Thứ Năm

Nghèo do chúng ta lười hay tại chế độ?

Một bài viết cho chúng ta tìm về quá khứ và nhìn lại tương lai chúng ta hiện tại của một Facebooker đã già! Nội dung toàn văn như sau:

Những năm 1970s ở miền Bắc VN ai cũng đói. Khác nhau chỉ có đói ít hay đói nhiều. Bố mẹ tôi đều là BS, chỉ có 3 con. Gia đình như vậy là khá giả so với xã hội lúc đó, vẫn đói mốc mép.
Ba tôi là người thông minh, chăm chỉ và có trách nhiệm v gia đình. Ông luôn loay hoay nghĩ cách kiếm thêm tiền bằng cách lương thiện để con cái đủ ăn đủ mặc.

Hình ảnh gia đình sống trên thuyền những năm 89 ở Huế
Ông đọc sách về kĩ thuật chăn nuôi và quyết định nuôi ong lấy mật. Đơn giản vì nuôi ong ko cần đất, trộm cắp ko dám lấy thứ này, ong tự kiếm mật ko phải cho ăn, ong rất sạch sẽ và mật bán được giá cao.

Ông nuôi ong theo phương pháp của tây âu. Rất khoa học. Tôi phụ giúp ông nuôi ong nên nắm kỹ thuật từ A đến Z. Vào vụ hoa thì bố con tôi đưa các thùng ong đến vùng có nhiều hoa để ong lấy mật. Khi mật đầy tổ thì dùng phương pháp quay li tâm lấy mật mà vẫn giữ tổ ong ko bị hỏng. Ong ko mất công xây tổ mới nên năng suất rất cao. Khi gần hết mùa hoa thì ko thu hoạch mật, để ong dùng số mật đó sống qua mùa đông. Mỗi năm nhà tôi thu hoạch vài trăm lít mật.

Nhưng tiêu thụ thế nào?

Chủ nghĩa xã hội chỉ cho phép hình thức kinh tế nhà nước và kinh tế HTX. Mấy ông cắt tóc, đánh xe bò cũng phải vào HTX. Nếu mang mật ong ra chợ bán số lượng lớn thì sẽ bị bắt ngay lập tức vì ng ta sẽ coi đó là mầm mống của kinh tế tư bản, kẻ thù của chế độ. Tù mọt gông. Bán chui bán lủi thì chỉ có bán cho người quen. Mà đã là người quen thì chẳng bán lấy tiền được, chỉ biếu không. Đã ko thu được tiền lại mất cái vỏ chai thuỷ tinh đựng mật, thời đó cũng là của hiếm. Mỗi lần cho ai mật ong thì mẹ tôi cứ dặn đi dặn lại – nhớ trả lại cho tôi cái vỏ chai.

Cuối cùng ba tôi liên hệ với Ty thương nghiệp đề nghị họ thu mua mật ong. Ô bạn trưởng ty rất quý ba tôi nhưng ko có cách nào giúp được. Ty thương nghiệp chỉ thu mua nhu yếu phẩm như lương thực, lợn, rau với giá như ăn cướp, rồi phân phối lại cho cán bộ theo chế độ tem phiếu với giá rẻ như cho. Mật ong ko phải nhu yếu phẩm, nhà nước ko cấp ngân sách để thu mua và ko biết định giá thế nào.
Loay hoay rồi ông trưởng ty bịa ra cơ chế đặc biệt là đổi đường lấy mật ong. 1 lít mật ong đổi lấy 1.3kg đường.

Bố con tôi thuê xe trâu chở cả nửa tấn mật ong hảo hạng đổi cho nn lấy đường.
Đường mang về cũng ko thể bán được. Công an bắt ngay. Thay vì mang mật ong đi cho thì mẹ tôi lại cho đường. Khác là ko cần vỏ chai.

Bực quá tôi bảo ba tôi đập hết cả đàn ong, chỉ giữ lại vài thùng mỗi năm kiếm 2-3 chục lít mật để ăn.
Với chính sách cấm đoán người dân tự do sản xuất kinh doanh những năm trước 1990 dù người dân có thông minh, chăm chỉ, chịu khó đến đâu thì nghèo vẫn hoàn nghèo.

Ai hăng hái vượt rào thì tù mọt gông như Chuẩn Lốp, chính quyền liệt vào tầng lớp tư sản thì con cái muôn đời khỏi vào đại học.

Người như ông Kim Ngọc, được công nhận sau khi chết 30 năm, chỉ có 1.

Theo Fb Minh Chiết