Thứ Năm

Thấy bố ăn bám tốn tiền, con trai bất hiếu mang bố ra chợ bỏ?

Giọt nước mắt của người đàn ông đâu dễ rơi, thế mà bây giờ, nó lại đang lăn dài trên gò má nhăn nheo của ông Tư. Nhìn lên di ảnh của người vợ đã mất được 20 chục năm.

- Bố già rồi, ăn làm gì nhiều. Có khi chỉ cần ăn bữa sáng với bữa trưa thôi. Bữa tối nhịn đi hoặc chỉ ăn rau không thôi cho dễ tiêu hóa. – Tuấn quay sang nhìn ông Tư nói ý tâm sự

Ông Tư đang chưa đưa chén cơm lên miệng, vẫn chưa và nó vào mà đã thấy cổ họng đắng nghẹn lại. ý của Tuấn chẳng phải đang nói ông Tư ăn ít đi hay chính xác hơn là đừng ăn nữa đấy hay sao. Ông Tủ bỏ chén cơm xuống, nói đau đầu rồi đi lên phòng.
Giọt nước mắt của người đàn ông đâu dễ rơi xuống, thế mà bây giờ, nó lại đang lăn dài từng giọt trên gò má nhăn nheo của ông Tư. Nhìn lên di ảnh của người vợ đã mất được 20 chục năm. Ông Tư nghẹn ngào…

Thấy bố ăn bám tốn tiền, con trai bất hiếu mang bố ra chợ bỏ?
Vợ mất, ông Tư không đi bước nữa mà ở vậy nuôi Tuấn, người con duy nhất có với người vợ quá cố khôn lớn. Tuấn càng lớn càng ngoan nên ai cũng nói rồi sự vất vả, những khổ lao của ông Tư sẽ sớm được Tuấn bù đắp. Ông Tư thì thật lòng chỉ mong Tuấn luôn được khỏe mạnh, sớm lập gia đình, ổn định thì khi ấy ông Tư mới có thể yên tâm đi gặp bà Tư được. Thời gian rồi cũng thấm thoắt thoi đưa. Tình cảm của ông Tư với câu con trai bé bỏng thì vẫn vậy. Nhưng Tuấn thì đã không còn là cậu con trai nhỏ của ông Tư nữa.

Kiếm được tiền, Tuấn khác hẳn. Tuấn buộc phải đón ông Tư lên sống cùng và nghiễm nhiên coi việc phải nuôi, phải chăm sóc ông Tư là trách nhiệm nặng nề. Ông Tư không muốn kể công lao khổ đã nuôi dưỡng Tuấn, nhưng lẽ nào, tất cả những gì ông Tư đã làm cho Tuấn, khi ông Tư về già nó lại trở thành con số không tròn trĩnh hay sao?

Ông Tư tâm sự: đang chưa đưa chén cơm lên miệng, vẫn chưa và nó vào mà đã thấy
Ông Tư biết Tuấn đi làm vất vả nhưng ông có đòi hỏi gì trong cuộc sống chung với Tuấn đâu. Tuấn mua gì, cho ăn gì, mặc gì ông Tư nào có ý kiến. Ông không mong sống trong lụa là gấm vóc, mâm cao cỗ đầy, ông chỉ mong tuổi già được sống bên cạnh con cháu, vui vẻ, hạnh phúc, bình yên, như thế là quá đủ rồi.

- Tháng này tiền điện nước lại tăng thêm vài số đấy. Dùng không biết cái kiểu gì nữa. Không biết tiết kiệm gì cả. Đã không kiếm ra tiền còn hoang phí. Tiền chứ có phải là vỏ hến, lá đa đâu.

