Thứ Hai

Nguyên nhân cá chết ở biển Miền Trung cả một đám đông lên đồng tỏ ra nguy hiểm

TÌM NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT Ở MIỀN TRUNG

Một số điểm về sự kiện cá chết ở miền Trung cần xem xét lại:

(1) NHỮNG AI CHỨNG KIẾN CÁ CHẾT?

99,99% không trực tiếp chứng kiến cá chết ở biển miền trung mà chỉ đọc tin, xem ảnh, xem clip trên báo, trên internet, trên facebook.

Cá chết ở hồ Michigan Mỹ 2008
Kể cả người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, tỷ lệ không trực tiếp chứng kiến cá chết cũng đến 99,9%.

Kể cả các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia môi trường, sinh vật, thuỷ sản... đã lên báo nhận định về nguyên nhân hầu hết cũng chưa ra biển miền Trung trực tiếp xem cá chết, lấy cá chết về nghiên cứu.

(2) NHIỀU THÔNG TIN KHÔNG CHÍNH XÁC

Chúng ta và các chuyên gia đã không chứng kiến trực tiếp lại nhận được nhiều thông tin không chính xác:
- Bức ảnh cá chết dầy đặc nhất trên báo lại là bức ảnh lấy từ cá chết ở hồ Michigan ở Mỹ năm 2008 (các bức ảnh cá chết dạt vào ven biển Việt nam chỉ có một vài con nằm dải rác, tỷ lệ thấp hơn rất nhiều lần).
- Clip cá chết trong vòng 2 phút là một clip dàn dựng của phóng viên VTC.
- Báo chí giật tít câu view bằng những từ "cá chết ồ ạt dạt vào bờ" trong khi ảnh minh hoạ chỉ có một vài con.

Những thông tin không chính xác này đã tăng mạnh cảm xúc, sự hoang mang, lo sợ của cộng đồng.

(3) THẬT SỰ CÁ CHẾT NHIỀU HAY ÍT?

Không có một thống kê nào cho biết thực sự cá chết là bao nhiêu? Có thông tin tổng số cá chết là 70 tấn, có thông tin nói riêng Quảng Trị là 35 tấn, riêng Thừa Thiên Huế là 35 tấn, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình không có số liệu?

Giả sử tổng số cá chết là 70 tấn thì là nhiều hay ít? Tôi cho là ít vì 2 lý do:
- So với các thảm hoạ cá chết ở hồ Michigan Mỹ 2008, cá chết ở bờ biển Mỹ, Chile, Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia... thì số lượng và tỷ lệ ở miền Trung còn thấp hơn nhiều.
- So với sản lượng thuỷ sản của cả nước cỡ 7 triệu tấn/năm (7 triệu tấn này chỉ là một phần rất nhỏ của cá trên biển).

(4) HIỆN NAY CÁ CÒN CHẾT KHÔNG?

Không có thống kê nào chỉ ra là hiện nay cá có còn chết không và nếu còn chết thì tăng hay giảm. Nếu tăng thì vấn đề đáng lo ngại, nếu giảm thì bớt lo ngại hơn.

(5) CHÚNG TA ĐỀU CÓ ĐỊNH KIẾN

Để xác định nguyên nhân, hầu hết chúng ta đều có định kiến:
- Nhất định không phải do thuỷ triều đỏ
- Nhất định là do độc tố
- Nhất định là do Formosa xả chất độc theo đường ống ra biển

Rất nhiều GS, TS, chuyên gia về môi trường, sinh vật, thuỷ sản đều khẳng định thuỷ triều đỏ thì nước biển phải có màu đỏ, màu xanh, màu xám, màu nước vo gạo và phải có mùi hôi thối, nên nguyên nhân do thuỷ triều đỏ là không có cơ sở, thậm chí là "sỉ nhục giới khoa học".

