Thứ Bảy

Góc nhìn đối chiếu giữa Kitô giáo và Phật giáo, một bài viết kinh điển nên đọc

Thần học gia Công giáo nổi tiếng người Đức, Romano Guardini (1885-1968), đã viết một bài suy niệm sâu sắc và đúng giáo lý về đời sống của Đức Kytô, nhan đề đơn giản ‘Đức Chúa’.

Trong bài viết, ông đã nêu lên sự kiên là trong lịch sử loài người, chưa hề có một ai hon đức Phật đã được coi như là người có thể ngang hàng đối tác với Đức Giêsu khi Đức Giêsu nói một lời quả quyết kinh ngạc là khi ngài đến trong trần gian, chính là để biến đổi toàn diện bản chất con người, biến đổi ngay đến tận gốc tận rễ, mặc dầu cả đức Phật cả Đức Giêsu làm công việc biến đổi đó mỗi người một cách khác nhau.

Trong tác phẩm ‘Các tôn giáo của loài người’, Huston Smith nói là trong lịch sử chỉ có hai nhân vật mà câu hỏi chính xác không phải ‘Ông là ai?’ mà là ‘Ông là người trần hay là thần linh?’ Hai nhân vật đó chính là Đức Giêsu và Đức Phật.

Góc nhìn đối chiếu giữa Kitô giáo và Phật giáo, một bài viết kinh điển nên đọc
Câu trả lời của Đức Phật thật rõ ràng ‘Tôi là người, không phải là thần linh’. Câu trả lời của Đức Giêsu cũng thật rõ ràng ‘Tôi vừa là Con Người vừa là Con Thiên Chúa’.

Đức Phật nói: ‘Đừng nhìn tôi, hãy nhìn đạo lý của tôi’; Đức Kytô nói: ‘Hãy đến với tôi’; đức Phật nói: ‘Hãy trở nên những ngọn đèn cho chính mình’; Đức Kytô nói: ‘Tôi là ánh sáng của trần gian’.

Thế nhưng về sau, đi ngược lại với nguồn gốc những điều tâm niệm sâu sắc của hai ngài, thì các nhóm môn đệ hậu duệ buổi đầu của đức Phật (giáo phái Tịnh Độ) (1) coi đức Phật là thần linh, còn các môn phái Đức Kytô, như môn phái lạc giáo Ariens và cải cách Modernistes, lại từ khước tư cách Thiên Chúa của Đức Kytô.

Do vậy mà những lời quả quyết tuyên bố của Đức Phật và của Đức Kytô thật hết sức khác nhau, đến nỗi chúng ta phải tự hỏi Phật giáo có đúng là một ‘tôn giáo’ hay không.

Phật giáo không hề nói đến Thiên Chúa hoặc Bà la môn, trong lúc đó thì Ấn độ giáo (sinh ra Phật giáo) có nói đến.

Phật giáo cũng không hề nói đến Atman, hoặc linh hồn. Chỉ dạy lý thuyết về ‘an-atta’, "vô ngã" (2)--- mỗi con người ta đều là thành quả của "ngũ uẫn" (3) (skandhas) được thành hình chỉ bởi một sự tất yếu nhân quả mà thôi… chớ không dựa trên một nội dung căn bản nào, "mình" hay "linh hồn"

Phật giáo không chối bỏ Thiên Chúa. Phật giáo im lặng về Thiên Chúa. Phật giáo tuyên xưng thuyết bất khả tri (4); không phải là vô thần. Nhưng Phật giáo không im lặng về vấn đề linh hồn. Sự phủ nhận linh hồn của Phật giáo có tính cách thực tiễn: Phât giáo dạy ta đừng nên quyến luyến với ao ước mộng mị, đừng vất tâm hồn vào thế giới ham muốn, đừng nên yêu đương. Thay vì dạy ta một tình thương riêng tư, cá nhân, tự nguyện: "agape" (tình thương hoạt động) Phật giáo dạy ta hỷ xả từ bi vô ngã, đại đồng gọi là ‘karuna’. Ở Tây phương tân tiến, ta thường nghe nói về tình nhân ái ‘agapè’ nhiều hơn là về "hỷ xả" bởi vì như Dostoyevsky nói, ‘tình thương thực hiện trong thực tế là một chuyện rất công lao, khủng khiếp khi đối chiếu nó với tình thương trong ước mơ’.

