Thứ Tư

Chuyện đạo đồ và Văn Hóa ăn cắp ý tưởng của người Việt

Người Việt nam thật chẳng biết thế nào là sĩ diện và long tự trọng

Chẳng là tôi đang làm cho một công ty của Nhật, phụ trách mảng marketing nên thấy vấn đề ăn cắp với đạo là cũng có chút nóng mắt.

Nhất là ông sếp của tôi thì cự kỳ bực tức khi mỗi khi ông lướt web, thấy ý tưởng hay sản phẩm của chúng tôi bị người ta đạo, nhái y chang bản gốc. Không những thế họ còn công khai dùng luôn cả hình ảnh và nội dung hay bất cứ thứ gì từ phía công ty chúng tôi mà không cần chỉnh sửa.

Sếp tôi nói với tôi cậu phải có giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. Tôi nói, ở Việt Nam chuyện ăn cắp ý tưởng của người khác, hay dùng y bản chính của người khác là chuyện quá bình thường.


Còn nếu anh muốn được bảo vệ chắc anh phải chi ra một số tiền lớn, hoặc là anh về Nhật thì mới có thể chấm dứt được tình trạng này. Người Việt nam và văn hóa Việt nam họ cho đó là những điều bình thường của cuộc sống, với họ thì đó chẳng có gì là to tát.
Cuộc sốn còn thiếu thốn, họ không quan tâm lắm đến cái họ đang dùng là hàng của ai, và ai đang dùng hàng của họ. Cái họ quan tâm là cuộc sống của chính họ mà thôi.

Sếp tôi thì cứ làu bàu từ sang đến trưa, người Việt nam thật chẳng biết thế nào là sĩ diện và long tự trọng. Luôn cho là mình đúng, làm việc thì chưa làm đã nghỉ, chỉ chực chơi và chốn việc, đi sớm về muộn. Không biết tự ý thức bản thân  cho đúng, chỉ dình đi ăn cắp của người khác…vv và vân vân.

Nhưng anh ấy nói cũng đúng, nếu long tự tôn mà bị bỏ đi quá xa, sự ý thức để phát triển cho mình một sản phẩm mới, một con đường mới sẽ chẳng bao giờ được hình thành. Làm sao phát triển được đây?

Cái văn hóa, đạo và ăn cắp trí não của người khác hình như nó đã ăn vào máu mõi người rồi thì phải, và nó đã hình thành lên một cái văn hóa, gọi là văn hóa copy con người Việt.

Ăn bữa cơm trưa, hay làm một việc gì đó cũng chỉ biết sai người khác. Trong khi tôi tận mắt chứng kiến anh sếp tôi cư sử một cách cực kỳ đáng nể. Khi ăn trưa xong, tôi ngỏ ý dọn đồ cho Sếp thì sếp gạt tay tôi đi và nói, cậu đừng có bê cái văn hóa Việt nam vào công ty, ai ăn thì người đó tự biết phải dọn, cậu đi làm việc của cậu đi, để đó cho tôi.

Lúc đầu tôi tưởng sếp nói vậy thôi, chứ cứ dọn đi chắc không sao, nhưng khi định thò tay vào để dọn tiếp thì anh quát, làm tôi giật mình. Khi đó tôi mới nhận ra rằng, mỗi lần anh với anh giám đốc ăn xong đều ai có người đó dọn và chỉ khi đi bỏ đồ đi mới để chung vào thôi. Thực sự cách hành sử từ những điều nhỏ nhặt này làm tôi thấy rất nể anh!

Hay có những lúc nhân viên đi ra vào phòng không đóng cửa, mà trong phòng có điều hòa thì thực sự to chuyện, anh sẽ gọi nhân viên đó và mắng rất nặng. Tôi lúc đó chỉ nghĩ, có cái cửa thôi mà có cần phải nặng lời thế không?
Nhưng sau khi mắng xong anh giải thích, đây là văn hóa, và đánh giá tính cách con người, đặt biệt là phải biết tiết kiệm, kể cả đó không phải là của mình. Người Việt nam không biết sống vì cái chung, chỉ biết tiết kiệm cái của riêng mình mà thôi, thực sự quá ích kỷ!

Còn nếu ở Nhật, cậu vi phạm đến lần hai, chắc chắn cậu sẽ được tôi cho nghỉ việc ngay lập tức, sự nghỉ việc ở đất nước tôi là một hình phạt cực kỳ lớn, sự hổ thẹn và nhục nhã sẽ bao trùm lên cậu. Cậu thực sự khó mà kiếm được một công việc khác.

Sau ba năm làm việc với anh tôi học được rất nhiều điều, từ chuyện sếp cái hồ sơ ra sao, chuyện soạn cái email thế nào, và gửi bất cứ thứ gì cho khách hàng…vv và vân vân. Có ty tỷ cái mà mình cần phải học tập ở người Nhật, mọi thứ với họ đã là văn hóa.
Vậy sao chúng ta không học cái gì đó để thành một nét văn hóa tốt, tại sao cứ đạo, nhái, trốn thuế, ăn cắp, ăn trộm…vv lại trở thành cái văn hóa của đất nước đối với người nước ngoài?


David Nguyễn