Vẫn là câu chuyện ý thức muôn thuở.
Mỗi xã hội có một hình thái riêng, không nói đến những chi tiết tạo nên chất riêng của những xã hội đó là truyền thống, văn hoá, tập tục, khí hậu, địa lý, lịch sử. Chỉ nói đến việc ý thức của con người trong xã hội đó ở mức đó là do đâu?
Người ta dựa trên quá trình và kết quả để đánh giá sự tối ưu của xã hội đó. Có thể ví, con người trong xã hội như 1 nguồn nước tuôn ra vô tận (sự sinh nở liên tục), hình thái xã hội ra sao được quyết định bởi hướng đi, hình dáng của dòng nước đó khi đổ xuống đất như thế nào. Vậy điều gì quyết định hướng đi đúng của dòng chảy? Là tự ý thức của con người - phần tử của xã hội, hay là "cái khung" cho con người di chuyển hay có thể nói là "kênh rạch" được hoạch định khoa học để dòng nước trôi theo?
Để thay đổi Việt Nam không thể chờ vào TỰ Ý THỨC mà phải có luật pháp chặt chẽ, cán bộ liêm chính... |
Giờ ví dụ với những đạo quân viễn chinh trong lịch sử. Như Mông Cổ, điều gì ngăn cản những người lính đào ngũ khi đi quá xa như vậy? Là ý thức dân tộc, ý thức trung thành? Hay là "quân lệnh như sơn" và thằng đào ngũ sẽ chết không toàn thây?
Những cái như ý thức dân tộc chỉ tồn tại ở những cuộc chiến phòng vệ quốc gia chống xâm lược. Viễn chinh, xa nhà, xa gia đình, người chết như ngả rạ, lính không có mục đích ngoài việc "sống sót". Điều gì giữ họ đứng lại trong hàng ngũ?
Đó chính là vai trò của luật pháp. Vai trò của chế tài. Nước Mỹ sau độc lập, sau nội chiến, loạn lạc vô lối đến nỗi súng được hợp pháp hoá để người dân tự vệ và tội phạm được thuê bằng chính án tù của chúng để tiêu diệt những kẻ bị truy nã khác nhằm giảm án tù của bản thân (giết 1 kẻ bị truy nã 5 sao được giảm 20 năm tù, án tù 1 kẻ giết người hàng loạt là 130 năm tù, cứ thế mà cống hiến). Vậy lúc đó, người ta tự có ý thức hay người ta buộc phải theo luật? Ý thức văn minh của người Mỹ hiện nay là nhờ người ta tự, hay người ta hình thành trong quá trình bị force bởi luật lệ từ ngày lập quốc đến nay đến mức tuân thủ luật pháp đã là 1 văn hoá?
Pháp luật, và giáo dục chính là nền tảng được tạo nên bởi một hội đồng những cái đầu vĩ đại. (Đó cũng là lý do dân chủ không phải lúc nào cũng áp dụng được, điển hình như Park của Nam Hàn hay Lý của Singapore). Đó là những kênh rạch được đào trước để dòng nước chảy theo thay vì để dòng nước đó lênh láng trên mặt đất trôi về tứ phía một cách vô tổ chức tìm kiếm hướng đi một cách vô vọng.
Việc bêu ra cái xấu, cái sai là điều hoàn toàn nên và cần làm ở xã hội Việt Nam hiện tại. Những mặt tích cực, có tính chất gì? Khích lệ người ta cố gắng? Hay khiến người ta ỷ lại? Cái đó phụ thuộc vào tâm lý chung của xã hội Việt Nam hiện nay. Và tâm lý chung là gì? Là an-phận. Vậy một khi tảng đá an phận quá nặng đó vẫn đè lên dân tộc Việt thì cứ mãi ngắm nhìn cái tích cực có khích lệ họ phát triển không hay chỉ khiến họ "thế này là tốt rồi"?
Đừng bao giờ nói, nước khác cũng cả đống vấn đề nên đừng chỉ trích nước ta nữa. Trên đời không có thứ gì hoàn hảo. Nhưng thứ giúp nhân loại bước đến ngày hôm nay chính là tinh thần "hướng đến sự hoàn hảo". An phận với thực tại là đi ngược lại sự tiến hoá của con người.
