Thứ Bảy

Văn hóa làng quê và số đông bảo thủ tự cho mình là thông minh hơn bà Hiệu trưởng

Không hiểu tự bao giờ cộng đồng mạng tự cho mình một cái đặc quyền phán quyết và áp đặt người khác phải theo ý mình.

Chứng kiến những sự việc như của cô giáo Trần Thị Mỹ Hà, Bà hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Liên, Phù Ninh, trong thời gian qua, thực sự một người có hiểu biết cũng không dám lên tiếng để nói lên lẽ phải, mà đúng hơn là để nói lên quan điểm của riêng mình về những vấn đề mà đáng lẽ ra cái quyền tôn trọng quyền riêng tư và ý kiến cá nhân cần được khuyến khích để nhin ra những mặt đúng sai của sự việc.
Mực thước xã hội vẫn nằm ở lũy tre làng xưa kia?
Thực sự không chỉ riêng ai mà còn rất nhiều người khác nữa, cũng đồng quan điểm rằng, cộng động mạng thật phiến diện, chỉ một sai sót nhỏ thôi, hay chỉ một ý kiến không vừa lòng nhau thôi, là luôn có cả một số đông hùng hổ nhảy vô ném đá không thương tiếc.
Ai cũng có quyền nói ra tiếng nói của riêng mình, nhưng ở thời đại mạng xã hội này, quyền và tiếng nói được trao cho quá nhiều người, mà ở đó, tiếng nói và phán quyết không dựa theo tư duy, suy nghĩ và sự hiểu biết, phân tích vấn đề sâu rộng. Tất cả chỉ gói gọn vào số đông, và sự a dua theo cộng đồng những người phán xét trước đó.

Và khi mà nỗi đau, lòng tự trọng của số đông đang hướng về những ngươi lính, hướng về biển đảo thiêng liêng thì ở nơi đất liền, một câu nói nhỏ nhoi của cô giáo Trần Thị Mỹ Hà cũng đủ để làm nên mồi lửa châm vào chiếc bồn chứa xăng đang được phơi nắng nóng hừng hừng giữa trưa hè. Chỉ cần đưa tay quyệt nhẹ một cái thôi cũng đủ đổ ra tất cả nỗi uất ức mà cộng đồng mạng đang cố gắng phong tỏa và kìm nén trong lòng.

Họ đang nghẹn ngào và thương xót, họ cũng tự nhủ với chính mình rằng, đừng ai động vào tôi lúc này, đừng ai đến mà khà khịa tôi nhé! Tôi sẵn sàng nổi nóng và đập phá, phán quyết bất cứ điều gì mà không cần phải suy nghĩ đâu đấy.
Thật đáng tiếc cho cô giáo Trần Thị Mỹ Hà lại không nghe lời khuyên chân thành từ trong thâm tâm của cộng đồng, để vô tình nhóm lên ngọn lửa phản kháng, trút giận như chưa bao giờ được hả hê đến thế.

Hóa ra chỉ khi cộng đồng bị ép đến đường cùng thì lúc đó họ mới lại hô hào nhau là không được tự do ngôn luận, không được nêu ra ý kiến riêng, quan điểm của riêng mình. Thực ra cái tâm lý làng xã, lũy tre của đại số đông cộng đồng mạng vẫn còn, vẫn là thước mực con trâu đi trước cái cày theo sau. Cái tư duy một chiều và nhẩy sổ lên không chịu suy nghĩ ấy còn ám ảnh và ăn sâu vào tư duy của họ hàng thập kỷ.

Ai dám nói trái ý tôi, là tôi sẵn lòng đạp xuống, sẵn lòng tha mạ, sẵn lòng ném cho sưng đầu nhức óc, mất ăn mất ngủ, trằn trọc mà suy nghĩ chứ đừng đùa.

Bà hiệu trưởng nố và số đông quá thông minh?!

Mọi chuyện đang ở cái thời cao trào đỉnh điểm, thì ở đâu ra một bà cô Hiệu trưởng thi "Ai Là Triệu Phú" lại nổ quá to trước màn giới thiệu khua môi múa mép của mình.

