Thứ Sáu

Bán THỊT LỢN giá rẻ bị đổ dầu luyn nước thải nên thương hay ghét?

Dân mạng đang khóc thương cho một em bán thịt lợn tại chợ ở Hải Phòng bị ném chất bẩn vào sạp lợn khi em này bán giá lợn 40.000/kg. Nhưng làm gì cũng cần phải nhìn nhận một cách công bằng, bất kể lĩnh vực nào cũng vậy, tất cả đều có luật riêng của nó, bất kỳ người tham gia nào đều phải tuân thủ, đó chính là chính sách giá chung (giá sàn thấp nhất).

Dù là sản phẩm của gia đình tự sản xuất mang ra bán hãy sản phẩm nhập lậu phi pháp thì vẫn phải tuân thủ theo mặt bằng giá chung của nó như những sạp thịt lợn khác. Không thể dựa vào mình có thể tự sản xuất thì có thể bán giá thấp hơn. Đến ngay việc xuất khẩu cá Tra của Việt nam sang thị trường các nước Châu Âu, Mỹ vẫn phải tuân thủ chính sách riêng của họ, bởi Việt nam mình cũng đà từng rất nhiều lần bị kiện bán phá giá các sản phẩm nông sản, thủy sản trên thị trường thế giới gây mất cạnh tranh công bằng.

Bán THỊT LỢN giá rẻ bị đổ dầu luyn nước thải nên thương hay ghét?
Đấy là chuyện của thế giới, nhưng cứ nhìn nhỏ lại ở thị trường chợ nhỏ ở làng xã, thị trấn, thành phố thì chúng ta cũng thừa sức hiểu rằng mọi thứ đều có luật riêng của nó, nếu bạn phá giá thì sẽ bị cơ quan quản lý thị trường xử lý, nhắc nhở (người bán hàng chuyên nghiệp). Còn ở trường hợp của chị có vẻ như chị nghĩ quá đơn giản thì phải, chợ nơi cạnh tranh khốc liệt không chỉ về giá mà còn về cả địa điểm ngồi buôn bán, nơi họ phải đóng đủ các loại chi phí kinh doanh, buôn bán mới có được. Hà cớ gì tự nhiên chị không mất tiền phí chị vào đấy chị phá giá thị trường làm lũng đoạn cả trợ lên?

Nếu như chị muốn bán giá rẻ hơn để đắt khách tôi nghĩ chị nên mang thịt lợn của mình đi bán bán ở những khu vực khác, chứ không phải ở chợ, chị có thể bán dạo, bán giao quanh đường làng, thôn xóm vv...như vậy thì ai cấm, và cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo của những thương buôn trong chợ.

Ai cũng hiểu người nuôi lợn đang rất khó khăn nhưng nếu ai cũng tự ý mổ lợn, mang ra chợ bán phá giá thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thị trường, siêu thị, người bán thịt khác, như thế sẽ rất nghiêm trọng với nền kinh tế. Thương người nông dân thì có thương, nhưng không thể mãi dùng cái lý chí đơn thuần bần nông của chúng ta khi xưa mà thương cảm mãi được. Làm gì cũng phải theo luật riêng của nó, phá luật chính là đạp đổ miếng cơm manh áo của người khác.

Chuyện chị bị đánh đúng là sai luật, và gây phẫn nộ trong dư luận, nhưng không thể vì thế mà chấp nhận để chị và những người khác tự giết mổ mang ra chợ bán như vậy. Dân buôn thì cũng có dăm bảy loại, có loại tuân thủ pháp luật sẽ báo cáo cơ quan có chức năng can thiệp, có loại nó ra nó nói thẳng mặt, không nghe thì nó ném. Việc ném chất bẩn vào sạp lợn là hành vi vi phạm pháp luật cũng cần xử lý nghiêm minh để tránh tình trạng "luật rừng" cao hơn luật pháp.

Và cuối cùng chỉ muốn nhắc mọi người rằng đừng làm theo phong trào nữa, bao nhiêu cái phong trào từ xưa tới này đề chết khổ chết sở như: Một thời trồng cà phê ồ ạt rồi lại đốn ồ ạt vì giá rẻ, một thời trồng tiêu ồ ạt rồi cũng ồ ạt bỏ tiêu vì giá rẻ, một thời thi nhau nuôi cá rồi cá cũng rẻ, một thời thi nhau trồng dưa rồi dưa cũng rẻ, và giờ đến một thời nuôi lợn ồ ạt rồi kết cục thì ra sao đây, người nhảy lầu, sông tự tử, người uống thuốc độc, người tự giết lợn đi bán rồi bị hành hung cảnh cáo vv... và vân vân những phong trào không luật pháp, quy tắc nào hết.

Thảm hại, thảm hại quá mức!

Nguyen Truong