Tuấn vừa dứt lời thì đèn trong phòng ông Tư cũng tắt, khi ấy mới là 8 giờ tối. Mò mẫm trong bóng tối, ông đụng chân vào cạnh bàn, đau điếng nhưng cũng không dám kêu ca. Mở cửa sổ, nhìn lên vầng trăng sáng, ông thủ thỉ với người vợ quá cố. Ông không dám nghĩ, hay đúng hơn là chưa bao giờ ông nghĩ về già, ông lại phải sống trong sự cô đơn thế này. Mở cánh tủ, lôi ra cái túi đó, nhìn vào thứ bên trong nó, nước mắt ông Tư lại rơi xuống. Ông cứ nghĩ nó sẽ mang lại hạnh phúc cuối đời cho ông thì ngờ đâu, nó lại là nguyên nhân đẩy ông Tư và sự đau khổ, côi cút này.

Tuấn đã chán ngấy cái cảnh ông Tư sống ăn bám mình nên muốn tìm cách bỏ ông Tư đi. Tuấn không nghĩ đó là chuyện bất hiếu. Không có Tuấn thì sẽ có người khác nuôi ông Tư, đầy người hảo tâm. Tuấn nới với ông Tư:
- Bố có muốn đi mua vài thứ với con không? Lâu rồi bố con mình không ra ngoài với nhau. – Tuấn dỗ ngọt ông Tư

Ông Tư cứ nghĩ Tuấn đang thật lòng tốt với mình nên đồng ý luôn. Ông vui vẻ lên phòng ôm theo cái túi mà ông luôn nâng niu. Ông muốn làm cho Tuấn bất ngờ. Nào ngờ, người bất ngờ lại chính là ông. tâm sự

Tuấn đưa ông Tư vào một cái chợ lạ, nơi mà ông Tư chưa từng đặt chân đến và không hề quen biết bất cứ một ai. Tuấn kêu ông Tư đứng đó đợi Tuấn chạy đi mua cái này một chút nhưng ông Tư cứ nhất quyết muốn đi cùng Tuấn. Bực mình vì nhùng nhằng lâu quá, Tuấn thẳng thừng luôn:
- Con nói thẳng luôn nhé. Vì nuôi bố tốn tiền của con lắm nên con quyết định rồi, từ nay bố tự lo cho mình đi nhé. Con không lo được cho bố nữa đâu. Con đi đây.

Ông Tư không thể ngờ Tuấn lại có thể nói ra những lời bất hiếu với mình như vậy. Cả đời vất vả, lam lũ vì Tuấn, cuối cùng, thứ ông Tư nhận lại được chỉ là những lời cay đắng từ Tuấn. Tình nghĩa cha con lại có kết thúc cay đắng, phũ phàng như thế này sao? Ông Tư nhìn Tuấn quay người đi mà cổ họng nghẹn đắng lại. Chuyện đã tới nước này thì ông giữ lại cái túi kia cũng chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Tuấn lên xe, quay xe đi thì…

- Ông già kia đang đổ tiền ra đường kìa, ông ấy bị điên rồi. Ông Tư tâm sự
Tuấn thấy giật mình với cụm từ ông già. Run rẩy quay lại, Tuấn sững sờ trước cảnh tượng ấy. Ông Tư đang rải đầy tiền trước mặt mình. Tuấn không đi nữa mà dừng xe lại, lao nhanh đến chỗ ông Tư:
- Bố… Tiền ở đâu ra mà bố có nhiều thế này. Bố lên xe đi, con đưa bố về nhà nghỉ ngơi. – Tuấn nhìn thấy tiền thì sáng mắt lên và tâm sự

Ông Tư lắc đầu, gạt tay Tuấn ra khỏi người mình. Bỏ mặc đống tiền ở đó, ông Tư quay người bước đi. Người chứng kiến thừa hiểu câu chuyện đang diễn ra là gì. Người ta thấy xót xa cho ông Tư và giận Tuấn. Tuấn liên tục chạy theo van xin ông Tư quay về nhưng ông Tư chỉ thấy trong lòng nặng trĩu nỗi xót xa. Ngôi nhà đó, nơi có cậu con trai ông từng hết lòng hy vọng, ông không muốn quay về.

Góc suy ngẫm/blogcamxuc.net