Thứ Bảy

Phú Thọ: NƯỚC MẮT cả gia đình mang TRỌNG BỆNH, Tết về rồi nhưng tiền đâu trả nợ, ăn tết?

Nhận được sự kêu cứ của gia đình ông Lê Văn Lý và bà Ngô Thị Hiền tại khu 6 xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Kê, tỉnh Phú Thọ.

Chúng tôi đã có chuyến đi thực tế đến gia đình bà Hiền để xác nhận sự việc, trong cái không khi se lạnh của buổi chiều đông, đặt chân về làng quê nghèo Yên Dưỡng vùng đất vẫn còn nhiều khó khăn của khu vực 135 nhận trợ cấp của chính phủ.

Nhà bà Hiền thuộc khu 6 khu khó khăn của xã, căn nhà lá ọp ẹp khiến tôi có chút trạnh lòng. Thấy chúng tôi đến bà Hiền và ông Lý từ trong bếp đi ra nở nụ cười khắc khổ, bà hơi lúng túng vì mặc chiếc áo rách và thùng thình bên hông cái túi đựng phỏng uế từ cuộc phẫu thuật hậu môn vài năm trước.
NƯỚC MẮT cả gia đình mang TRỌNG BỆNH, Tết về rồi nhưng tiền đâu trả nợ, ăn tết.
Thoáng nhìn một vòng quanh nhà, tôi thấy căn nhà lá tuy ọp ẹp nhung cũng khá gọn gàng và sạch sẽ, có lẽ do cả 2 vợ chồng đều không thể làm được công việc gì nên căn nhà có thể là nơi duy nhật được dọn dẹp cẩn thận.

Trong cuộc trò chuyện bà Lý bắt đầu kể, cuộc sống gia đình tôi có lẽ đã rẽ sang một hướng khác, hoặc không đến nỗi phải nhờ đền các chú như vậy, đôi mắt long lanh có chút ngấn lệ, bà nói tiếp:

Khoảng 4 năm trước, người có thể nôi được tôi và ông Lý đã gặp tai nạn nghiêm trọng, vụ tai nạn đã cướp đi cuộc sống bình thường của con tôi mãi mãi. Thằng Hương giờ đây chỉ có thể ngồi đâu ngồi đấy, có hôm nào khỏe mạnh thì nó còn lê được đi quanh nhà, chứ nó không còn nhận thức và khả năng lao động nữa. Giờ nó còn sống là tôi thấy may mắn lắm rồi, dù sao cũng còn hơn là chết, chỉ khổ giờ cả nhà 3 người đều không ai có thể làm được ra đồng nào, chẳng biết trông vào ai nữa.
Còn tôi chú thấy đấy, tôi bị bệnh phong từ thời còn niên thiếu, đến lúc già ngoài 40 bệnh phát nặng toàn thân tôi đau nhức, trên mặt mang một khối bọng lớn, cũng may được các bác sĩ bệnh viện Việt Trì điều trị giúp nên đã đỡ phần nào. Nhưng giờ đến tuổi sế chiều thì căn bệnh lại phát, các nốt phong lại nổi đầy người.

Còn cái bịch lúc nãy mà chú trông thấy là cái bịch phóng uế của hậu môn nhân tạo, giờ lúc nào tôi cũng phải đeo nó trên người ở bụng như vậy. Bác sĩ nói rằng cái hậu môn của tôi không thẻ nào trở lại được vị trí cũ nữa, từ bây giời đến lúc chết sẽ mang nó bên mình như vậy. Nhiều khi ăn gì trái bụng không kiểm soát được là nó bê bết hết ra người tôi, khổ lắm chẳng dám đi đâu.

Đủ các thứ bệnh, nếu chỉ có như vậy có lẽ tôi vẫn còn có thể cố làm được công việc đồng áng, nhưng nay bác sĩ lại còn bảo tôi bị hở tâm nhĩ trái, một mắt bị hỏng, trên viện đang có chương trình mổ miễn phí mà gia đình không có ai chăm nom nên cũng đành chịu chú ạ.
Bà Hiền với túi đựng phỏng uế trên cơ thể
Túi phỏng uế lúc nào cũng được bà mang theo bên mình như vậy, và đến hết phần đời sau này
Căn nhà nhỏ của vợ chồng ông bà và người con bị tật do tai nạn rất nhỏ và tuềnh toàng
Họ có thể chăm tôi vì cái mắt sạch sẽ được chứ còn cái túi này ai có thể chăm được cho tôi khi điều trị (bà thởi dài) thôi đành cuộc sống đã nghèo đến nước này rồi cũng đành chịu thôi chú ạ.

Giờ tháng nào tôi cũng phải lên bệnh viên Cẩm Khê để lấy thuốc kháng sinh uống, tiền thuốc cũng chẳng là bao, nhưng do gia đình nghèo quá lại không ai có khả năng lao động, đi lại phải nhờ người này người nọ, chi phí thuốc thang cũng là một gánh nặng lớn rồi chú.

Quả thật, nghèo đến nước nghèo không thể nghèo hơn, cái nhà nhìn sạch sẽ này cũng chỉ là cái vỏ bọc phần nào giảm đi cái nghèo khó của mình thôi chú ạ.