Karuna và Agapè mời gọi người môn đệ thực hiện những tác động của cùng một lòng xả thân quên mình, nhưng với hai tinh thần hoàn toàn khác biệt nhau. Cả hai điều này được minh họa qua câu chuyện về một vị chân tu Phật giáo giống như vị chân tu Kitô giáo là thánh Martin thành Tours, trao cho một người hành khất vô danh áo choàng của mình. Nhưng người môn đệ Phật giáo cắt nghỉa hành động nầy, không phải là "vì tôi yêu ông" hay là "vì Thiên Chúa yêu ông", nhưng "vì đây đúng là điều quang minh nhất phải làm. Tại vì nếu anh đang bị lạnh cóng tay, mà môt tay đang mang hai găng tay, còn tay kia thì không có găng nào, đều rỏ ràng nhất phải làm, phải chăng là đưa cho tay trơ trụi kia môt cái găng?"

Luận chứng của Phật giáo không phải ở chỗ thoải mái của kẻ đã nhận, mà chính là ở chỗ người đã cho, tự thoát thân giải phóng khỏi sức nặng của cái ‘tôi’ chật hẹp. Cùng một kết quả đó cũng có thể đạt được mà không cần có người nhận. Chẳng hạn như một người đang thoát chạy trước một con cọp ăn thịt người, đang đứng trước bờ vực thẳm: lối thoát duy nhất của ông là lao mình xuống vực. Thế nhưng người đó thấy có cây nho, ông trèo lên cây nho để xuống vực. Khổ nỗi ở dưới vực lại có con cọp ăn thịt người thứ hai, rồi lại có hai con chuột: một con đen, một con trắng (âm dương) đang gặm ngon lành cây nho trên đầu ông ta. Đúng lúc cây nho sắp gãy, ông lại thấy một trái dâu dại trên mặt bờ vực thẳm. Ông hái dâu rồi ăn ngon lành. Thật ngọt ngào quá sức!

Người ‘chưa giác ngộ’ (chưa vào cõi niết bàn - nirvana) sẽ tự hỏi đâu là điểm cốt lõi hoặc tại sao người đó không đánh lạc hướng con cọp ăn thịt người với quả dâu trong tay. Còn người ‘đã giác ngộ’ thì sẽ lý giải câu chuyện ngụ ngôn đó như sau: ‘đối với con cọp, người đó là miếng mồi ngon của mình, hệt như quả dâu cũng là miếng mồi ngon của người đó’. Nói cách khác, cả ba, cả người cả cọp cả dâu, tất cả đều là một cái ‘mình’ vô ngã vô thường, có thể thấy trong đó bằng chứng hư ảo về cá tính cá nhân của mình. Không có linh hồn (5), vì vậy cũng không có sợ hãi, không sợ hãi chết chóc là vì không có ai để chết.

Với Phật giáo, ích kỷ (ưa chuộng cái ‘tôi’) khích động ảo ảnh của chính cái ‘tôi’. Với người Tây phương, người vô đạo sống theo thế tục hay kẻ sùng đạo, chính cái ‘tôi’ là nguyên do, và chủ nghĩa tôn thờ cá nhân là hậu quả. L’agapè là kết quả khác nhau của cùng một nguyên nhân: lòng vị tha, thay vì lòng vị kỉ, cũng là kết quả của cái ‘tôi’. Cho nên đối với người Phật giáo, agapè không có thể có được, là vì không thể nào có cái ‘tôi’ mà lại không có ích kỉ, không có cái ‘tôi’ mà không có cái “mình” bởi vì cái “tôi” không thể nào được xem như môt nguyên nhân có thể thay đổi cái kết quả; cái “tôi” đó chỉ là kết quả ảo tưởng của cái “mình”, cuối cùng chẳng có ai để mà thương hay để mà ghét cả.

Vậy làm sao mà một thứ chủ nghĩa đề cao hư vô hóa như thế, một thứ triết lý ‘trống rỗng hư vô’ như thế lại dược người phật tử coi là có giá trị giải phóng con người? Câu trả lời thấy ngay trong chính con người đức Phật: nhân cách và những biến cố trong cuộc đời ngài, đặc biệt lúc ngài ‘giác ngộ".

Cũng như Đức Giêsu, Đức Phật đã để lại cho hậu thế một thông điệp rất khiêu khích. Và cũng như Đức Giêsu, nhân loại đã tin ở đức Phật nhờ chính bản thân phi thường của ngài. Người ta miêu tả Đức Phật như ‘một vị thánh hiền đến mức tột bực’. Bạn hoặc tôi nếu nói lên những điều như Đức Giêsu và Đức Phật đã nói, thì người ta sẽ cười chế giễu ngay vào mặt. Có cái gì sâu thẳm và xúc động đã khiến cho một điều khó tin, lại trở thành đáng tin.

