Thứ Năm

Về chuyện Đoàn Thị Hương đừng gào lên rằng Việt Nam không có hành động

Về chuyện chị Đoàn Hương idol mỹ nữ Sơn Nam Hạ.

Chia buồn với chị bị lĩnh án tử hình, tôi không biết chị là ai, nhưng dù gì cũng mang nghĩa đồng-bào, nên sẽ dành cho chị vài lời cảm thương sâu sắc.

Nếu chị giết người thật thì phải đền tội, luật pháp nghiêm minh không có ngoại lệ. Lần sau có giết thì hãy giết bọn ở Việt Nam, lũ dắt chó không rọ mõm dạo phố đi bộ Bờ Hồ chẳng hạn, nhân dân sẽ đúc tượng chị đặt ở đài phun nước.
Về chuyện Đoàn Thị Hương đừng gào lên rằng Việt Nam không có hành động
Nhiều bạn kêu rằng Việt Nam thiếu hành động giải cứu công dân, thế là thiếu hiểu biết. Đây không phải án mạng bình thường, chị Đoàn Hương bị buộc tội giết một người được cho là anh trai của lãnh tụ tối cao một cuốc gia sở hĩu vũ khí hạt nhân, ngay tại thủ đô của một nước Hồi giáo có chủ quyền, hành vi này thậm chí nguy hiểm hơn việc đánh bom đại sứ quán nước ngoài, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngoại giao, hình ảnh Việt Nam và xa hơn là an ninh cuốc gia.

Việt Nam nên hạn chế lên tiếng công khai ở các kênh ngoại giao, có thể tiếp xúc bí mật hoặc lên tiếng chung chung, như đề nghị phía Mã Lai điều tra xét xử đúng người đúng tội, tránh oan sai hay bỏ sót tội phạm, vv, chứ không thể đòi thả người hay can thiệp vào việc hành pháp của nước bạn trong một sự vụ có yếu tố chính trị. Điều này đi ngược lại tuyên bố trung lập không can thiệp của Việt Nam vào công việc nội bộ của các nước trên thế giới.
Chúng ta chỉ có thể lên tiếng qua những kênh không chính thống, ví dụ như Hội Phụ Nữ hoặc Hội đồng hương Nam Định anh hùng, chẳng hạn, những tổ chức này trên danh nghĩa không phản ánh quan điểm của bộ ngoại giao, cứ lên tiếng thoải mái éo ai cấm cả.

Sự vụ này đẩy Việt Nam vào thế khó xử, vì nó không chỉ liên quan tới 1 nước. Bất kỳ phát ngôn không cân nhắc nào, sẽ làm ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao với 3 nước đó là Mã Lai, Triều Tiên và Hàn Quốc. 2 trong số 3 nước đó có quan hệ thương mại và lao động quan trọng với Việt Nam, hành vi công khai ủng hộ tòng phạm trong một sự vụ được cho là thực hiện bởi tình báo Triều Tiên, tương đương với việc tuyên bố thù địch với chính quyền và nhân dân Hàn Quốc, các anh chị nên lưu ý điều này. Tôi tin rằng phía Hàn Quốc - đối tác kinh tế hàng đầu đang quan sát rất kỹ động thái xử lý của Việt Nam để cân nhắc lại chính sách ngoại giao.

Anh luật sư nào đó đang gào lên rằng Việt Nam không có hành động bảo vệ công dân ở nước ngoài, rằng chị sát thủ người Indo có tới 4 luật sư bào chữa, dẫn trường hợp một thằng người Úc gốc Việt buôn ma tuý bị tử hình ở Singapore được chính phủ Úc lên tiếng bảo vệ, rất hùng hồn và thống thiết.

Nhưng anh cũng là loại ngu học, 4 thằng luật sư được người nhà chị Indo bỏ tiền ra thuê chứ chính phủ Indo éo thừa ngân sách, nếu thích anh có thể góp tiền cho gia đình chị Hương thuê chục anh luật sư người Mã để tỏ lòng thành, anh thương đồng bào, nhưng không chịu bỏ đồng nào, thì thương làm éo gì hả anh?

Về vụ anh người Úc gốc Việt buôn ma tuý ở Sing, rất tiếc éo hề liên quan đến ngoại giao hay an ninh cuốc gia. Sự vụ chị Hương, thì phải so sánh với chính sách tước cuốc tịch đối với công dân Úc có liên hệ với tổ chức khủng bố ISIS mà chính phủ Úc mới bổ sung vào luật cuối năm 2015, họ không những không bảo vệ công dân, mà còn vứt bỏ ngay những thành phần gây ảnh hưởng tới ngoại giao, an ninh và hình ảnh của nước Úc, xin mời gúc thưa anh luật sư bố láo. Tôi băn khoăn sao khi Minh Béo bị cảnh sát Mỹ gài bẫy bắt giam, anh không mở mồm lên tiếng?

Nhiệm vụ của bộ ngoại giao đó là thúc đẩy quan hệ ngoại giao, chứ không phải phá hoại nó. Hành động thiết thực nhất lúc này, đó là hạn chế gây ồn ào, tránh để từ khoá "Việt Nam" xuất hiện trong các bài viết về sự vụ kể trên, ếch chết tại miệng, vướng vào xung đột chính trị giữa các nước thù địch hoàn toàn không có lợi lộc gì cả.

Lỗi có chăng thuộc về ban giám khảo khi xưa không chấm cho Đoàn Hương vào chung kết Vietnam Idol.

Nguồn: Chung nguyễn