Chủ Nhật

Chết khi đang tắm, nhiều người mất mạng rồi mà nói hoài không nghe

Trời lạnh nhiều người bỗng nhiên đột tử lúc đang tắm mà không hề biết nguyên nhân vì trước đó họ còn là những con người khỏe mạnh hơn ai hết. Đáng nói hơn tình trạng chết trong lúc tắm đang ngày càng báo động đặc biệt là ở người trẻ tuổi.

Trời lạnh nhiều người bỗng nhiên đột tử lúc đang tắm mà không hề biết nguyên nhân vì trước đó họ còn là những con người khỏe mạnh hơn ai hết. Đáng nói hơn tình trạng chết trong lúc tắm đang ngày càng báo động đặc biệt là ở người trẻ tuổi.

Chắc các chị còn nhớ những câu chuyện về nhiều người chết lúc đang tắm khi tuổi đời còn rất trẻ không ạ.

Chết khi đang tắm, nhiều người mất mạng rồi mà nói hoài không nghe
Diễn viên Thanh Phương là 1 điển hình, được biết anh vào phòng tắm và bị đột quỵ. Nguyên nhân cái chết được người nhà phỏng đoán là do Phương tắm nước nóng giữa lúc nhiệt độ ở Hà Nội đang xuống rất thấp, cộng thêm trong người đang bị cảm. 20 phút sau khi Thanh Phương đột quị gia đình mới phát hiện, đưa vào bệnh viện nhưng đã muộn.

Mùa đông năm 2013, một thanh niên 22 tuổi đã mất sau khi tắm. Trước đó, bố mẹ anh lên phòng gọi xuống ăn cơm thì thấy anh đã nguy kịch. Gia đình đưa anh đi cấp cứu, nhưng anh không qua khỏi.

Anh của chàng trai này rơm rớm nước mắt chia sẻ: Em nó ra đi khi còn trẻ quá, sức khỏe của nó bình thường, có lẽ do tắm tối, trời lại lạnh nên bị như vậy.Năm 2014 Toàn Shinoda qua đời ở tuổi 27. Lý do Toàn mất do anh vốn có bệnh về hô hấp, tắm xong vào nằm điều hòa nên bị suy hô hấp và không thể cứu được.

Tắm trong thời gian quá lâu và quá nhiều trong trời lạnh dễ khiến da bị mất nước, khô da, cơ thể rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu oxy dẫn đến đột quỵ bất ngờ.

Nền nhiệt độ xuống sâu dưới 6, 7 độ như hai hôm nay khiến nhiều người lười tắm, hậu quả là bị ngứa ngáy khắp người. Nhiều người có con nhỏ càng không biết nên tắm cho con hay không.

Tuy nhiên, một số sai lầm nhiều người mắc phải khi tắm vào ngày đại hàn còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây là những điều bạn cần tuyệt đối tránh khi tắm vào trời lạnh:

– Tắm muộn: Ban đêm nền nhiệt độ xuông thấp nhất, tuần hoàn máu kém hơn nên tắm khuya dễ bị cảm lạnh, gây thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê.

Đặc biệt nguy hiểm là bị cảm, nhất là khi đã có men cồn, chất kích thích trong máu dễ gây tử vong.

– Dội nước từ đầu xuống chân: Dù bạn có tắm nước nóng cũng không được dội thẳng nước từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Hãy dội nước vào hai chân, hai tay cho cơ thể quen với nước rồi mới đến toàn bộ cơ thể.

– Tắm quá lâu, quá nóng: Cho dù làm tắm nước nóng, bạn cũng không nên tắm quá lâu vì dễ làm da bị kích ứng, khô da và không tốt cho hệ tim mạch. Tắm quá laai cũng dễ khiến xa mất nước, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu oxy.

Hệ quả là khi não không được cung cấp đủ oxy để vận hành và làm việc sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng ngất xỉu, đột quỵ bất ngờ. Mùa lạnh chỉ nên tắm ở nhiệt độ từ 24-30 độ C, và chỉ nên tắm từ 10-15 phút.

– Tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi: Không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi, vì xà phòng chứa kiềm mạnh ngấm vào da sẽ mệt mỏi hơn.

– Tắm sau khi uống rượu bia: Không tắm ngay sau khi uống rượu bia, chất có cồn vì sẽ gây co huyết quản, dễ bị cảm, có thể vỡ mạch máu… Đã có nhiều người bị đột quị vì tắm sau khi uống rượu bia dẫn tới tăng huyết áp tăng, nguy hiểm tới tính mạng.

– Tắm sau khi ăn no: Không tắm ngay sau khi ăn no vì cơ thể phải gồng lên để chống chọi với giá lạnh, nước lạnh nên dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, dạ dày.

Lưu ý khi tắm gội ngày lạnh:

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng khi tắm gội ngày lạnh, BS Duy Anh khuyến cáo:

Cách tắm:


Thời điểm tắm tùy sinh hoạt và sức khỏe từng người. Nên tắm vào buổi sáng, sau khi tập thể dục 1 giờ - khi đã ráo mồ hôi. Mùa đông chọn thời điểm ấm nhất trong ngày để tắm. Mùa hè, tối đa cũng chỉ nên tắm 2 lần/ngày.

Mùa đông 2 - 3 ngày hãy nên tắm. Mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài 15 - 20 phút. Nhiệt độ nước khoảng 24 - 36oC là vừa. Nóng hơn dễ dẫn tới thiếu ôxy, lạnh quá sẽ khiến co mạch máu. Nơi tắm cần kín gió. Nếu có điều kiện nên dùng máy sưởi ấm, đèn sưởi ấm (tắm xong giảm dần nhiệt độ gần bằng nhiệt độ trong phòng rồi mới tắt đèn và ra ngoài để tránh chênh lệch nhiệt độ, dễ nhiễm lạnh).

Khi tắm không nên xối nước từ vòi sen thẳng vào đầu để tránh bị lạnh đột ngột mà dễ đột quỵ. Nhiều người tắm, gội cùng lúc, cho vòi sen xối thẳng xuống đỉnh đầu, nhưng như thế rất nguy hiểm, nhất là với người già. Chỉ nên tắm 10 phút dưới vòi sen và cần tắm bằng nước ấm, tắm dần từ hai chân, hai tay rồi mới đến rửa mặt và tắm toàn bộ cơ thể.

Nếu phải tắm tối, nên tắm nước nóng sau khi ăn cơm ít nhất 1 giờ (khoảng 19 giờ, mùa đông có thể sớm hơn). Có thể tắm nước nóng trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Tuyệt đối không ra ngoài trời ngay sau khi vừa tắm xong (nhất là vào mùa đông).

Ngày quá lạnh nên tắm từng bộ phận cơ thể. Tắm xong dùng khăn bông khô quấn quanh người, mặc áo trước, quần sau để cơ thể được sớm làm ấm.

Cách gội:


Gội đầu vào những ngày lạnh nên điều chỉnh nước ở nhiệt độ khoảng 30oC để không bị nhiễm lạnh, cũng không quá nóng gây khô tóc và da đầu. Người khỏe có thể xả lại bằng một lượt nước mát (khoảng 20 – 25oC) giúp tóc mềm, da đầu săn chắc và khỏe hơn.

Nên gội đầu trong phòng kín để không bị lạnh. Khi gội xong đầu nên sấy và giữ máy sấy cách tóc ít nhất 15cm để tránh gãy, rụng.

Không nên đi ngủ với tóc ẩm để giảm nguy cơ nhiễm lạnh, cản trở lưu thông máu, dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Hậu quả của việc tắm gội đêm còn có thể lập tức bị nhức đầu kinh khủng. Nhiều phụ nữ bị đau đầu kinh niên đó là hậu quả của việc thường xuyên gội đầu vào ban đêm.

Đặc biệt sau 23 giờ không nên tắm, gội đầu bởi dù tắm bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp, dễ xuất hiện hiện tượng thiếu máu não (nhất là người huyết áp thấp), nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.

Nguồn: webtretho