Thứ Bảy

Tập Cận Bình là chính trị gia “quyền lực nhất thế giới”

Cover của Economist tuần này gọi Tập Cận Bình là chính trị gia “quyền lực nhất thế giới” sau ĐH 19 bắt đầu từ ngày 18/10 tới.

Nixon nói với Mao Trạch Đông rằng những gì ông viết đã “thay đổi thế giới”, Jimmy Carter ca ngợi Đặng Tiểu Bình là “thông minh, cứng rắn, thẳng thắn, dũng cảm”, Bill Clinton gọi Giang Trạch Dân là “người có tầm nhìn” và “đặc biệt thông tuệ”, Tập sẽ vượt hết những chính trị gia này. Trung Quốc của Mao đầy hỗn loạn, dưới thời Đặng thì đang “ẩn mình chờ thời” và đang bắt đầu những Thâm Quyến cùng cải cách mở cửa sau giai đoạn Cách mạng Văn hoá đẫm máu đau đớn, Giang Trạch Dân lèo lái Trung Quốc vào hội nhập WTO, vào G7+1 để rồi nhanh chóng trở thành G2 của thế giới. Tập sau ĐH 19 đang sẵn sàng để trở thành số 1 khi mọi điều kiện về nguồn lực, thế lực đang chín muồi. Và bản thân Tập ko muốn chỉ dừng lại ở 2022 khi đã củng cố được quyền lực tuyệt đối trong mấy năm vừa qua.

Tập Cận Bình là chính trị gia “quyền lực nhất thế giới”
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của ông có thể nghe khó hiểu nhưng thông điệp thì rõ: hàng trăm tỷ USD của TQ sẽ được đầu tư ra ngoài để xây đường sắt, cảng biển, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng khác để “giúp” các nước. Những hỗ trợ kiểu vậy từng là dấu ấn của Washington, như với chương trình Marshall Plan ở Tây Âu sau Thế chiến 2. Với một Trump tư duy “Nước Mỹ trên hết” và rút dần vào chủ nghĩa biệt lập, Tập đang nhanh chóng và quyết liệt lấp những “khoảng trống” mà Washington để lại hoặc lơ là.

Ngoài châu Á, Tập đã cho mở căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở nước ngoài ở Djibouti (châu Phi), hải quân TQ đã đi tuần xa hơn như ra tận cửa ngõ của NATO ở biển Baltic mùa hè năm nay (cùng quân Nga).

ĐH 19 giờ chỉ xoay quanh đồn đoán Vương Kỳ Sơn sẽ nghỉ hay ở lại tiếp tục là cánh tay phải của ông Tập khi công cuộc tập trung quyền lực của ông về căn bản đã hoàn tất trên hầu hết tất cả các mảng: quân đội, chính quyền địa phương, trung ương,... và kể cả “sắp xếp” nhóm chính trị gia kế nhiệm (hãy nhìn Tôn Chính Tài).

Economist nói quyền lực tuyệt đối kiểu vậy là nguy hiểm và ko ai nên có quyền lực kiểu đó - lịch sử đã từng có Mao và Cách mạng Văn hoá. Quyền lực tuyệt đối như vậy cũng ko tốt cho thế giới hay khu vực bên ngoài. Thế giới ko muốn một nước Mỹ rút dần về chủ nghĩa biệt lập hay một Trung Quốc hùng mạnh mà độc tài. Bi kịch là chúng ta có thể phải hứng cả hai scenarios thật tệ này.

Nguồn: linkhay, chi tiết