Thứ Tư

Bớt cái tư duy cứ dịch vụ thì TBCN còn nghĩa vụ lại XHCN vầy đi

Hôm nay tôi mới xem clip bạn Dan bình luận về người Việt nói tiếng Anh mà mọi người bàn tán. Tôi thấy các bạn giáo viên trung tâm phát âm vài chỗ có không chuẩn, song ko nghĩ hậu quả sẽ nghiêm trọng như nhiều người Vn hốt hoảng. Liên quan đến thử nghiệm của Dan có vài vấn đề gây ảnh hưởng đến kết quả và sinh ra sự sợ hãi lớn hơn cần thiết ở dư luận, mà tôi sẽ lần lượt phân tích dưới đây:

1. Thế nào là nghe hiểu được?
Dan nói chọn bố mẹ 2 người chưa từng sống lâu ở Vn vì “thái độ họ chính là thái độ người Tây ở Tây khi nghe người Vn nói tiếng Anh”. Nhưng một điều mấu chốt để phản ánh đúng thái độ người Tây khi nghe nói tiếng Anh thì Dan đã lại bỏ qua:

Tạo ra kịch bản thử nghiệm giống một đoạn hội thoại trực tiếp, tự nhiên, có ngữ cảnh.

Ngữ cảnh rất quan trọng trong giao tiếp. Câu How much does it cost của bạn nam trong clip, khi bạn ấy đang ngồi trên bàn học, nhấn từng tiếng để học viên dễ phân biệt, ok nghe không chuẩn. Nhưng bạn đó sang Mỹ, ở siêu thị, thì câu đó lại thừa chuẩn để bất kỳ ai, bao gồm cả 2 người trong clip, hiểu rõ bạn ấy nói gì.

Bớt cái tư duy cứ dịch vụ thì TBCN còn nghĩa vụ lại XHCN vầy đi
Đây cũng là lý thuyết kiểm tra cơ bản. Trong các test như TOEFL, IELTS, TOEIC, được chuyên gia thiết kế mấy chục năm nay để đánh giá trình độ cho làm việc học tập bằng tiếng Anh, liệu có mấy khi người thi phải nghe đúng một câu chỏng lỏn rồi đoán đó là gì hay không? Nếu không phải ngữ cảnh được giới thiệu, thì đoạn nghe cũng đủ dài và ngôn ngữ đủ đặc trưng để có thể luận ra ngữ cảnh. Nhớ ko nhầm hồi học ôn có đoạn hội thoại còn thêm cả mưa rơi tàu hú chuông reo cho dễ đoán. Nếu chỉ cần xem clip phát 2 từ “big game” rồi đố nhau nghe thấy gì, thì những người làm test chuyên nghiệp có cần xây dựng các hội thoại vừa lắt léo vừa đặc trưng như các bạn vẫn thi hay không? Ngay khi chấm điểm, các test này cũng không đòi nghe được hết, mà chỉ quan tâm người thi có nắm được các ý cần thiết. Nghe được tất, nghe được từ khoá, hay chả nghe rõ mà đoán ra nhờ nắm ngữ cảnh đều đạt điểm như nhau, đều được coi đủ năng lực tiếng Anh như nhau.

Sang phần thi nói, reviewer cũng ko hỏi: cô nói thử câu này xem có chuẩn không. Mà đặt người thi vào hội thoại có tình huống, hay kịch bản để tự diễn và ở 2 trường hợp đều đánh giá độ hiểu được xét trong ngữ cảnh ông ta nắm rõ ấy. Đến đây bỏ nhỏ, nếu reviewer hiểu ngon rồi ai có accent nuột cũng được thêm điểm, nhưng so 2 người thi đều rõ ràng đủ ý như nhau, cái chênh đó to kiểu con tép trên mép con mèo vầy đó.
Như vậy, ở các test phổ thông, uy tín, khi nghe lẫn nói, không ai đòi hỏi việc phát âm tách rời ngữ cảnh như trong thử nghiệm của Dan. Bởi vì những người lập test biết rõ rằng, giao tiếp phải đặt trong ngữ cảnh mới là cách con người hiểu nhau trong cuộc sống.

2. Và accent thì giá trị đến đâu?
Với các trung tâm, giải quyết khôn là im lặng không thanh minh. Nhưng với dư luận, khách hàng tương lai của các trung tâm này và có thể nhiều trung tâm khác, thì việc xác định độ sai độ nghiêm trọng của accent đến đâu lại cần thiết. Học tiếng Anh giống mua xe, nhu cầu bạn trước nay chỉ cần đi xe máy, một ngày đẹp giời lên youtube thấy bảo đi xe máy trời nắng khói bụi cực tím hại da có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nói chả sai chỗ nào, nhưng bạn có hốt hoảng mua ô tô không? Có một khoảng cách giữa đầu tư cho tiếng Anh và phương tiện đi lại, song cơ bản vẫn là: nếu ko hiểu rõ cost/benefit của những lựa chọn hiện có trên thị trường, lẫn ko hiểu rõ nhu cầu bản thân, thì khá dễ đầu tư sai cách và lãng phí.

