Thứ Ba

Những bài học đắt giá về thỏa thuận lương khi phỏng vấn

Trong các cuộc đối mặt trực tiếp để thương lượng chuyện tiền lương với nhà tuyển dụng, đa phần các ứng viên đã trở thành người thua cuộc.

Tuy nhiên, lý do mà họ chịu thiệt không phải vì sự yếu kém về chuyên môn, năng lực hay thiếu kinh nghiệm mà đa phần là do họ không biết cách thỏa thuận. Thông thường, thỏa thuận lương chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc ngắn nhưng lại ảnh hưởng đến tinh thần và năng lực cả quá trình làm việc lâu dài.

Những bài học đắt giá về thỏa thuận lương khi phỏng vấn
Trong những giây phút đầy căng thẳng này, chỉ một sự sơ xuất hoặc thiếu sự chuẩn bị là bạn có thể tuột mất nhiều quyền lợi. Vì thế, ghi nhớ những bí quyết sau sẽ giúp bạn thêm phần tư tin trong “cuộc chơi” hấp dẫn và đầy tính mạo hiểm…

1. Tìm hiểu bậc lương cho vị trí mà mình muốn ứng tuyển, nhiều bạn trẻ khi xin việc, được nhà tuyển dụng đề nghị mức lương nhưng lại lúng túng không biết “Bao nhiêu đó đã đủ chưa”, không biết nó đã phù hợp với mình chưa hay nơi khác mức lương là bao nhiêu? Rất nhiều câu hỏi đặt ra nếu như bạn không tìm hiểu trước về tiền lương.

2. Lên kế hoạch cho buổi đàm phán trước bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, bạn cần phải đặt ra 3 dữ liệu trong đầu:
-   Xem mức lương có đáp ứng nhu cầu ăn ở của bạn?
-   Đâu là mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bạn.
-   Mức độ cần thiết của vị trí tuyển dụng.

3. Không tiết lộ quá nhiều thông tin về mức lương trong quá khứ là chìa khóa vàng trong quá trình đàm phán. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi về mức lương tại các công ty cũ và mức lương mong muốn. Trong những tình huống này, bạn phải luôn cẩn thận về những gì mình sẽ trình bày, vì càng trì hoãn tiết lô những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng thỏa thuận lương sau này. Nếu cảm thấy có gì đó không thoải mái thì tốt nhất không nên tiết lộ mức lương củ tại hôm phỏng vấn.

4. Chỉ tập trung vào nhu cầu của ứng viên hơn là các giá trị họ có thể đóng góp. Nhiều ứng viên chỉ tập trung vào những điều mình cần hơn là các giá trị mà họ có thể mang lại cho nhà tuyển dụng. Tốt nhất bạn hãy nên cho nhà tuyển dụng biết khả năng đóng góp của mình vì nó là mấu chốt quan trọng giúp bạn có thể thỏa thuận lương và quan trọng hơn là giúp bạn có được một mức lương phù hợp với khả năng của bản thân.

5. Không được chấp nhận công việc quá nhanh. Quá trình tìm việc có thể kéo dài hàng tuần hoặc nhiều tháng liền. Tuy nhiên khi có Đề nghị từ nhà tuyển dụng thì cũng cần phải xem xét lại xem công việc đó có phù hợp với mình hay không. Khi bạn được nhà tuyển dụng chọn thì bạn có quyền thỏa thuận các điều kiện sao cho phù hợp với công việc mình được giao cũng như khả năng của chính bản thân mình.

6. Không được từ chối công việc quá nhanh. Nhiều ứng viên nhanh chóng từ chối các nhà tuyển dụng khi mức đề nghị không như mong muốn. Trong nhiều trường hợp bạn có thể từ chối ngay lập tức nhưng nếu được bạn hãy luôn xin thêm thời gian để cân nhắc. Nếu mức lương quá thấp, bạn có thể từ chối ngay tuy nhiên nếu mức lương còn có thể chấp nhận được thì bạn có thể cân nhắc, tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến thưởng, phụ cấp, bảo hiểm...

8. Nếu bạn thực sự muốn làm công việc này nhưng nhà tuyển dụng lại đưa ra mức lương quá thấp thì bạn khoan vội từ chối và hẹn một buổi làm việc khác về lương bổng như vậy có thể cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang phân vân xem có lựa chọn công ty họ không cũng như mức lương họ đưa ra đã phù hợp chưa và trong thời gian suy nghĩ bạn có thể tìm hiểu thêm về công việc này ở các công ty khác.

9. Không yêu cầu nhà tuyển dụng xác nhận thỏa thuận bằng văn bản. Sau khi thỏa thuận thành công, bạn phải yêu cầu nhà tuyển dụng xác nhận lại bằng văn bản. Nếu nhà tuyển dụng cố tình lảng tránh việc này, bạn phải cân nhắc lại về việc có ký vào đơn chấp nhận làm việc tại công ty hay không. Bởi lẽ việc xác nhận bằng văn bản là thể hiện giá trị pháp lí của bản giao ước mà hai bên đã kí kết, từ đó bạn có thể yên tâm hoàn thành công việc của mình.

TT/Blogcamxuc