Những biến cố trong cuộc đời của Đức Phật có tính bi đát của đời trần ai mà đồng thời cũng là dấu hiệu loan báo sự hiện diện của một ‘cái gì đó’. Thế nhưng không phải chính cuộc đời của đức Phật hay bản thân ngài làm cho có Phật giáo, vì có thể có Phật giáo mà không có đức Phật, ngược lại không thể có Kytô giáo mà không có con người Đức Kytô.

‘Phật’ là danh hiệu, không phải tên riêng, cũng như ‘Kytô’. ("Messie") ‘Buddha’ là danh hiệu Đức Phật dành cho mình, vì ‘Phật’ có nghĩa là ‘người giác ngộ’, người đã tỉnh thức. Đức Phật quả quyêt tất cả chúng ta, trên phuong diện linh thiêng, trước khi đạt được đến kinh nghiệm thức dậy, tỉnh táo, đều là những người ngái ngủ. Sau đây là lịch sử cho thấy làm thế nào Phật đã trở thành Đức Phật, thế nào là một con người đã giác ngộ.

Vua cha của thái tử Samôn Gautama muốn con mình là một ông vua tài đức nhất lịch sử Ấn độ. Ngài để con ở trong cung, gìn giữ, che chở bao bọc con với tất cả những gì là quý báu ngon ngọt nhất của trần gian để con ham muốn làm vua. Thế nhưng thái tử, bất chấp lệnh vua cha, tò mò, ưa thích trốn ra khỏi cung điện. Có lần thái tử thấy 4 cảnh thương tâm đau lòng: ba cảnh đầu là một người bệnh tật, một người già và một người chết. Gautama tìm kiếm sâu xa để hiểu cho kỳ được căn nguyên của ba điều vừa khám phá: bệnh, lão, tử. Luống công vô ích. Đến lần thứ tư cuối cùng là cảnh tượng một người hành khất khổ hạnh bỏ cuộc đời đi tìm kiếm giác ngộ. Gautama quyết định làm theo như vậy.

Sau bao nhiêu năm trời ròng rả suy tư về cái mầu nhiệm thẳm sâu của đời người: tại sao con người khổ? Sau bao năm trời hành hạ thân xác trong niềm hy vọng giải thoát tâm linh mà không hề được toại nguyện, ngài thái tử bèn nhất quyết dấn thân đi vào con ‘đường trung dung’ giữa những năm đầu vừa qua sống trong sung túc tự mãn và cuộc đời khổ hạnh phạt xác trong những năm tháng sống nghiệt ngã sau này. Sau một bữa ăn đàng hoàng, lần đầu tiên từ mấy năm nay, ngài ngồi thiền trong tư thế hoa sen, dưới gốc cây thánh thiêng Bồ đề ở Bénarès, rồi tự bảo sẽ ngồi thiền như vậy nhất định không đứng lên cho đến khi được giác ngộ. Cuối cùng khi ngài đứng thẳng lên, tự xưng là Phật: thế là ngài đã thấu suốt bí nhiệm của cuộc đời.

Những khám phá phải được trải nghiệm qua thực tế, chứ không phải qua lời lẽ lý thuyết.

Phật giáo cốt thiết là một cảm nghiệm bản thân, không phải là một học thuyết. Thế nhưng, ngài Bu đa cũng đã dùng văn tự mà nói lên môt ‘pháp giới’ (dharna): 4 mệnh đề về Tứ Diệu đế đúc kết tất cả giáo lý của ngài. (6)

Dầu vậy mỗi lần có người môn đệ muốn đi xa hơn Tứ Diệu đế đó, ngài từ chối mà nói: ‘ngoài ra, những gì khác đều không đưa tới chân tâm chân thức’.

Diệu đế thứ nhất dạy cuộc đời này sinh ra là dukkha, ‘khổ’; tiếng phạn ‘duḥkha’ theo nghĩa đen là có ‘điều gì trục trặc, hoặc là điều gì ‘vỡ lỡ’, điều gì giống như là ‘tội lỗi’ nhưng không mang tính cách tương giao cá nhân: không phải một sự rạn nứt của một mối tương giao nhưng là của một nhận thức. Trong Phật giáo, đổ vỡ nội tâm là một ‘tin không lành’, đi trước ‘tin mừng’ ‘tin lành’,.

Điều này cắt nghĩa Phật giáo là chủ nghĩa ‘vô hồn’ Ham muốn tạo ra ảo tưởng một nhân vật riêng rẻ với một sự vật mà mình ham muốn đứng đối diện mình, một ảo tưởng như ‘ta là một, mà cũng là hai’. Chính giác ngộ làm cho ‘tắt lửa’ cái ảo tưởng này. ‘Tôi muốn cái đó’ tạo ra ảo tưởng có cái ‘tôi’ riêng biệt với ‘cái đó’. Sự cách biệt đó là nguyên nhân của khổ. Như thế, ham muốn tham lam khêu lên ngọn lửa đau khổ.

