Tuổi thơ thật quá đỗi nghen ngào, mỗi lần nghĩ lại vẫn muốn tuôn trào lệ rơi! Ôi tuổi thơ tôi!
Hồi nhỏ cứ mỗi lần đến bữa cơm tôi lại thấy bố đi hái mấy quả
ớt về. Khi đó tôi cứ thắc mắc với bố mãi, sao ớt cay vậy bố cũng ăn được, sao bố
không sợ rách miệng à, sao bố không sợ bị nổ bụng à…vv rất nhiều câu hỏi mà tôi
đã chất vấn bố.
Năm tháng đi qua giờ mọi thứ đã là quá khứ đã chạy về với tuổi
thơ đầy khát vọng ấy rồi.
Chính cái trưởng thành của thời gian mà tôi mới kịp nhận ra,
bố ăn ớt không phải vì bố thấy nó ngon, bố ăn cũng không phải nó tốt như bố vẫn
thường hay nói (ăn ớt bổ mắt, có nhiều vitamin..vv) mà chỉ đơn giản là bố ăn để
giấu đi cái vị mặn, đắng, nhạt nhẽo của mâm cơm nghèo khi ấy.
Nhà nghèo nên bữa cơm bố phải ăn ớt |
Nhà nghèo bữa cơm có gì trên mâm đâu! Chỉ thấy có nồi nước
rau luộc to đùng, bát rau là những ngọn rau dại được hái mỗi khi bố mẹ đi đồi,
bất ở những cây đắng cẩy, hay những ngọn rau muống cạn mà bố mẹ sai anh em đi
trồng ở ruộng, có khi thì là những ngọn rau ngổ mẹ rổ ở ngoài đồng, hay cả những
cây rau dền dại mọc quanh nhà…vv
Rau toàn là thứ tự nhiên mà có cả, chẳng có ai trồng, vì thời
đó, có ai có được cái suy nghĩ thoát ra khỏi cái lũy tre làng bần hàn ấy đâu.
Quanh đi quẩn lại vẫn đít trâu cái cày, và củ sắn trên nương ấy thôi.
Chính vì thế mà bữa ăn gần như chẳng bao giờ thấy có được miếng
thịt xuất hiện. Sang lắm thì là vài con tép, hay những con cá mắm vụn mà người
ta vẫn hay mua về để nghiền cho lợn ăn bây giờ ấy.
Hồi đó có con cá mắn ấy ăn là vui sướng lắm rồi, nhà nghèo
có được chút tiền để mua mấy thứ ấy cũng đã là một cố gắng.
Nhưng đâu phải khi
nào cũng có, chỉ là những lần mẹ đi trợ xa, bán củi, hay bán con gà, mới dám
mua về một vài bữa cải thiện cho cả nhà. Vì tiền kiếm được còn phải để lo đong
lúa, lo tiền học cho an hem, và lo cả thuốc men khi trở trời…vv nhiều thứ trông
vào mấy đồng tiền bán củi ấy lắm, nên mẹ chẳng dám mua sang bao giờ.
Còn bố chẳng biết từ khi nào, bố đã nghiện cái quả đỏ đỏ, nhỏ
xíu đít chổng lên trời cay xé miệng ấy. Nhưng mình thấy bữa nào bố cũng ăn, có
hôm bố ăn cay toát cả mồ hôi, mặt đỏ hồng trông thật tội.
Mình nghĩ bụng, chắc ớt ngon lắm, nên bố mới ăn nhiều thế, bố
mới ăn ngon lành thế. Để một lần cũng tập làm người lớn, cắn một miếng thật to,
cái lưỡi như muốn rơi ra ngoài, nóng, bỏng, rát, cảm giác như muốn xé toạc từng
thớ thịt, muốn lôi cái lưỡi của mình ra để xóa đi cải cảm giác chạm đến tân đỉnh
đầu ấy.
Vậy mà bố vẫn ăn, bố ăn hang ngày, ăn mỗi bữa như chưa từng
có ý muốn dừng lại.Thời gian cứ thế đi qua, nỗi cơm to cũng cứ vậy mà vơi dần, anh
em cũng đã lớn, sức ăn của những đứa trẻ nông thôn chỉ cơm với rau, muối lạc ăn
thật khủng khiếp. Nhà có 6 người thi cứ phải nấu tận 5 bát. Vậy mà cái nồi 30
to đùng đầy ắp, có gới cả sắn ăn kèm kia, cũng vẫn bị mấy anh em đánh bay tận cả
những miếng cháy.
Cái hình ảnh ăn cơm với ớt của bố cũng dần biến mất cùng thời
gian. Bởi con người, xã hội phát triển, bố không còn phải ăn những quả ớt cáy
xé, để giấu đi cái vị giác them thuồng của thời nghèo khổ ấy nữa. Với bố thế là
quá đủ cho cái dạ dầy của bố, và bố cũng đã trọn vẹn nghịa tình của một người
làm cha. Cũng không phải để các con quá khổ, vì ít ra mình đã nhường cho nó những
miếng ăn ngon nhất.
Lắm lúc nghĩ lại khi mình còn thơ bé, thấy nó nghèo và khổ
quá, nó khổ chẳng biết nói thế nào, chỉ thấy cay cay khóe mắt, thấy yên bình và
tĩnh lặng trong tâm hồn, đồng điệu với chính cái nghèo của quá khứ ấy!
Tuổi thơ thật quá đỗi nghen ngào, mỗi lần nghĩ lại vẫn muốn
tuôn trào giọt lệ! Ôi tuổi thơ tôi!
David Nguyễn