Thứ Bảy

Nhà có mật ong nhất định phải biết điều này: sau bao lâu thì mật ong hóa thành chất độc phải bỏ đi?

Mật ong chứa rất nhiều dưỡng chất, được cho là phương thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Tuy nhiên, câu chuyện gần đây về ông cụ sử dụng mật ong bị biến chất dẫn đến suy thận khiến chúng ta bàng hoàng. Cụ ông này đã dùng thuốc có thành phần mật ong rừng đã phân phối cách đây hơn 23 năm để chữa ho. Nhưng sau đó, đi khám bệnh cụ đã phát hiện ra bệnh khác đáng sợ hơn, đó là bệnh suy thận. Và nguyên nhân chính được bác sĩ kết luận là do ông đã dùng mật ong để lâu năm.

Quan niện sai lầm về mật ong để càng lâu càng tốt

Nhiều người quan niệm rằng mật ong rừng có thể để được lâu mà không hỏng, thậm chí là công dụng của mật ong trở nên tốt hơn nếu để lâu năm. Thực tế, mật ong cũng có hạn sử dụng như các thực phẩm khác. Hơn thế nữa, mật ong thương mại thường pha thêm các chất phụ gia, hoặc ong nuôi theo kiểu công nghiệp cho chất lượng mật không tốt, nên thời gian bảo quản mật ong không thể kéo dài. Đó là lý do tại sao chúng ta nên thay đổi quan niệm dự trữ mật ong lâu năm và coi mật ong là sản phẩm không có hạn sử dụng.
Nhà có mật ong nhất định phải biết điều này: sau bao lâu thì mật ong hóa thành chất độc phải bỏ đi?
Thông thường, người tiêu dùng nên bảo quản mật ong trong các lọ, bình thủy tinh tối màu, đậy nắp chặt, đặt ở những chỗ mát và khô thoáng. Trung bình, chúng ta chỉ nên ăn mật ong trong khoảng 2 năm. Nếu quá 2 năm, mật ong đã thay đổi giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn.

Nhận biết mật ong biến chất và nguyên chất:

Bằng màu sắc: mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi;

Bằng cách ngửi: mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu;

Bằng cách nếm: mật ong bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu. Càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men. Khi độ chua còn chấp nhận được thì mật ong tuy không còn được khuyến khích để pha uống nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn; nhưng lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, thấy trên bề mặt có bọt trắng, ngửi có mùi cay của rượu thì không nên dùng nữa.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn nằm ở chỗ mà mắt ta không thấy được, mũi không ngửi được, miệng không nếm được: Trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), thử độ độc hại của HMF trên động vật thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư…

Chất HMF này khi bảo quản mật ong rừng ở nhiệt độ càng cao thì sinh ra càng nhiều. Mật ong mới thu hoạch HMF là 1-5mg/kg, sau 100 – 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30-35 độ C thì HMF tăng thêm 200-300mg/kg. Trong câu chuyện đáng sợ được chia sẻ, lượng HMF trong mật ong mà ông cụ sử dụng (bảo quản 23 năm, với thời tiết Hà Nội trung bình mỗi năm có 80 ngày nóng trên 30 độ C) sẽ là 2.760-3.680mg/kg. Lưu ý rằng trong tiêu chuẩn nhập khẩu mật ong vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ thì hàm lượng HMF chỉ là 40-80mg/kg (tùy theo mật ong được sản xuất theo điều kiện của các nước châu Âu hay mật ong tại các nước nhiệt đới). Theo nhiều chuyên gia, có thể bảo quản mật ở nhiệt độ dưới 20 độ C ngay sau khi thu hoạch để lượng HMF không bị tăng một cách đáng báo động như vậy.

Sau câu chuyện của cụ ông bị suy thận do dùng thuốc chứa mật ong để lâu năm này, hi vọng rằng bạn sẽ thay đổi thói quen sử dụng và tích trữ mật ong đúng cách.

Những đối tượng tuyệt đối không được dùng mật ong

Mật ong được xem là một trong những thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhất. Nhưng không phải ai cũng có thể dùng được mật ong.
Mật ong ngọt ngào, thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, có thể cung cấp cho cơ thể hơn 60 loại glucose, vô cơ và hữu cơ, fructose, các enzyme giá trị, protein, và 18 loại axit amin khác.

Theo y học hiện đại, ngoài tác dụng điều trị bỏng, tê cóng và làm ẩm da, mật ong còn có vai trò rất tốt trong việc điều trị gan, lá lách, thận, phổi, ruột và các cơ quan khác.

