Chủ Nhật

Vài nét đặc sắc về Hitler, người Đức, Do Thái và truyền thông phương tây

Người Đức và niềm tin của người Đức dành cho Hitler


Adolf Hitler xuất thân là cựu chiến binh thế chiến thứ 1, sau đó gia nhập Đảng Công nhân Đức và đã từng đấu tranh bạo động cướp chính quyền vào năm 1923, với khẩu hiệu "giải phóng" cho dân tộc Đức.

Cuộc bạo động thất bại, Hitler bị bỏ tù nhưng từ đó lại được coi là 1 nhà đấu tranh dân tộc, 1 nhà cách mạng yêu nước. Trong tù, Hitler bắt đầu viết tác phẩm "Tranh đấu của tôi" và xuất bản sau khi ra tù. Tác phẩm này ngay lập tức đã trở thành 1 cuốn sách được đông đảo dân Đức ca tụng và khen ngợi, vì nó khơi dậy lòng tự tin cũng như tự tôn dân tộc của người Đức, khiến cho hàng trăm ngàn người bắt đầu tin yêu, thậm chí thần tượng Hitler.
Vài nét đặc sắc về Hitler, người Đức, Do Thái và truyền thông phương tây
Suốt cuộc đời mình, cho đến phút cuối cùng tự sát trong tầng hầm. Hitler chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã làm sai, rằng mình đã lầm lẫn, rằng mình quá ác độc khi gây ra cái chết của hàng triệu người. Hitler luôn tin rằng mình là người tốt, là người yêu nước, là người đưa nước Đức đến đỉnh cao.

Suốt gần 20 năm Hitler cầm quyền, hàng chục triệu dân Đức đã hết lòng tin tưởng và thần tượng ông. Họ tự nguyện và tình nguyện tin theo. Họ tin đến mức khi thấy Hitler tàn sát hàng triệu người, họ vẫn tin điều đó là đúng, là cần thiết để đưa nước Đức lên vị trí đứng đầu thế giới. Đấy là niềm tin của một dân tộc vào người đứng đầu dẫn dắt họ, sai hay đúng lịch sử và thế giới vẫn đang phán xét.

Nguyên nhân Hitler chống đối người Do Thái


Theo Mạng Truyền thông Công cộng (PBS, Mỹ), người Do Thái là đại diện của những điều mà Hitler khiếp sợ hoặc coi thường, như chủ nghĩa tư bản, tư tưởng hiện đại trong nghệ thuật, quan điểm chống chủ nghĩa dân tộc trong báo chí và các sản phẩm gợi dục. "Tôi đã tìm ra những đối tượng phải chịu trách nhiệm vì đã khiến nhân dân chúng ta lạc lối", Hitler khẳng định.

Tuy nhiên, một quyển sách xuất bản năm 2009 cho rằng, Hitler căm phẫn người Do Thái vì họ đã "cướp" chiến thắng của nước Đức trong Thế chiến 1, theo Telegraph. Quyển sách có tựa "November 9: How World War One Led to the Holocaust" (tạm dịch: Ngày 9/11: Thế chiến 1 dẫn đến nạn diệt chủng như thế nào). Tác giả là nhà báo, nhà sử học, tiến sĩ Joachim Riecker.

Riecker khẳng định: "Cốt lõi trong quan điểm bài Do Thái của Hitler là thất bại của nước Đức. Hitler đổ lỗi cho người Do Thái, cho rằng họ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ cũng như cuộc sống của hàng triệu người".

Một số giả thiết cho rằng, Hitler bắt đầu nuôi hận thù vì một bác sĩ người Do Thái không thể chữa khỏi bệnh cho mẹ của y, bà Klara.

Ông Riecker không hoàn toàn đồng ý, nhưng nhấn mạnh: "Adolf Hitler chỉ yêu duy nhất hai điều trong cuộc sống của hắn: người mẹ và Đế chế thứ 3". Bà Karla qua đời năm 1907 vì ung thư vú.