Diệu đế thứ ba dĩ nhiên là hậu quả trực tiếp theo sau. Bỏ đi nguyên nhân tức là bỏ đi hậu quả. Như thế, khổ đau có thể diệt được nhờ giác ngộ (nỉrvana) nếu diệt được lòng tham lam. Lấy xăng dầu đi tất là tắt lửa được.

Diệu đế thứ bốn dạy làm thế nào diệt được ham muốn bằng cách theo Bát Chính Đạo, để dẹp bớt cái ‘tôi’ trong tám lãnh vực của cuộc sống hướng ngoại hướng nội của con người. (ví dụ: suy nghỉ chơn chính (7); kết hợp tư tưởng đạo lý, v.v…)

Nội dung của Diệu đế thứ bốn là đặc điểm của Phật giáo, nhưng tinh thần cốt cách lại là phổ cập cho hoàn cầu. Mỗi tôn giáo, mỗi học thuyết triết lý, mỗi loại điều trị tâm linh hay thể xác, thảy đều phải bao gồm Tứ Diệu đế: trước hết là tìm cho ra các triệu chứng bệnh, sau đó là chẩn bệnh, rồi cho toa thuốc đúng với cơn bệnh và cuối cùng là điều trị bệnh. Theo thứ tự, đó là kết quả xấu, nguyên nhân xấu, kết quả tốt, nguyên nhân tốt.

Ví như Bốn chân lý cơ bản của chủ nghĩa Mát-xít là: đấu tranh giai cấp, Tư bản chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa, cuối cùng Cách mạng. Của Kytô giáo là: chết, tội lỗi, Đức Kytô, ơn cứu rỗi.

Giai đoạn quan trọng nhất trong Tứ Diệu đế là giai đoạn thứ hai: bệnh nhân có thể biết các triệu chứng bệnh của mình, nhưng chỉ có bác sĩ kinh nghiệm mới chẩn đoán ra nguyên nhân kín đáo của cơn bệnh. Một khi được chẩn đoán đúng đắn, hầu hết các bệnh đều có thuốc chữa tri và có thể được tham khảo trong một cuốn sách y khoa.

Về điểm quan trọng này - túc là vấn đề chẩn đoán con người ta - thì Kytô giáo và Phật giáo thật hết sức khác nhau. Bởi vì Đức Phật thì nhận chân rằng lòng ham muốn nơi con người ta là quá mạnh; còn đức Kytô lại thấy chúng quá yếu: ngài muốn yêu thương nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa: yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực của mình. Đức Phật giải quyết vấn đề khổ bằng một thứ chết thiêng liêng nhẹ nhàng không đau đớn: chữa cơn bệnh của lòng ích kỷ và tránh sự khổ từ đó mà ra bằng cách phải giết đi người bệnh, giết đi cái ‘tôi’ của người bệnh, cái vô ngã vô thường, cái "hồn", nơi người bệnh, giết đi cả cái tật coi mình là trung tâm thần thánh của vũ trụ.

Tuy vậy những đều vừa nói cũng không có gi mâu thuẫn cho lắm, bởi vì lòng con người ham muốn mà đức Phật nói, là một lòng ham muốn ích kỷ vị lợi, nó không phân biệt tình thương từ bi vị tha (agape) với tình thương ích kỷ (eros); nói đơn giản Đức Phật không hề cảm nghiệm gì về tình thương agapè cả. Đức Phật thông biết, và ngài lên án, sự ham muốn của con người về một cái gì đó thấp kém hơn mình, ví như tiền bạc, tình dục hay quyền lực, nhưng ngài không biết lòng ham muốn được có một cái gì cao cả hơn mình, lớn lao hơn mình. Đức Phật biết lòng tham lam, nhưng không biết Thiên Chúa. Và chắc chắn là người phương Tây chúng ta mà cuộc sống và các hệ thống kinh tế đều dựa trên sự tham lam của cải vật chất, thì ta phải biết đón nghe đức Phật khi ngài nói về những gì ngài biết và những gì ta lãng quên.

Tín đồ Phật giáo tuyệt đối cần nghe biết những gì họ chưa biết, đó là tin lành về Thiên Chúa và Tình yêu thương của Ngài.

Ignatius Press, Fundamentals of the Faith/ NT. Trần Thị Quỳnh Giao, FMM (chuyển ngữ)