Thứ Sáu

Quyết định sai lầm lớn nhất đời Hitler

Trong thời gian cầm quyền, trùm phát xít Hitler đã có những quyết định sai lầm dẫn đến bại trận trước quân đồng minh.

1.Một trong những quyết định sai lầm lớn nhất của Hitler đó là lần ra chỉ thị trong cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử quân sự (D-Day). Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới 2, trùm phát xít Hitler đã không đưa ra quyết định kịp thời dẫn đến thất bại khủng khiếp.

Vào ngày 6/6/1944, chiến dịch Neptune đã mở đầu chiến dịch Overlord của quân đồng minh nhằm tiêu diệt phát xít Đức đang xâm lược ở khu vực Tây Âu. Cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử quân sự là một trong những bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

Quyết định sai lầm lớn nhất đời Hitler
Erwin Rommel là viên tướng nổi tiếng của Đức quốc xã phụ trách nhiệm vụ bảo vệ bờ biển với số lượng tăng thiết giáp và binh sĩ hùng hậu. Tuy nhiên, khi quân đồng mình tiến vào lãnh thổ Bắc Âu, tất cả đơn vị xe tăng thiết giáp của Đức được lệnh ở yên vị trí chờ lệnh.

Hitler có thói quen là khi đang ngủ không ai được phép làm phiền hay đánh thức mình. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo Đức Quốc-xã đã không đưa ra quyết định kịp thời để điều động đơn vị xe tăng thiết giáp ra trận, đẩy lùi kẻ thù. Nếu như Hitler ra quyết định kịp thời thì quân đội Hitler có thể đẩy lùi được cuộc đổ bộ lên bãi biển của quân đồng minh.

2. Quyết định mở cuộc tấn công xâm lược Moskva vào năm 1941 của Hitler được cho là quyết định sai lầm lớn nhất trong lịch sử quân sự. Cụ thể, vào tháng 6/1941, Adolf Hitler đã phá vỡ hiệp ước không xâm lược ký kết vào năm 1939 khi tiến hành xâm lược Nga với hơn 3 triệu quân, 7.000 khẩu pháo, 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay.

Trước bối cảnh đó, Liên Xô bị choáng ngợp trước sự tấn công dữ dội của Đức quốc xã nên ở vị thế yếu hơn. Trong tuần đầu tiên của cuộc xâm lược, 150.000 quân Liên Xô đã thiệt mạng.

Đến mùa thu năm ấy, quân Đức đã bắt hơn 3 triệu tù nhân chiến tranh Liên Xô. Nhưng cuộc chiến tranh trên đã tốn nhiều thời gian hơn dự kiến. Hitler chỉ dự định tấn công Liên Xô trong mùa hè nhưng không ngờ cuộc chiến tranh kéo dài hơn dự tính.

Khi cuộc chiến bước sang mùa đông, quân đội Đức lâm vào tình cảnh thiếu thốn quần áo, thực phẩm, dụng cụ, thuốc men… Khi quân đội Liên Xô tấn công trở lại, phát xít Đức đã không còn đủ sức chống chọi và gặp thất bại ê chề.

Theo KIẾN THỨC