Thứ Ba

Chặng đường dài thống nhất đất nước Việt Nam

Miền Bắc và miền Nam Việt Nam xum họp trong một quốc gia thống nhất từ ngày 02 tháng Bảy 1976. Mời các bạn theo dõi những thước phim lưu trữ, ghi lại hành trình đấu tranh dài lâu và gian khổ để tới đích độc lập thống nhất.

Năm 1964, Hoa Kỳ phát động cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Tháng Bảy năm 1964, Hoa Kỳ phái đến vịnh Bắc Bộ những tàu chiến của Hạm đội Bảy,   quần đảo khắp vùng bờ biển miền Bắc Việt Nam.

Chính ở đây cũng đã diễn ra sự cố như cái cớ cho sự xâm nhập của quân đội Mỹ vào Việt Nam.

Chặng đường dài thống nhất đất nước Việt Nam
Ngày 2 tháng Tám, theo như phiên bản Mỹ, tàu ​​khu trục "Maddox" của Hải quân Mỹ tiến hành do thám điện tử trong hải phận quốc tế của Vịnh Bắc Bộ. Con tàu này bị tàu ngư lôi của miền Bắc Việt Nam tấn công. Trong sự kiện có phần can thiệp của 4 máy bay chiến đấu từ tàu sân bay Mỹ "Ticonderoga". Sau cuộc va chạm ngắn tàu tuần phòng rút về căn cứ.

Còn theo phiên bản của miền Bắc Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô thì khu trục hạm Mỹ đã xâm phạm lãnh hải của Việt Nam DCCH. Các tàu tuần phòng đã cố gắng xua tàu Mỹ khỏi khu vực.

Riêng thực tế có đụng độ thì không bên nào phủ nhận.

Nhưng điều xảy ra hai ngày sau đó, vào tối ngày 04 tháng Tám, mới quả là chủ đề của cuộc tranh cãi nóng bỏng thật sự! Trong lúc đang có cơn bão nhiệt đới, radar của tàu khu trục "Turner Joy" phát hiện — hoặc dường như đã phát hiện — hàng chục "đối tượng chưa rõ" đang tiến đến sát gần, và tàu đã nổ súng. Mặc dù không một ai nhìn thấy đối tượng thật sự và cụ thể.

Thông báo về "những cuộc tấn công tái diễn" đã bay về Washington. Bất chấp là thông tin không đủ tin cậy, ba ngày sau đó, ngày 07 tháng Tám Tổng thống Lyndon Johnson đã thông qua Quốc hội cái gọi là "Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ", cho phép sử dụng lực lượng vũ trang Mỹ mà không cần tuyên bố chiến tranh để "bảo vệ tự do của các nước Đông Nam Á". Từ đó bắt đầu "chiến tranh Việt Nam".

Cuộc chiến kéo dài gần mười năm. Liên Xô đã dành mọi sự giúp đỡ  toàn diện, trước hết là về quân sự cho các lực lượng yêu nước của Việt Nam. Quân đội Hoa Kỳ đã nướng vào cuộc chiến này hơn 50.000 người.

Trong cuộc đấu tranh để giải phóng đất đai quê hương mình khỏi những "vị khách không mời", 1.100.000 chiến sĩ QĐND miền Bắc và lực lượng vũ trang của Mặt trận DTGP miền Nam Việt Nam đã hy sinh.

Nhưng ngay cả những con số này vẫn chưa thấm vào đâu so với những tổn thất khủng khiếp của dân thường. Theo ước tính tối thiểu — có 2 triệu người thiệt mạng.

Người Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam tới 14 triệu tấn thuốc nổ — gấp nhiều lần hơn so với toàn bộ bom đạn trên tất cả các mặt trận của Thế chiến II.

Với các phương tiện mặt đất và không quân, người Mỹ đã dùng bom napalm ở Việt Nam. Đã ném 372.000 quả bom napalm, thiêu sống người, tận diệt cây cối và nền tảng đến mức nhiều năm sau ở đó vẫn là vùng đất chết không thể hồi sinh.

Với máy bay và trực thăng, người Mỹ đã rải xuống lãnh thổ Việt Nam thứ vũ khí hóa học khủng khiếp nhất: 72 triệu lít chất khai quang "da cam", trong đó có 44 triệu lít chứa dioxin — chất độc nguy hại nhất. Điều đó gây thảm họa sinh thái ghê rợn mà hệ quả tàn khốc thì cho đến hôm nay người dân Việt Nam vẫn còn phải chịu.

Tháng Ba năm 1973, khi tiêu tan mọi hy vọng dùng vũ lực buộc nhân dân Việt Nam chấp nhận "nền dân chủ phương Tây", các đơn vị quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, các binh sĩ Mỹ thoát chết vượt qua 11.000 km để về nhà.

Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật cấm sử dụng lực lượng vũ trang Mỹ ở Đông Dương.

Lay lắt tồn tại thêm hai năm không có đồng minh bên kia đại dương cùng tham chiến, ngày 30 tháng Tư năm 1975 chế độ Sài Gòn sụp đổ.

Ngày 2 tháng Bảy năm 1976 toàn bộ Việt Nam trở thành một quốc gia thống nhất — nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Năm 2005, cơ quan tình báo Hoa Kỳ giải mật một số tài liệu. Từ đây lộ ra rằng ban lãnh đạo Mỹ hồi năm 1964 đã cung cấp thông tin sai lệch về những sự kiện trong vịnh Bắc Bộ, nhưng điều đó đến giờ không còn quan trọng nữa.

Theo Prunit