Những đối tượng tuyệt đối không nên dùng mật ong:

Trẻ em dưới 1 tuổi

Theo báo Lao động, mật ong thường được nhiều bà mẹ tin dùng làm gia vị thêm nếm vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Nó còn được ví như thần dược để chữa đau họng. Vì thế nhiều bà mẹ thường cho trẻ uống mật ong để trị và phòng ngừa ho cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong. Mật ong trong quá trình pha chế, vận chuyển, dễ bị ô nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum vẫn thích nghi và có thể tồn tại trong nhiệt độ 100 độ C.
Trẻ em dưới 1 tuổi tuyệt đối không được sử dụng mật ong
Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, botulinum dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất tạo ra độc tố, gây ngộ độc.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn một tuổi vẫn nên cẩn thận khi uống mật ong và người lớn nên kiểm soát lượng tiêu thụ mật ong thích hợp.

Người vừa mới phẫu thuật

Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan. Với người mới phẫu thuật, mật ong thật sự là một thực phẩm bổ dưỡng bởi có nhiều dưỡng chất nên hay được sử dụng để bồi bổ cơ thể nhưng không nên dùng cho người mới phẫu thuật dậy.

Bởi lúc này cơ thể còn yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi gây ra các biến chứng như nghẽn khí, chảy máu trong các nội tạng.

Bệnh nhân tiểu đường

Trong 100g carbohydrate mật on có chứa: khoảng 35g, 40g đường fructose, khoảng 2 g sucrose và khoảng 1 g dextrin.

Glucose và fructose là loại đường đơn giản, có thể được hấp thu trực tiếp vào máu. Trong khi đó đường sucrose và dextrin sau khi thủy phân có thể được hấp thụ vào trong ruột dễ dàng mà không cần tiêu hóa. Do đó, những người có bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng mật ong làm gia tăng lượng đường trong máu.

Bệnh nhân xơ gan

Theo Giáo dục Việt Nam, Nói chung, bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong, vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan, nhưng ở bệnh nhân xơ gan không uống rượu mật ong, bởi vì nó sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.

Người bị bệnh huyết áp thấp

Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Do đó, những người có mức đường huyết thấp tuyệt đối không sử dụng mật ong bởi uống mật ong dễ gặp biến chứng.

Người bị bệnh thận

Người bị bệnh thận cần giới hạn lượng calo tiêu thụ hàng ngày, mà mật ong chứa rất nhiều calo, đặc biệt là ong để lấy mật được nuôi bằng đường. Ngoài ra, những người có các vấn đề về thận nên chú ý đến chế độ ăn uống như sau:

Chế độ ăn trong suy thận mạn nhằm mục đích hạn chế tăng urê máu, làm chậm lại tiếntrình suy thận mạn. Nguyên tắc là phải đủ năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng, đảm bảo cân bằng nước, điện giải.

Năng lượng: Người lớn: 35-40 kcal/kg/ ngày. Trẻ em: đảm bảo nhu cầu khuyến nghị theo tuổi. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ tinh bột và chấtbéo.

Chất béo (lipid): chiếm 20-30% tổng năng lượng. Chú ý các thực phẩm giàu các acid béo không no .

Tinh bột (glucid):Các thực phẩmgiàu glucid nhưng ít đạm như:sắn, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, miến dong, bột sắn dây. Chỉ ăn từ 100-150g/ngày tuỳ theo mức độ suy thận. Nên sử dụng các loại đường, mật ong, mật mía, kẹo ngọt.

Chất đạm (protein): Chế độ đạm đối với người lớn từ 0,4-0,8g/kg/ngày tùy theo mức độ suy thận.

Sử dụng đạm có nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như các thức ăn động vật (thịt bò, gà, lợn, vịt,cá, tôm, sữa…). Không nên ăn nhiều đạm thực vật như đậu đỗ vì các loại thức ăn này có nhiều kali. Hạn chế các thức ăn có nhiều photphat như gan, trứng. Tăng thức ăn nhiều calci như tôm, cá, sụn.

Đảm bảo cân bằng nước, điện giải: Ăn nhạt khi có phù, cao huyết áp. Nước: hạn chế khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu.
Hạn chế cácthực phẩm có nhiều kali như cam, chanh, bưởi, chuối, nho, đặc biệt quả khô và hạt khô. Trong trường hợp tiểu ít và vô niệu thì nên bỏ hẳn rau và quả, đề phòng tăng kali máu.

Một số lưu ý khi bảo quản mật ong

Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.

Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoi, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…

Nguồn: Gia Đình Việt