có thể đạt được mục tiêu.

2. Trung có giả trung, Hiếu có giả hiếu, nhưng nhìn “trung hiếu” hai chữ này không phải ở bề mặt thể hiện ra. Giả nhân, giả nghĩa cùng tập trung trong một người thì hẳn người đó là người vô cùng gian ác.

Có một loại tâm “Trung” bị coi là “giả trung”, cũng có một loại tâm “Hiếu” bị coi là “giả hiếu”, từ đó có thể nhận biết được hàm nghĩa thật sự của hai chữ “Trung” “Hiếu”. Cũng như thế, hành vi nhân nghĩa cũng có dối trá ở bên trong “giả nhân”, “giả nghĩa”.

20 câu nói giúp bạn thay đổi giá trị trong việc tu thân và đối nhân xử thế
3. Đừng sợ sa ngã

Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.

4. Đừng đánh giá thấp bất kỳ ai

Mỗi người đều có điểm mạnh của riêng mình, và không ai hoàn toàn là “đồ vô dụng” cả. Cho nên, đừng đánh giá thấp người khác để rồi phải hối hận!

Bớt phóng túng tính tình của bản thân, thường xuyên bảo trì tâm thái bình tĩnh, bởi vì khi bị kích động con người sẽ làm ra rất nhiều sự tình gây hậu quả không thể vãn hồi được.

5. Lúc vui dễ bị lỡ lời

Nói nhiều tất nói hớ, đặc biệt là trong lúc vui mừng. Kỳ thực tâm thái lúc đó là thiện, là tốt, muốn thổ lộ, chia sẻ hết ra những gì muốn nói ở trong lòng. Nhưng ngay cả khi tâm bị kích động thì lời nói vẫn phải trầm ổn, bởi vì lời một khi đã nói ra thì không thể thu hồi lại được.

Cổ nhân nói: “Vui không thể vui đến cực điểm”. Bởi vì khi con người ở vào cực độ của vui thì “tuyến phòng ngự” của tâm lý sẽ không còn. Thông thường sẽ không giữ được miệng mà nói những lời làm tổn thương người khác hoặc những lời không phù hợp, dẫn đến hối tiếc không kịp.

6. Lúc tức giận dễ bị thất lễ

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như tức giận với người nhà, bạn bè, mọi người khác thì không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người mà còn làm tổn hại lớn đến sức khỏe của bản thân. Thời điểm tức giận, mọi người thường quên mất hạn độ mà làm ra những việc thất lễ và hối hận. Vì vậy, mỗi người nên học cách tự kiềm chế bản thân mình, bình tĩnh trước mọi sự việc xảy ra.

7. Lúc buồn đau dễ bị mất nhan sắc, tinh thần

Nhan ở đây không chỉ là dáng vẻ bề ngoài mà còn chỉ trạng thái tinh thần. Cho nên, khi đối mặt với đủ loại buồn đau trong cuộc đời cần tiết chế, suy nghĩ tích cực hướng về phía trước, đừng để tinh thần suy sụp không vực dậy được.

Trung y cho rằng, đau buồn có thể làm tổn hại đến sức khỏe. Biểu hiện là sắc mặt thảm đạm, thê lương, thần khí không đủ, làm suy giảm nội tạng của bản thân.

8. Thống khổ chỉ là một chút thoáng qua

Kỳ thực, trong cuộc sống rất nhiều khi chúng ta cảm thấy mình quá khổ, càng nghĩ khổ, chúng ta lại càng chìm đắm trong đó. Nhưng khi quay đầu lại nhìn, bạn sẽ phát hiện ra rằng, thống khổ chỉ là một chút thoáng qua. Học được “buông”, cuộc sống mới vui vẻ. Khi bạn nắm giữ càng chặt thì càng không có cách nào tự kiềm chế bản thân. Học được cảm ơn, thuận theo tự nhiên và nhớ rõ nguyên tắc “nhân quả”, bạn sẽ sống được tự tại.

9. Tính tình khác thường, không phải biểu hiện của người tốt, cũng bởi từ lòng dạ hẹp hòi, suốt ngày thấy bất an, suy nhược tinh thần mà chết sớm. Người mà ngôn ngữ chanh chua, bởi vì thiếu tu khẩu nên khiến mọi người xa lánh mà trở nên cô độc, người khác không muốn giúp đỡ khiến cho bản thân phúc phận ngày càng kém.

