Thứ Sáu

Ngày này năm xưa, công tác chuẩn bị chiến đấu trước ngày giải phóng Miền nam 30/4

Vào chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ, vấn đề vận chuyển, tiếp tế đạn dược, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm từ hậu phương vào là rất khó khăn vì tuyến vận chuyển kéo dài, dọc đường luôn bị Hải Quân và Không quân địch uy hiếp đánh chặn, ngăn cản đội hình hành quân. Ngoài việc dựa vào sự giúp đỡ của nhân dân và thu hồi của địch. Quân đoàn 2 nhanh chóng chuẩn bị một khối lượng lớn vật chất và phương tiện vận chuyển bộ đội cho kịp thời gian. Đến nơi chiến đấu được ngay.

Thực hiện điều đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 chủ trương tận thu chiến lợi phẩm ở Huế, Đà Nẵng tạo nguồn dự trữ và trang bị cho đơn vị.
Ngày này năm xưa, công tác chuẩn bị chiến đấu trước ngày giải phóng Miền nam 30/4
Quân đoàn quyết định, thành lập mới một số đơn vị pháo 105mm, 155mm; bỏ lại một số Pháo trên núi, nhờ địa phương trông giúp, bộ đội " xuống núi " dùng pháo địch. Chỉ trong mấy ngày, Trung đoàn Pháo binh 68/304, Trung đoàn 84/325 mỗi đơn vị đưa vào biên chế thêm 2 đại đội Pháo 105mm; Lữ đoàn Pháo binh 164 tổ chức thêm 1 tiểu đoàn Pháo 155mm ( pháo tầm xa của địch). Lữ đoàn xe tăng 203 đưa vào biên chế thêm hàng chục xe bọc thép M113 và xe tăng M48. Ta cũng thu được của địch hệ thống xe Chỉ huy thông tin công suất lớn rất tiện cho chỉ huy chiến đấu trong hành tiến, các đơn vị bộ binh bổ sung máy VTĐ PRC 25 cho cấp tiểu đoàn, và súng Cối cá nhân M79 đủ cho mỗi tiểu đội bộ binh có từ 1-2 khẩu.

Cho đến trước ngày hành quân, Quân đoàn đã có lượng vật chất bảo đảm dùng trong một tháng. Cụ thể:
Lương thực, thực phẩm tự mang theo đơn vị trên từng xe là 30 ngày ( có 7 ngày lương khô)!

Đạn dược các loại, với vũ khí BB đủ 2 cơ số cho cấp đại đội; đạn hỏa lực từ 2-4 cơ số theo xe; ngoài ra Cục Hậu cần Quân đoàn tổ chức theo từng Cung, Trạm nhằm bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu liên tục, dài ngày.

Để bảo đảm vận chuyển lực lượng, phương tiện chiến đấu, Cục Hậu cần đã tổ chức tận dụng phụ tùng thay thế và tranh thủ sửa chữa ngày đêm để tăng đầu xe, pháo cho các đơn vị. Nhân dân TP Huế, Đà Nẵng huy động cho Quân đoàn 100 xe vận chuyển, có lái xe và phụ lái. Ta thu được 487 xe, huy động binh lính lái xe chế độ cũ tham gia vận chuyển lực lượng, phương tiện chiến đấu cùng bộ đội .

Có phương tiện vận chuyển cơ giới, việc bảo đảm nhiên liệu cho xe trở thành vấn đề cấp thiết. Để chủ động cũng cấp xăng dầu cho cuộc hành quân đường dài, Cục Hậu cần, được sự giúp đỡ của Quân khu 5, đã phái một tổ đi trước lo việc xét nghiệm, kiểm định số xăng dầu thu được đồng thời tìm nguồn tại thị xã Quy Nhơn, Tuy Hoà, Cam Ranh và Nhà Trang. Riêng xăng dầu theo xe là 2 cơ số, Quân đoàn tổ chức 14 xe Téc và xe Rơ moc kéo Téc đi sau đội hình các Khối bảo đảm cũng ứng đột xuất.

Ngày 05/04/1975, tại SCH Quân đoàn được thành lập tại Hoà Khương ( nơi hậu cứ Sư đoàn 3 ngụy ). Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Lê Quang Hoà phụ trách cánh quân Duyên Hải trực tiếp giao nhiệm vụ cho Quân đoàn : Khẩn trương hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, để đến ngày 07/05/1975 khối đi đầu xuất phát. Sau 18 ngày Quân đoàn phải có mặt ở khu vực Tập kết Chiến dịch.

Về lực lượng, để Sư đoàn 324 ở lại tham gia bảo vệ Huế và Đà Nẵng và làm dự bị cho Bộ. Quân đoàn được tăng cường Sư đoàn 3 bộ binh, tiểu đoàn 5 Thiết giáp QK5. Chuyên thuộc trung đoàn 46/QK5 cho Sư đoàn 325 cho đủ 3 Trung đoàn bộ binh. Ngoài ra, Quân đoàn được tăng cường 1 đại đội Tên lửa A72 từ hậu phương vào, khả năng sẽ đuổi kịp và gặp đội hình tại Ninh Thuận.