Vậy là cộng đồng mạng lại được đà hả hê cười chê rồi ném đá không tiếc tay vào bà Hiệu trưởng mà rằng “bà chuyện gì cũng giỏi, chỉ mỗi chuyên môn không giỏi”. Ừm nhỉ đúng là chuyện cái nghĩa trang ai ai cũng biết, nhưng thực ra là chỉ biết khi đã có câu trả lời, và chỉ biết khi báo chí nói rằng, cái nghĩa trang ấy ở chỗ này chỗ nọ, nơi an nghỉ của vị nọ vị kia.
Câu trả lời đơn giản là sự đã rồi, mà sự đã rồi thì coi như là đã biết, mà đã biết rồi thì sẽ có quyền để ném đá người đi sau mình.

Chỉ cần có thế thôi, bà hiệu trưởng nổ của chúng ta được một dịp mà theo đánh giá của rất nhiều người là độn thổ xuống đất. Đúng thế, cái văn hóa làng xã này vẫn còn tồn tại, và chuyện của nhà mình chưa lo xong nhưng lại cứ mang cái miệng ra để phán xét sự việc của nhà người khác như mình là những vị quan thanh liêm chính chức như Bao Công trong phim truyện vậy.

Giọt nước mắt và nỗi đau những người bị tổn thương, mà theo cộng đồng mạng là ngu còn tỏ ra nguy hiểm ấy sẽ chảy, và không chỉ chảy một lần, hai lần, mà đễn mãi sau này nó còn nhen nhóm, còn âm ỉ và rỉ máu. Nỗi đau và vết thương của người bị phán xét sẽ theo năm tháng mà in hằn, nguôi ngoai chỉ ở một nơi nào đó, và đến lúc nào đó nó lại được mang ra làm trò cười cho những người hiểu biết ở lũy tre làng kia.

Chính kiến và sự công bằng, tất cả đã được cân đo đong đếm trong thời gian qua, nhìn vào cộng đồng và số đông ấy chúng ta đủ hiểu rằng, nhận thức và học thức của cộng đồng đang nằm ở đâu, danh giới ấy ra sao, có đủ lớn và đủ chín để trao cho cộng đồng và số đông ấy quyền quyết định những điều lớn lao hơn của đất nước.

Đất nước còn nghèo thì đừng làm theo dân ý?

Thiết nghĩ, khi đất nước còn nghèo, khi học thức còn vừa mới phổ cập cấp 3 mà đưa ra cái thăm dò ý kiến, đưa ra cái trưng cầu dân ý, hay lấy ý kiến cử tri làm tiên quyết và phán quyết một sự việc thì nguy hiểm biết nhường nào. Nghĩ lại thời một hai đại biểu quốc hội và người dân đòi quyền này mà quốc hội không thông qua thật là may mắn biết bao nhiêu.
Như hôm nay thôi, nước Anh rời khỏi liên minh EU quyền quyết định được trao cho người dân, đến khi quyết định được đưa ra, thì cả thế giới lại bàng hoàng và lo lắng, liệu có hay không sự không công bằng, và suy nghĩ chưa tới của những cử tri được quyền quyết định đất nước này.

Theo đánh giá của một tờ báo Anh, thì thành phố là nơi mà có nhận thức cao hơn những nơi khác của Anh lại có sự đồng thuận ở lại với EU tới hơn 60%, nhưng kết cục họ cũng chẳng thể làm gì được với số đông hùng hậu ngoài kia. Và có thể sự việc đúng sai lại nằm ở số nhỏ kia thôi, chứ không phải là số đông ồn ào ấy.
Học thức, nhận thực, sự hiểu biết mới là cán cân của công lý, của sự việc không phải như mớ bòng bong, tuy to, phồng, cồng kềnh nhưng lại chẳng đủ để nhóm cháy một cái nọt rơm âm ỷ bền bỉ giữa lữa lâu dài được.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Góc nhìn Cảm Xúc