Thứ Tư

Câu 7: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN

Câu 7: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN

1. Nhân tố GDP bình quân đầu người.

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế cảu một quốc gia, phản ảnh khả năng tiết kiệm, đầu tư, chi tiêu cảu các tổ chức, đơn vị kinh tế và cá nhân dân cư. Thu nhập bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động viên ngân sách nhà nước. Nếu không xét đến nhân tố này sẽ có tác động không tốt đén các vấn đề về chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư trong xã hội.

Câu 7: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN
2. Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế

Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế. Tỷ suất doanh lợi cao thì nguồn tài chính càng lớn từ đó nguồn động viên vào NSNN càng nhiều.

Dựa vào tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN. Hiện nay tỷ suất doanh lợi của nước ta còn thấp nên mức động viên vào ngân sách nhà nước chưa cao.
3. Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước

Đối với các nước đang phát triển và những nước có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú thì tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến mức động viên NSNN. Kinh nghiệm của VN cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu thô và khoáng sản lớn hơn 20% thì mức động viên NSNN cao và có khả năng tăng nhanh. Trong thời gian tới VN sẽ tăng cường xuất khẩu dầu thô và khoáng sản từ đó góp phần vào tăng mức động viên NSNN.

4. Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước

Nhân tố này ảnh hưởng vào:

- Quy mô tổ chức bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Nhiêm vụ kinh tế -xã hội mà nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ.

- Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước.

Trong điều kiện các nguồn tài trợ cho NSNN không tăng thì việc nhà nước tăng mức độ chi phí của NN sẽ làm tăng tỷ suất thu NSNN.

Ở hầu hết các nước đang phát triển thì nhà nước luôn tham vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng việc đầu tư vào những công trình có quy mô lớn. Để có vốn đầu tư thì phải tăng thu. Nhưng trong thực tế tăng thu quá mức lại làm chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Đê giải quyết vấn đề này nhà nước cần sử dung các chính sách phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả trên cơ sở nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.

5. Tổ chức bộ máy thu nộp

Tổ chức bộ máy thu nộp phải gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, tránh được tình trạng thất thu thuế, trốn thuế, lậu thuế…. những nhân tố sẽ làm giảm thu của NSNN.

Câu 9: Khái niệm, đặc điểm, nội dung chi NSNN

-Khái niệm: Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

-Đặc điểm:
• Chi NSNN gắn với bộ máy Nnc và những nvụ kt,ctrị,xh mà Nnc đảm đương trong từng thời kỳ;
• Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước;
• Các khoản chi của NSNN được xem xet hiệu quả trên tầm vĩ mô;
• Các khoản chi của NSNN mang t/chất không hoàn trả trực tiếp;
• Các khoản chi of NSNN gắn chặt với sự vđộng của các phạm tru gtrị # như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v... (các phạm trù thuộc lvực tiền tệ).

-Nội dung chi NSNN:
+ Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:

1,Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội

2,Chi bảo đảm xã hội, bao gồm: 

• Giáo dục;
• Y tế;
• Công tác dân số;
• Khoa học và công nghệ;
• Văn hóa;
• Thông tin đại chúng;
• Thể thao;
• Lương hưu và trợ cấp xh
• Các khoản liên quan đến can thiệp of cphủ vào hđ kt
• Quản lý hành chính;
• An ninh, quốc phòng;
• Các khoản chi khác;
• Dự trữ tài chính;
• Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài.

+ Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước đựoc chia ra:
• Tiêu dùng cuối cùng (của Nhà nước): các khoản chi thường xuyên cho mua sắm của các cơ quan Nhà nước;
• Đầu tư kết cấu hạ tầng: xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản;
• Phân phối và tái phân phối xã hội: lương công nhân viên chức và các khoản trợ cấp xã hội, hưu trí

David Nguyễn