Khó khăn trồng chất những khó khăn...

Nếu gia đình chỉ mình tôi bị bệnh thì cũng không đến nỗi, hết vợ lại đến chồng, ông nhà tôi đến nay cũng gần 5 năm không ra khỏi nhà, hồi đi bộ đội giải phóng miền nam bị chúng đạn ở Phan Giang rồi bệnh sốt rét hoành hành, viên đạn trên góc mắt vẫn còn nằm đó. Sau năm 1978 thì nhà tôi được phục viên trở về với gia đình, đồng đội ông tiếp tục đi sang Campuchia, khi về chính sách được trả một lần nhưng cũng chẳng là bao. Các giấy tờ tùy thân liên quan đến thời gian đi bộ đội của ông cũng đã không còn, vì một lần mưa bão lớn cách đây 10 năm. Mọi giấy tờ liên quan đã không mất sạch, chính sách của ông nhà vì thế cũng không có cách nào minh chứng được.
Vợ chồng ông Lê Văn Lý và bà Ngô Thị Hiền tại khu 6 xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Kê, tỉnh Phú Thọ.
Giờ cứ hai ba ngày ông ấy lại bị sốt rét hành hạ, cơ thể chỉ có da bọc xương, răng cũng đã rụng hết chỉ còn mấy cái răng cửa. Đã vậy ông nhà tôi lại còn bị bệnh viêm khớp kinh niên. Đủ cái bệnh đủ cái khổ, cuộc sống thực chỉ là cố gắng sống cho qua ngày thôi chú, chứ sống thế này, nếu mà chết được chắc tôi cũng mong cả gia đình đi sang bên kia đi cho đời đỡ khổ.

Thằng Hương chú thấy đấy, cái đầu nó chỉ còn có 2/3 vỏ não, lớp sọ bị vỡ mất đi giờ để lại hố sâu như vậy đấy, chỉ khẽ cái thôi là cũng chạm vào não rồi. Người chẳng còn chút gì nữa, đang từ một thanh niên phơi phới tuôi đời giờ thành một thằng bệnh tật không nuôi nổi thân, không đi qua được nổi cái cổng, nghĩ vậy mà sót quá chú ạ. Nhiều đêm nằm nghĩ mà vừa thương vừa trách nó, thương vì tuổi xuân vừa chớm mà ông trời đã lấy đi của nó tất cả, trách vì nếu như nó không bị người ta tông xe thì đâu đến nỗi tôi và gia đình bước sang đường cùng như vậy.
Bệnh phong của bà Hiền lại đang tái phát
CMT của Bà Hiền
Câu con trai giờ không còn khả năng tự chăm sóc bản thân, nửa đầu bị mất hộp sọ giờ chỉ còn lại 1 nửa
Hồi trước gia đình cũng dành dụm được chút tiền để xây căn nhà thì nó bị tai nạn, phải bán đi tất cả những gì có thể trông vào từ khu đồi, con trâu, con bò...vv có gì bán được bán hết để chạy cho nó, giờ nó như thế kia thì bảo sao không sót hả chú. Nợ nần chạy chữa cho nó cũng còn hơn 40 triệu nữa, chẳng biết đời nào sẽ trả được đây, hay đến khi chết người ta đến dựng tôi dậy mà đòi nợ cũng nên. Kiệt quệ chán nản lắm chú, cả ba cái miện đang chờ vào sức lực tàn yếu này thôi, cố gắng nuôi vài con gà, con ngan kiếm bữa ăn mà trời cũng không thương.

Cả đàn ngan, gà, của gia đình tôi chúng cũng lăn ra chết hết, bất lực, thật sự chẳng còn con đường nào nữa chú. (bà Hiền lặng thinh).

Cuộc nói chuyện còn dài nhưng cũng đã xế chiều, chúng tôi xin phép được qua nhà ông Nguyễn Tiến Tảo (trưởng khu 6) để xin xác nhận. Cái không khí ảm đạm của miền quê vùng núi mùa lạnh thật khiến con người ta dễ xúc cảm khiến tôi cứ bẩn thần mãi.

Sang nhà ông Tảo, ông cho hay, nhà bà Hiền là một trong những gia đình nghèo "bền vững" của thôn, cuộc sống gia đình chú thấy đấy, có ai được lành lặn đâu, miếng cơm manh áo giờ này chắc chỉ còn phải nương nhờ vào sự giúp đỡ của xã hội, dân làng.

Nhà nghèo lại bệnh tật, thật chẳng còn cái nghèo nào nghèo hơn nữa chú ạ. Nếu báo và cộng đồng có thể giúp được gia đình ông bà ấy phần nào thì quả thật ơn này, tấm lòng này không biết dùng ngôn từ gì để diễn tả nữa.

Mọi đóng góp xin gửi về bà Nguyễn Thị Hiền khu 6 xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Hoặc ông Lê Văn Lý khu 6 xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. 

Số điện thoại; 0164 6256878
SĐT: Người Viết 0916 905 886
Facebook: https://www.facebook.com/David.NguyenPT