Duy nhất một mình GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học, người có 20 năm nghiên cứu về thủy triều đỏ cho biết rằng "Có loại thủy triều đỏ thấy được bằng mắt thường, nhưng cũng có loại vi tảo độc hơn xyanua hủy hoại sinh vật biển mà chưa cần nở hoa nên không làm thay đổi màu nước biển" và ông cho rằng công bố của Bộ Tài nguyên có thể có cơ sở. Ông và Viện Hải dương học đã tham gia thu thập mẫu vi tảo ngày 26-27/4/2016 trong vùng Vũng Áng (Hà Tĩnh) để nghiên cứu và hứa công bố kết quả trong thời gian sớm nhất.
Cá chết ở bờ biển miền trung
Tôi thì tin GS. TS Nguyễn Ngọc Lâm hơn vì chỉ có ông là chuyên gia thuỷ triều đỏ thật sự và ông đang hành động thật, chứ không chỉ thuần tuý đọc sách.

Trong trường hợp do độc tố, hầu hết chúng ta đều định kiến là do Formosa vì chỉ có Formosa có đường ống nước thải xả ra biển với công xuất lớn. Đây cũng là một định kiến, bởi chúng ta kết luận dựa trên suy đoán chứ chưa có một bằng chứng khoa học khách quan.

(6) NƯỚC BIỂN MIỀN TRUNG CÓ ĐỘC KHÔNG

Trong trường hợp cá chết do độc tố thì bằng logic tôi tin rằng nước biển miền trung (trừ Hà Tĩnh) không có độc tố, lý do:
- Biển rộng lớn và vĩ đại vô cùng, mọi thứ khác đều vô cùng nhỏ nhoi so với biển, đường ống thải của Formosa không bằng một sợi tóc trong biển hồ. Nguồn nước thải của Formasa chỉ làm chết những con cá trong một phạm vi nhất định, sau đó độc tố nhanh chóng bị pha loãng bởi sự mênh mông của biển.
- Đà Nẵng đã xét nghiệm 4 mẫu nước biển và đều cho kết quả nước biển Đà Nẵng sạch. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nếu có xét nghiệm tôi tin rằng cũng sẽ cho kết quả sạch. Riêng Hà Tĩnh tôi khuyên cũng nên tổ chức xét nghiệm và cho công bố công khai. Lưu ý rằng nếu nước biển Hà Tĩnh có kết quả xét nghiệm là sạch thì không đồng nghĩa rằng Formosa không thải độc tố.

(7) NGUYÊN NHÂN THẬT SỰ LÀ GÌ?

Về nguyên nhân thuỷ triều đỏ chúng ta cần chờ thêm vài ngày để GS TS Nguyễn Ngọc Lâm và viện Hải dương học trả lời sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu vi tảo từ Vũng Áng.

Về nguyên nhân độc tố do Formosa: không biết đã có cơ quan nào lấy trực tiếp mẫu nước thải từ đường ống của Formosa để xét nghiệm chưa:
- Nếu xét nghiệm xong mà có độc tố thì Formosa không những phải khắc phục mà còn phải đền bù thiệt hại cho ngư dân các tỉnh miền trung.
- Nếu xét nghiệm xong mà không có độc tố thì vẫn chưa thể kết luận nước thải của Formosa không có độc tố, có khả năng Formosa đã dừng thải chất độc ra biển. Trường hợp này cần tiếp tục theo dõi và giám sát Formosa, nhất là giai đoạn Formosa đi vào hoạt động hết công suất.

Nếu mở rộng thêm suy nghĩ thì có còn nguyên nhân nào khác không?

Theo tôi vẫn còn một nguyên nhân nữa: vẫn do độc tố, nhưng không phải do Formosa mà có thể do một nhà máy khác hoặc một chiếc tàu lạ, ban đêm bí mật chạy dọc ven biển miền Trung thả chất độc xuống biển; Nếu do nguyên nhân này thì hiển nhiên tàu lạ phải của ai đó muốn hãm hại cả Việt nam và Taiwan (Formosa). Nguyên nhân này có khả năng vô cùng thấp, nhưng không nên bỏ qua.

Theo CaoBao Do