Thứ Bảy

Du Lịch Văn Minh...

Thế giới đang dần tiến tới xoá bỏ loại hình du lịch phá hoại, kiểu như đi chơi xa với 200k, leo Fansipan không tốn một lít xăng, phượt Tây Bắc không mất một cắc hay vòng quanh Hoa Kỳ chỉ với ba lô đầy mì, bọn du lịch kiểu này là lũ phá hoại kinh tế và môi trường những nơi chúng đến. Du lịch là trải nghiệm, mà cụ thể hơn là tiêu tiền thật thoáng tay thế mới hay. Đi du lịch mà ăn bờ, ngủ bụi, mua thẻ cào 20k nạp 3G để up ảnh lên phây thì đi làm đéo gì không biết.

Như Phú đi du lịch luôn giữ thói quen chỉ ăn ở khách sạn 5 sao, nếu nhà hàng nào tính giá rẻ quá kiểu gì cũng cảm thấy khó chịu, thường thì lúc ăn sẽ nhón tay đập thêm dăm cái đĩa sứ để lúc thanh toán mất nhiều hơn một chút. Đi du lịch ăn bữa cơm dưới 500$ với Phú là một sự sỉ nhục.
Chi tiêu của du khách đóng góp rất nhiều cho kinh tế của những địa phương lấy du lịch làm trọng điểm. Người Đà Nẵng tha hương vẫn có câu:

Chèo kéo khách mua hàng
"Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ SunGroup Bà Nà cáp-treo.
Nhớ mùi bánh cuốn thịt heo,
Những chiều wave chiến đổ đèo Hải-Vân".

Người Đà Nẵng cực kỳ tự hào về hệ thống cáp treo Bà Nà hiện đại, điểm nhấn của du lịch tỉnh nhà khiến du khách thập phương phải trầm trồ, thán phục vì những kỷ lục đỉnh cao. Đây là mô hình du lịch trải nghiệm đẳng cấp thực sự biến Đà Nẵng từ một thành phố vô danh trở thành điểm nóng, trước khi có hệ thống cáp treo Bà Nà, Đà Nẵng không có thứ gì đủ để giữ chân du khách quá 1 ngày và thường chỉ thu hút quân nghèo mạt rệp đi theo đoàn bằng xe máy phá hoại như châu chấu. Với tầm nhìn của các lãnh đạo, Đà Nẵng đã lột xác trở thành chốn tiêu pha xa xỉ của giới du khách thượng liu, tiền thu ức vạn không biết bao nhiêu mà kể.

Đà Nẵng là một bài học về một thành phố du lịch chuyên nghiệp, với môi trường sạch sẽ và đáng sống. Vì chỉ khi hướng tới du lịch văn minh, chúng ta mới bảo vệ được môi trường - yếu tố đảm bảo một điểm du lịch sẽ phát triển bền vững. Không phải ngẫu nhiên cáp treo là phương tiện vận chuyển hành khách phổ biến nhất ở những điểm du lịch đẳng cấp, vì xét tất cả các yếu tố, nó là phương tiện hoàn toàn iu việt.

Hồi lần đầu vào Phú Quốc cách đây hơn chục năm, khi ấy còn chưa có điện lưới, đi lại quanh các đảo đều phải sử dụng thuyền máy. Thoáng trông từ xa thì có vẻ sạch sẽ, nhưng khi ra đằng sau đuôi tàu, nhìn những vệt dầu máy đen sì loang lổ của động cơ tàu thải ra mới thấy đau xót cho đảo ngọc, tàu thuỷ là phương tiện có lợi nhất về chi phí xăng dầu nhưng đổi lại gây hại nhất cho môi trường biển. Cảng Cái Lân thậm chí phải xây hẳn một nhà máy chuyên gạn lọc dầu thải trong nước biển của tàu thuyền cập bến vì quá ô nhiễm.

Sau bao năm, trở lại Phú Quốc để bán lô đất đã mua từ lâu cho một đại gia du lịch lấy vài chục tỉ, Phú ngồi trên bờ biển ăn cháo bào ngư ngắm những cột trụ của hệ thống cáp treo khổng lồ đang được xây dựng một cách hài lòng, một đất nước mà thép đéo cho làm, điện hạt nhân đéo cho xây thì phát triển du lịch là giải pháp toàn vẹn nếu không muốn nói là duy nhất.

Vậy nên hãy tiết kiệm tiền và đi du lịch văn minh, đừng cổ vũ thói bần tiện theo kiểu Huyền Chíp hay Linh 300 đô mà diết chết nền kinh tế, hỡi lũ mồm răng sít đít nhện chăng, vì bất kể nơi nào bọn chúng đến, sẽ chỉ mang theo những đau thương.

Và nên nhớ người văn minh luôn dùng cáp treo để bảo vệ môi trường.

Nguồn FB Chung Nguyen