10. Người không nhìn xa trông rộng, trong cuộc sống rất dễ bị ảnh hưởng và nghe lời của người nhỏ mọn mà thông đồng làm việc xấu, rồi dần dần mất đi tư cách con người. Tư tưởng mà quá cao, dễ sinh ra nói như rồng leo mà làm thì như mèo mửa, không muốn làm việc nhỏ nên khó thành nghiệp lớn.

11. Những sai lầm lớn đều do ngẫu hứng nhất thời tạo thành vì vậy cần phải học tính cẩn thận.

12. Khi xuất hiện vấn đề, cần tìm nguyên nhân ở bản thân, không được oán trách người khác. Đây là đạo lý tự xét mình.

13. Giao lưu bạn bè một cách tùy tiện không bằng đóng cửa lại và đọc sách. Đọc một cuốn sách hay giống như đối thoại với người cùng tư tưởng, hơn nữa sách chính là người bạn tốt và rất giỏi.

14. Gặp nhiều khó khăn càng giúp rèn luyện tính chịu khổ, làm được những việc mà người bình thường không thể làm, tiếng thơm để lại muôn đời, là chỗ mà mọi người có thể trông cậy. Đối với những sự việc phát sinh sai lầm, không đi trách móc, uốn nắn, thì sẽ không vì lời nói mà rước họa vào thân.

15. Khi giao lưu cùng bạn bè, nên học hỏi điều tốt của họ, mới có thể được lợi ích. Đối với lời dạy của bậc Thánh hiền, cần nên chuyên tâm làm theo từng chút một, như thế mới có thể hiểu được mức thâm sâu của những lời dạy ấy.

16. Người làm tổn thương mình cũng rất đáng thương bởi vì họ cũng bị áp lực thúc đẩy, không tự chủ được bản thân

Bên trong mỗi người đều có nổi khổ riêng không muốn người khác biết đến. Hãy mỉm cười và chúc phúc cho người mà bạn không thích! Đối với người mà bạn yêu thương, hãy chân thành đối đãi là được rồi!

Người xưa thường nói: “Người đang làm, trời đang nhìn“, ẩn sâu bên trong đều là có nhân quả an bài. Hãy bảo trì tâm tính lương thiện đối đãi người khác, thời thời khắc khắc nhắc nhở bản thân mình làm người lương thiện. Bạn nhất định sẽ có một tương lai tươi sáng!

17. Lúc mừng rỡ dễ dàng bị sơ xuất trong việc giám sát

Lúc mừng rỡ thường sẽ cảm thấy việc gì cũng vừa ý, vừa mắt, hài lòng, khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu sẽ bị suy giảm, khả năng suy xét cũng bị xem nhẹ. Vì vậy sẽ bị sơ xuất trong việc không xem xét kỹ một vấn đề, một sự việc hay một người nào đó. Từ đó dẫn đến đánh giá sai lầm.

Có câu nói: “Đắc ý quên hình”. Con người vào lúc quá đắc ý, quá mừng rỡ sẽ khó tránh khỏi có cái nhìn sơ xuất mà đánh mất nhiều thứ.

18. Sợ quá dễ bị mất khí tiết

Khi bị quá sợ hãi, bị sợ hãi trấn áp nội tâm của bản thân thì sẽ dễ đánh mất nguyên tắc và lập trường của bản thân mình. Từ đó mà không thể tìm ra được lựa chọn chính xác và không cách nào giải quyết được vấn đề.

19. Chất chứa nhiều thì ắt sẽ mất mát nhiều

Người chất chứa quá nhiều dục vọng danh lợi thì nhất định sẽ phải lao tâm lao lực, hao tổn tinh thần, kết quả cái mất đi sẽ càng lớn. Người tham lợi lộc nhất định sẽ yêu thích vật phẩm quý giá, nhưng khi chất chứa càng nhiều những vật phẩm quý giá thì lại khiến cho người oán giận, đố kỵ càng nhiều lên, kết quả sẽ khiến bản thân bị tai họa bất ngờ.

Sống trên đời, danh lợi, tài phú thực sự là vật ngoại thân. Đừng vì quá truy đuổi những điều này mà làm nguy hại bản thân. Như vậy chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, “cái được không bù nổi cái mất”.

20. Ai không giả dối, ai không dễ thay đổi, không ai là ai của ai hết

Ai không giả dối, ai không dễ thay đổi, không ai là ai của ai hết. Hà tất phải coi một số người, một số chuyện quan trọng đến thế. Cứ đơn giản rồi sẽ thấy bình yên.

Phong Linh (TH)/Khoevadep