Thứ Bảy

Viết gì cũng được nhưng đừng để người ta biết tuổi và khuôn mặt bạn

Viết gì cũng được, nhưng cốt nhất là đừng để người trong mạng xã hội biết tuổi và khuôn mặt bạn. Bởi ở cuộc sống hiện tại, số đông thiếu lý chí nhiều hơn số đông trí thức sẽ khiến bạn nhận lại không tí gạch đá.

Nhiều người vẫn hay nói với tôi rằng, sao ông viết nhiều trên báo chí vậy mà đến nửa bài trên trang cá nhân tôi cũng chẳng thấy ông post lại? Tôi cười mỉm trả lời, ở cái trang cá nhân tôi đơn thuần chỉ để nó là nơi giao lưu anh em bạn bè thân thiết. Viết bài trên đó, rồi dư luận, rồi những anh em trẻ trâu, công nhân, và lao động hàng ngày rảnh rỗi vào comment tranh luận thì nó thành đống rác.

Viết gì cũng được nhưng đừng để người ta biết tuổi và khuôn mặt bạn
Chẳng phải tôi khinh ai, chê ai, nhưng ở một xã hội đang chuyển biến văn hoá, nhận thức, trí thức và kinh tế, thì điều ấy không thể tránh khỏi. Xã hội bùng nổ, internet phổ cập, smart phone mỗi người vài chiếc thì việc những bài viết đúng đủ, có lý lẽ mà người đọc lại không đủ hiểu thấu hết sẽ bị ném gạch đá tới tấp.

Các bạn thường thấy, người có trí thức sẽ ít tranh luận trước số đông bảo thủ. Bởi nếu tranh luận ở đó, cái họ nhận được chỉ là tư duy của những người yếu thế hơn mình. Các cụ xa xưa đã từng nói "gảy đàn tai trâu" dù có cố gắng đến mấy thì con trâu cũng không thể nào cảm được cái hay của âm nhạc. Sự lệch hướng về tư duy, suy nghĩ cũng là một điều đáng ngại, đáng tranh luận.

Lâu rồi tôi có đọc một bài viết về người Nhật, ở đó họ hỏi "vì sao người Nhật miễn nhiễm với những thông tin độc hại trên mạng xã hội" các bạn biết vì sao không?

Ông giải thích, việc người Nhật không ồn ào trên mạng xã hội có khá nhiều nguyên nhân, thứ nhất là họ hiểu việc đưa thông tin lên mạng là một hành vi cộng đồng, trong đó nó có thể đưa ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực. Thứ hai, họ tin vào thông tin từ những người có chuyên môn, những người có khả năng đưa ra thông tin chính xác.

Nhưng ở Việt Nam việc các GS, TS hay những nhà bình luận có tiếng khi nói đến một khía cạnh đụng chạm nào đến quyền lợi của số đông, thì điều đầu tiên họ nhận được là gạch đá dư luận chứ không phải là sự góp ý, bàn bạc chi tiết về các vấn đề nảy sinh trong đó. Nhiều người muốn tham gia góp ý cũng không dám mở lời khi chứng kiến hàng nghìn lượt bình luận chỉ trích, ném đá vùi dập ở những stt ấy.

Xã hội khi số đông thiếu trí thức quá nhiều thì cũng là giai đoạn xã hội đang chuyển biến tích cực hơn. Bằng chứng là xưa kia, sự nghèo đói khiến họ chỉ chú tâm vào công việc, giờ thì họ đã biết chú tâm thêm ở dư luận, kinh tế quan. 

Nhưng tiếc rằng số đông, quá đông lại không phải là số người quyết định, nguồn lực kinh tế, trí thức của các vấn đề nội tại. Giống như trên thế giới tài sản chỉ nằm trong tay của chưa đầy 20% người giàu trên thế giới. Ví dụ như vậy để bạn đọc hiểu thêm rằng, đông chưa chắc đã là người nắm trong tay trọng trách của xã hội, kinh tế. 

Số đông chỉ đúng trong trường hợp lật một con thuyền, như bác Hồ xưa đã từng nói "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". 

Quyền lực của dân rất lớn, số đông ấy làm nên một đất nước. Nhưng ở phạm vi nào đó, nếu để quyền quyết định pháp luật, định hướng, kinh tế, xã hội vào số đông thì chẳng khác nào chuyện "hợp tác xã" năm xưa. "Canh chung không ai cho muốn, cha chung không ai khóc" là điều đã từng nhận được ở một thời kỳ quá độ.

Và nếu như giai đoạn hiện tại, người ta đòi cho mình bằng được cái quyền tự do ngôn luận thì cũng sẽ chẳng khác nào tự quay đường về với năm tháng sai lầm khi xưa. Bởi ở giai đoạn này trí thức, học vấn của quốc gia chưa đủ tầm để phổ cập như Nhật, Pháp, Anh, Mỹ vv...

Số đông không thể phủ nhận, bởi nó tạo nên một xã hội. Nhưng việc nghe theo số đông không phải là giải pháp phát triển. 

Cũng như việc bạn viết một bài luận mà đưa nhầm cho những người công nhân đọc vậy. Khi đọc xong họ chẳng giúp gì cho việc chỉnh sửa của bạn mà cái bạn nhận được là "viết kiểu đéo gì mà đọc chẳng hiểu gì" đúng là GS.TS chỉ được cái phức tạp hoá vấn đề. Xã hội hiện tại đang là vậy đấy. Vì thế nếu bạn có viết một bài nào đó mà ảnh hướng đến số đông, nói thẳng nói thật với yếu điểm của số đông thì đừng để người ta biết tuổi và khuôn mặt bạn. 

Hãy cứ làm như tôi nhắc, nếu không đến lúc nào đó mũi dìu dư luận quá lớn bạn sẽ không thể gánh chịu được đâu. Nó giống kiểu ai cũng biết cô giáo đang cầm trên tay là màu đen, nhưng người thứ nhất nói nó màu trắng, người thứ hai cũng bảo nó màu trắng, người thứ ba cũng nói nó màu trắng và người thứ N+ nói nó màu trằng thì đến lượt bạn, tôi dám chắc rằng bạn sẽ không dám nói nó màu đen được nữa. Bởi lúc này đến chính bạn cũng không hiểu nó màu gì, hay mình mù màu, hay do ánh sáng vv... vậy là bạn sẽ trở thành một kẻ lố với chính mình. Như vậy có buồn cười không?

Nguyễn Định