Hãy đặt câu hỏi, tại sao họ tốt mà mình không thể tốt. Thay vì đặt câu an ủi họ xấu được thì mình xấu cũng chẳng sao.
"Trước tiên thì phải hiểu thế nào là ''tốt'' đã :
Con người chúng ta sống trong xã hội và ai ai cũng có 1 thứ gọi là đạo đức bẩm sinh (đạo đức trực giác). Tức là trong các mối quan hệ và hành vi xã hội thì hầu hết các cá thể con người đều mong muốn hướng tới việc làm tốt bởi vì hành động ngược với đạo đức bẩm sinh đó sẽ đem lại cái cảm giác tội lỗi, cái cảm xấu hổ và gượng nghịu. Thế nên '' Tốt '' về điểm nhìn khách quan của từng cá thể tức là không đi ngược lại với đạo đức bẩm sinh.
Nhưng còn những hành vi rộng hơn về xã hội thì sao? Như việc quan chức tham nhũng, sự suy bài về ý thức hệ. tư tưởng khủng bố, cỏ xuý cực đoan, bạo lực? Liệu có thể lấy cái đạo đức cảm tính đấy để giải thích cho những điều trên hay không?
Thực ra nếu xét trên phạm vi diện rộng mà sử dụng đạo đức bẩm sinh thì đôi lúc nó có 1 số cái lỗi rất nặng. Lấy ví dụ nhé: Hittler là 1 kẻ giết hàng triệu người do thái, bây giờ tôi có ngụ ý rằng nếu tôi tự tay giết hittler thì có thể thoả mãn cho hành vi đạo đức của riêng tôi và cứu được triệu người do thái khác... Hay gần nhà tôi có 1 địa chủ giàu nứt đố đổ vách, bây giờ tôi giết ông ấy và lấy tài sản của ông ấy chia đều cho tất cả các người khác và ai ai cũng cảm tháy hạnh phúc? vậy liệu thế có phải hành vi tốt không? Vì rõ ràng thâm tâm tôi cảm thấy hành động đó là ĐÚNG ? ( TÔI ĐANG NÓI VỀ THUYẾT VỊ LỢI )
Sai, vì hành vi đạo đức bẩm sinh chỉ đúng trong phạm vi nhỏ, nhưng nếu đặt nó vào cái to hơn và hướng đến xã hội thì cần phải có 1 điều gì đó lớn hơn và chặt chẽ hơn, rõ ràng và mang tính pháp chế với từng cá nhân hơn. Đó là luật Pháp mà Long Nguyen đang nói đến. Nó mang tính chất bắt buộc, khi mà anh có 1 hệ thống luât pháp chặt chẽ thì vô hình chung những tư tưởng sai chiều sẽ khó có cơ hội để thực thi .
Ví dụ nhé: Bây giờ nói cảnh sát giao thông ăn hối lộ lỗi là do người dân đưa tiền. OK.
Ra luật : Bất cứ ai là cảnh sát giao thông bị quay phim hoặc có bằng chứng ăn hối lộ đều bị đuổi khỏi ngành. Và vẫn xử lí cả người vi phạm giao thông như thường
Liệu có ai dám đưa tiền để hối lộ không? Không, vì nó vô nghĩa và không có ích.
Hay ví dụ như Sing chống tham nhũng nhé :
Quan chức tham nhũng tử hình.
Và giờ đây thì Sing trở thành nước đi đầu trên thế giới về liêm khiết.
Anh muốn làm người ''tốt'', anh muốn trở nên ''tốt'' thì anh phải được sống trong 1 môi trường mà hành vi ''tốt'' được khuyến khích và được đáp trả 1 cách đúng đắn. Và mỗi ngưới định nghĩa hành vi ''tốt'' như thế nào thì phải phụ thuộc vào yếu tố ''lòng tự trọng'' mà ''lòng tự trọng'' thì do giáo dục, giáo dục thì là do chính quyền với những chính sách hợp lí và muốn chính quyền sạch thì phải có luật pháp chặt chẽ.
*Còn quan điểm của bạn thì sao, hãy cho chúng tôi biết bạn thực sự quan tâm đến vấn đề ý thức và thay đổi như thế nào bằng những comment đầy kiến thức của bạn nhé!
Nguồn: Fb Long Nguyen