Thứ Ba

Du lịch Việt nam đang tự chặt chém vào tương lai

Du lịch là nhu cầu văn hóa của con người. Dù với hình thức nào cũng là tìm kiếm cho mình cảm giác thư thái tự do. Nó kỵ nhất là những thứ gây khó chịu, làm phiền, cảm giác bị quấy rầy... vì thế các dịch vụ du lịch trước tiên phải cho họ thấy rằng, họ là sứ giả, là thượng đế, được chào đón nồng nhiệt ở bất cứ đâu. Bởi họ bỏ tiền ra để được phục vụ, và họ cũng phục vụ xứ sở mà họ đang đặt chân đến. Nhưng liệu những nguyên tắc tối thiểu ấy có được thỏa mãn ở Việt nam?

Chỉ cần căn cứ vào hàng loạt các vụ chặt, chém thời gian gần đây mà báo trí mổ xẻ bạn sẽ thấy, câu trả lời là không toàn phần.

Hẳn nhiều người là nạn nhân những vụ chặt, chém ấy còn chết khiếp Việt nam, khi đã tim đập chân run khi trở về với đất nước của họ. Không biết họ xẽ nói với bao nhiêu người về một đất nước chặt, chém với thái độ không thể nào xấu hơn được, để những người họ nghe kể lại sẽ cạch mặt Việt nam và không bao giờ có ý đến thăm Việt nam nữa. Quy luật lan truyền sẽ không bao giờ rừng lại, nó sẽ tăng lên theo cấp số nhân.
Du lịch Việt nam đang tự chặt chém vào tương lai
Đó chính là căn bệnh thiểu năng mãn tính của ngành công nghiệp không khói Việt nam. Thế là khoản tiền mà một số nước chiếm tới 20% GDP ấy cứ xa vời vợi với nền kinh tế Việt nam.

Trong khi chúng ta không những mất đi cơ hội vàng để quảng cái hay cái tốt  của du lịch nước nhà ra thế giới, thì chúng ta lại còn gánh thêm tiếng xấu khó thể rũ bỏ về một quốc gia tối mắt bì tiền, bất chấp mọi tiêu chuẩn văn hóa, để cho ra thứ văn hóa chợ búa, bắt chẹt.

Xấu hổ lắm thay cho ai có trách nhiệm, có lòng tự trọng, tự tôn dân tộc.
Chúng ta luôn sẵn một tiềm năng du lịch to lớn, về mọi khía cạnh. Đất nước trải dài, hệ sinh thái đa dạng, nhiều tầng bí ẩn. Tức là chúng ta có dầy đủ sức hấp dẫn về địa lý, phong cảnh thiên nhiên để mời gọi và giữ chân khách. Chúng ta có một nền văn hóa đa dạng, lịch sử độc đáo hấp dẫn, một loại tài sản tinh thần đặc biệt.

Có khá nhiều người biết đến Vietnam war, họ muốn tận mắt chứng kiến một dân tộc đã ròng rã chiến đấu hàng trăm năm như thế nào, tận mắt chứng kiến những điều thật khó tin về một đất nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng những cường quốc thế giới ấy như thế nào. Chuyện chẳng có gì đáng tự hào, nhưng đó là lịch sử, nó đã chải qua. Đấy có lẽ cũng là sự bù đắp của trời, đất, chúng ta phải biết kiếm tiền có văn hóa. Nhưng vì sao, so sánh với các nước khác trong khu vực, tầm của Việt nam sao vẫn kém và lép vế đến vậy? Xem ra vẫn còn phải lép vế dài dài.

Trong khi Singapore có hơn chục triệu du khách ngoại, thì Việt nam ta còn đang mơ con số 5-6 triệu? Chỉ một vùng biển Thái Lan mỗi năm đón đến 11 triệu lượt khách về nghỉ ngơi, trong khi hỏi xem Hạ Long, kỳ quan thế giới được bao nhiêu? Hay chỉ là cái danh hão tự chúng ta huyễn hoặc nó cho mình vui?

Trong khi chúng ta mời chào khách bằng những quảng cáo tốn kém, những khu hội chợ quảnh bá văn hóa, bạc tỷ được tổ chức ở khắp các nơi trên thế giới...thì dường như chính sách của chúng ta lại làm điều ngược lại. Đó là thủ tục rườm rà, sách nhiễu, nói một đằng làm một nẻo, trong khi bản chất của du lịch là tạo mọi cơ hội để họ tiêu tiền thì lại chẳng có gì để họ ăn chơi, mua sắm. Nó không chỉ làm khách cụt hứng mà còn khiến họ cảm thấy đi chơi còn mệt hơn cả đi làm ở đất nước họ.

Nhưng tệ hại hơn lại không phải là vấn đề vừa nêu, mà là một bộ phận cư dân làm du lịch, họ không quan tâm đến danh dự quốc gia, bỏ qua mọi liêm sỉ tối thiểu, chỉ cốt sao thủ lợi cho mình bằng những cách gọi thẳng ra là cướp giật. Những công dân thiểu năng văn hóa ấy quên rằng, nhân tố văn hóa bản địa, lối sống khác lạ, không chỉ gât tò mò, mà còn khiến họ cảm thấy thú vị, gây cho khách cảm hứng sống, cảm hứng sáng tạo sau mỗi chuyến đi.
Họ bỏ tiền ra để mua điều đó. Đáng lẽ người dân và chính quyền phải tìm cách làm đẹp hình ảnh đất nước trong con mắt họ, thì những gì xảy ra ở Việt nam đều là ngược lại, tức là họ đang tìm mọi cách để xua đuổi du khách.

Không nói thì ai cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra với ngành du lịch tiếp theo, và cao hơn là hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Vì vậy đừng tự ru ngủ mình bằng vài ba cái nhất hão huyền, chẳng mang lại được danh tiếng thực sự và tiền bạc.
Hãy tỉnh dậy đi, những con người đang ngủ mơ, và những cư dân thiểu năng văn hóa.

DA-Minh Truong