Về địch, có tin Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên đang gấp rút điều lực lượng ra Phan Rang lập tuyến Phòng thủ từ xa, cùng với Xuân Lộc chặn đường ta tiến công vào Sài Gòn- Gia Định. Bỏi vậy, Quân đoàn phải tổ chức tốt việc tiến công phá vỡ tuyến phòng thủ của địch, mở đường nhanh chóng đưa toàn Quân đoàn vào tập kết ở bắc Xuân Lộc.

Để bảo đảm hành quân đường dài, một số phái viên của BQP và các đồng chí Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Phó Tư lệnh QCPK - KQ, Phó Tư lệnh QK5 hình thành bộ phận tiền trạm của Bộ đi trước tổ chức giúp Quân đoàn. Về phương tiện, trên tăng cường thêm cho Quân đoàn Sư đoàn vận tải 571, Trung đoàn 83 Công binh Cầu phà và dùng tàu chiến chở Trung đoàn 9/304 từ Đà Nẵng vào Quy Nhơn.
Ảnh1, bức điện viết tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp .
Ngày 06/04/1975, Quân đoàn triệu tập cán bộ chủ trì các đoàn vị dự họp nghe phố biến nhiệm vụ và kế hoạch hành quân.

Theo mệnh lệnh cấp trên, đội hình Quân đoàn gồm: 3 Sư đoàn bộ binh ( 304, 325, riêng Sư đoàn 3 sẽ sát nhập tại Phan Rang); Sư đoàn PK 673; Lữ đoàn xe tăng 203; Lữ đoàn PB 164; Lữ đoàn CB 219; Trung đoàn Thông tin 463 và toàn bộ các đơn vị trực thuộc. Riêng Lữ đoàn 203 chuyển 2 đại đội thiết giáp của d3 sang d4, khung d3 ở lại Đà Nẵng huấn luyện tăng cường đưa vào sau.

Tổng số xe chở người, chở hàng là 2.276 xe. Xe tăng, thiết giáp 89 xe ( 54 xe tăng) . Xe kéo pháo là 223 chiếc ( 87 khẩu pháo do xe kéo các loại kéo, 136 khẩu pháo cao xạ). Tổng quân số tham gia hành quân chiến đấu là 32.418 người.

Quân đoàn đề ra phương châm " đánh địch mà đi, mở đường mà tiến" và quyết định tổ chức hành quân thành 5 khối, hành quân theo nguyên tắc tác chiến của Binh Chủng Hợp Thành.

Khối 1, gồm: Sư đoàn 325, được tăng cường Tiểu đoàn 4 tăng thiết giáp, Trung đoàn 284 Cao xạ, 2 tiểu đoàn CB. Chỉ huy khối là Sư đoàn Trưởng Sư đoàn 325. Lực lượng khối 1 đủ khả năng đánh địch trong hành tiến mở đường.

Dẫn đầu khối là Chi đội đi trước, gồm 1 tiểu đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 325; 1 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 2 xe PAP lội nước, 1 phân đội trinh sát vũ trang chiến đấu. Quân số khối 1 là 8.774 người.

Khối 2, gồm: Sở chỉ huy cơ bản Quân đoàn, cơ quan và đơn vị trực thuộc; Sư đoàn 673 phòng không và trung đoàn cao xạ 243. Khối có quân số là 2.174 người, do TMT Quân đoàn chỉ huy.

Khối 3, gồm: Lữ đoàn xe tăng thiết giáo 203 thiếu 1 d; Lữ đoàn Pháo binh 164, Lữ đoàn Công binh 219. Khối có quân số 1.872 người, do Lữ trưởng 203 chỉ huy.

Khối 4, gồm: Sư đoàn 304 bộ binh, trung đoàn Pháo cao xạ 245. Khối có 6.849 người, do Sư đoàn trưởng 304 chỉ huy.
Ảnh2, chiến sỹ báo vụ Nguyễn Bá Lứu, người thôn Hữu Bằng, xã Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh, sáng ngày 07/04/1975 đã truyền bức điện khẩn xuống các mặt trận.
Khối 5, gồm; Sư đoàn 3 bộ binh, sẽ hình thành từ Phan Rang.

Chỉ huy cuộc hành quân, do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 trực tiếp chỉ huy và sử lý tình huống trong quá trình hành quân.

Sáng ngày 07/04/1975, giữa lúc Khối 1 triển khai đội hình trên đường Quốc lộ số 1 chuẩn bị xuất phát, mở đầu cho cuộc hành quân, thì đồng chí Lê Trọng Tấn chuyển cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn lá thư viết tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nội dung sau:

" Mệnh Lệnh:

1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa ! Táo bạo, táo bạo hơn nữa ! Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.

2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sỹ .

Nguồn: Hoàng Hiền