Với cân nhắc ấy, tiếng Anh trong clip bảo hay thì quả không phải, nhiều chỗ nghe cũng hơi điệu chảy nhớt, dưng bảo không thể hiểu nổi với ko xứng đi dạy thì tiêu chuẩn của dư luận làm tôi khá hoang mang. Accent dân Việt thuộc loại dễ nghe hơn so với khá nhiều dân khác, nhất trong khu vực châu Á. Và cụ thể nếu ở mức như trong clip thì chả ảnh hưởng lắm khả năng nói hiểu ngoài đời ở Tây, chỉ cần nói chậm đi một chút. Vd cái câu phỏng vấn Kong, bố mẹ Dan nghe không hiểu gì nhưng anh chàng được phỏng vấn thì có vẻ hiểu đấy chứ (vì ko thấy Dan cắt ra đoạn anh ta thắc mắc gì cả). Đừng nên bảo vì đã là giáo viên tiếng Anh họ phải luôn chuẩn, đó là duy ý chí không xét hoàn cảnh thực tế. Giáo viên ở Vn đa phần là người học tiếng Anh đạt đến một trình độ nhất định thì chuyển sang đi dạy, và chính nhờ có lực lượng giáo viên amateur phổ thông đông đảo này mới cung cấp đủ cho nhu cầu lớn muốn học mà không đủ tài chính để thuê Tây. Còn muốn chuẩn như Tây thì các bạn có chịu trả họ ngang Tây ko? Nên bơn bớt cái tư duy cứ dịch vụ thì TBCN còn nghĩa vụ lại XHCN vầy đi.

Hai nữa, mức đó đủ làm thầy cho nhiều ng Vn, nếu học được theo là đủ để người Tây hiểu được trong thực tế. Dân Tây, vd các ông thầy Pháp của tôi, tiếng Anh có lúc accent còn tệ hơn, ko hề có accentuation vì bị ảnh hưởng từ tiếng Pháp không trọng âm, chữ h trong tiếng Pháp âm câm nên có tỷ từ tiếng Anh họ nói không đúng mơ gì đến trọng âm nhấn này nhấn nọ. Dưới đây là một đoạn trích trong phim The Pink Panther, đoạn nhân vật cảnh sát kinh điển Jacques Clousseau phải học tiếng Anh trước khi sang Mỹ. Đây tất nhiên có cường điệu, song phần nào cũng phản ánh những khó khăn kỳ cục của người Pháp khi học tiếng Anh.

Song le, các ông thầy nói không trọng âm và thiếu chữ h này vẫn trò chuyện trao đổi với đồng nghiệp Anh Mỹ, đi hội nghị trả lời phát biểu chưa thấy ai thắc mắc gì nghe hiểu. À, mà có một ông sau khi lấy vợ Mỹ xong gần chục năm thì cũng bắt đầu mới biết nói nhấn trọng âm và có h. Nên người Pháp accent nếu cố sửa chắc cũng sửa được, có chăng chắc chẳng thấy cần thiết đến độ ấy mà thôi. Khả năng nữa là chẳng thích lấy vợ Mỹ cho lắm.

3. Final verdict
Như vậy tôi thấy thử nghiệm của Dan không đủ để đánh giá tuyệt đối khả năng phát âm hiểu được các bạn trung tâm kia, vì set up của thử nghiệm ấy quá thiếu tự nhiên và không thực tế. Nó cũng chả đủ để đánh giá tương đối chất lượng, khi không có sự tham gia nào của các học viên từ thầy native speaker cũng như thiếu tương quan chi phí giữa các bên.

Thứ hai, nếu clip dừng ở góp ý thì cũng có ích nhất định, còn nếu tạo áp lực quá đà ko cần thiết thì lại hại cho việc học tiếng Anh ở Vn. Với cùng một số tiền trả, người dạy chắc chắn sẽ chỉ dành ra một khoảng thời gian hữu hạn nào đó cho việc tự nâng cao trình độ và soạn giáo án. Dư luận có tạo áp lực mấy mà không chấp nhận bỏ thêm tiền thì số giờ này cũng không thể nở lên thái quá bởi sẽ chả bõ để ai theo nghề ấy. Chỉ trích thừa thãi do vậy khả năng lớn chỉ dẫn đến các giáo viên Vn lách qua bằng dành nhiều thời gian nâng cao accent song lại hy sinh bớt thời gian luyện nhiều yếu tố khác cần thiết hơn, và tôi không chắc đây là một sự chuyển hướng dạy/học khôn ngoan.

Xưa tôi từng rảnh đi học thử một lớp tiếng Anh của native speaker. Giáo viên (người Anh, giọng nghe cũng tương đối xoong chảo) toàn tập trung vào chữa accent trong khi kiến thức kỹ năng còn lại thì không cung cấp hay cải thiện hiệu quả. Buổi học nhiều lúc bị cắt vụn vì thầy ham lan man phô diễn phát âm khi đang thực hành các kỹ năng khác. Cuối cùng dẫn đến nhiều học sinh phát âm chắc cũng cải tiến nhưng từ vựng thì èo uột và khả năng diễn đạt vẫn nghèo nàn lủng củng, khá nhiều học viên cảm thấy hơi bị lừa tiền vì ko thu được gì ra tấm ra món. Còn phần tôi thì đơn giản là không nhìn thấy một tương lai nào để người Việt học tập làm việc được ở Tây với cách dạy tiếng Anh ất ơ như thế. Trong khi vẫn có rất nhiều tương lai giao tiếp cho một anh Ấn Độ nói tiếng Anh nặng tai khó nghe mà từ vựng và biểu đạt phong phú.

Để kết bài, tặng mọi người cái clip này, theo tôi là đoạn thú vị nhất phim Ant Man, hay ai thử cắt riêng vài từ rồi đố mọi người ai hiểu anh Micheal Pena này đang liến thoắng cái gì đây nha.