Hitler từng sống ở Munich, nơi phong trào khởi nghĩa chống chế độ quân chủ diễn ra vào ngày 9/11/1918. Người Do Thái đóng vai trò quan trọng trong phong trào khởi nghĩa ấy. "Ảo giác 'độc tố từ bên trong' về người Do Thái dẫn đến thất bại của nước Đức, kết hợp với nỗi đau mất mẹ, khiến Hitler hình thành quan điểm coi người Do Thái như chất độc mà y phải loại trừ", tiến sỹ Riecker phân tích.

Nếu người Do Thái thực sự thông minh thì họ đã không vong quốc suốt 2000 năm.


Người Do Thái giỏi buôn bán đơn giản bởi chẳng còn nghề nào khác để làm, vong quốc, không công cụ sản xuất, không địa vị xã hội nên họ phải làm nghề chẳng nhà nước phong kiến nào khuyến khích.Về bản chất, nói người Do Thái thông minh không khác nào nói người lái xe taxi có khả năng ghi nhớ đường tốt hơn những người khác.

Một khái niệm luôn bị đánh tráo đó là: người Do Thái là người theo đạo Do Thái chứ thực ra không phải để nói người dân tộc, chủng tộc Do Thái. Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo cực đoan (sau khi bị bóp méo, xuyên tạc suốt 2000 năm), cho dù giáo lý có cội nguồn là từ Do Thái giáo nhưng luôn thù ghét như con tu hú lúc nhỏ đi đá trứng "bố mẹ nuôi" chưa đủ, lớn lên còn đi mổ trứng thêm. Tại sao nhà tư tưởng cực đoan cứ xoáy vào chi tiết: Judas - kẻ phản bội Jesu là 1 người Do Thái? Đơn giản bởi lúc đó Thiên Chúa giáo mới chỉ là 1 quả trứng còn Hồi giáo còn chưa hình thành noãn. Xung quanh hàng vạn người theo Do Thái trong khi bản thân chỉ chiếm 1 lượng cực nhỏ, thì việc đổ tội này không khác nào 1 người nước ngoài đến VN bị va quệt rồi về nước nói toàn bộ dân tộc Việt Nam là dân tộc ý thức giao thông kém. Nói cho chính xác là với bản chất như vậy nên Thiên Chúa giáo chẳng ưa tôn giáo nào hết, cho dù là Do Thái, Hồi Giáo.

Trong khi đó, cái thực sự gọi là xung đột sắc tộc thì lại được đánh lận dưới danh nghĩa khác biệt chính trị. Sự thực là người Tây Âu gồm 5 chủng tộc di cư xuống phía Nam, khác biệt với chủng Slavo. Vốn dĩ hai bên đã chẳng ưa gì nhau từ đầu, nhất là khi nước Nga tiến vào thời kỳ phất lên với lãnh thổ to gấp đôi cả châu Âu thì càng bị ghét. Tất nhiên không phủ nhận nguyên nhân: Thiên Chúa giáo của người Nga khá khác biệt và cứng đầu với Vatican nên cũng bị ghét. Nếu Hitler chiến thắng và để ông ta sống thêm vài năm, người Nga chắc chắn sẽ bị thảm sát như người Do Thái (thứ đã bắt đầu manh nha).

Gần 30 triệu người Nga chết trong thế chiến 2 (đa phần là dân lành) thì không sao nhưng truyền thông phương Tây lại suốt ngày oang oác nói về 6 triệu người Do Thái bị giết. Nó nực cười không khác nào #prayforParis trong khi cùng lúc chỉ riêng số người Syria bị chết, mất nhà cửa phải liều mạng di cư lên tới hàng triệu.

Còn nếu đem tỷ lệ dân cư ra so sánh thì CamPuChia thời Pol Pot còn nguyên đấy, chẳng những phương tây không vác quân đi cứu thì thôi, đằng này lại đem một lệnh cấm và trừng phạt 1 đất nước, 1 dân tộc vĩ đại, những người đã cứu cả 1 dân tộc khác khỏi họa diệt chủng.

Nguồn: những người thích tìm hiểu về ww2