Văn hóa người Việt, đã uống là phải tới bến
Bao lâu nay, chúng ta sống trong nền văn hóa Á Đông, và đặc biệt ảnh hưởng mạnh bởi văn hóa Trung Quốc, các đấng nam nhi, mày râu một khi đã không uống thì thôi, chứ uống là phải đáng mặt anh hùng, đáng mặt đàn ông?Đó là cái tư duy chết tiệt nhất mà tôi được chứng kiến ở Việt Nam, đặc biệt khi tôi về quê ở Phú Thọ uống rượu, tôi thực sự phát khiếp với văn hóa chè chén ở vùng đất trung du rừng cọ đồi chè này.
Trên bàn rượu người ta quý nhau mời nhau bằng chén rượu, chứ không phải là câu hỏi thăm chuyện trò vui vẻ, cũng không phải là bảo nhau ăn thêm một miếng cho ấm lòng chắc dạ. Cái tôi nhận được là những ly rượu đầy đến phát sợ, nhiều lần nâng ly từ chối nhưng không thể được. Không phải là tôi khinh thường họ, không phải là tôi không tôn trọng họ, thực lòng được mời chén rượu tôi vui lắm. Tôi vui vì họ quý trọng tôi, tôi vui vì được quan tâm và mời rượu.
Nhưng hóa ra cái vui ấy chỉ là bề nổi, cái tôi sợ sau mỗi lượt mời là 100% bạn phải cạn chén, thực sự tôi phát khiếp với cái văn hóa uống rượu của vùng quê này.
Nếu QUÝ NHAU xin đừng giết nhau bằng RƯỢU nữa người Việt ơi! |
Uống rượu tôi không sợ say mà cái tôi sợ là có thể bị ăn đòn
Vĩnh Phúc và Phú thọ có lẽ không xa, mà trước kia từng là một tỉnh, nên văn hóa có chút tương đồng, nhưng xã hội phát triển, Vĩnh Phúc đã đổi thay nhiều trong văn hóa uống rượu. Còn Phú Thọ vẫn ở đó, vẫn giữ nguyên cho mình cái văn hóa rượu chè bét lè tè nhè của ngày xưa.Họ uống nhiều và ép nhau uống rượu đến sợ, có lẽ bạn đọc ít nhất cũng từng một lần đến với Phú Thọ có thể biết được phần nào. Cái mà chúng ta sợ nhất khi đến đây không phải là uống rượu, mà cái chúng ta sợ nhất lại là sợ bị ép uống rồi uống không nổi có thể bị ăn đòn vì không tôn trọng đối phương.
Nhiều lần nhâng ly rồi đặt xuống, tôi không nhìn thấy sự cảm thông ở nơi đây, cái tôi nhận được là những cái nhìn đầy chết chóc với những đôi mắt hăm he và cánh tay cầm chặt chén rượu đưa lên mặt tôi ép uống. Nếu không uống không cạn mà lại là người xa lạ, tôi thường được yêu mến bằng những cái nhìn đầy sợ hãi như thế.
Tôi thầm nghĩ, nếu tôi không uống có thể sau khi đặt chén rượu này xuống ra đầu cổng, cách anh đã chờ ở đó và xông pha vào tôi như những con thiêu thân để lại trên tôi những quả đấm yêu thương cùng những cái gạt chân nhẹ nhàng vào hốc, vào ngực vào đầu cũng nên?
Tôi sợ cái cảm giác của những thanh niên mất lý trí khi dùng rượu, tôi sợ cái văn hóa ở vùng quê như thế lắm. Vì ít nhất 1 lần trong những cuộc vui tôi được chứng kiến những trận ẩu đả đầy thương vong như vậy.
Vài mới trong giữa năm nay thôi, tôi còn thấy ở tờ báo Vietnamnet có vụ ẩu đả vùng Lập Thạch – Vĩnh Phúc làm ít nhất 1 người tử vong và 4 thanh niên bị thương nặng.
Hoặc 1 lần ở Cẩm Khê tôi có chứng kiến 1 đám cưới 1 người bạn làm bar, cuộc vui vừa diễn ra giữa 2 họ nhà trai, nhà gái, thì 1 đoàn thanh niên trai làng cầm ghế đánh nhau với mấy anh bạn của chú rể. Họ cầm cả dao, cả gậy mang đi săn lùng người bạn xa về chung vui với chú rể như săn tìm một tên cướp khốn nạn nào đấy.
Chứng kiến những cuộc vui như vậy thực khiến người ta cảm thấy e dè khi đến chơi với quê hương bạn.
Ngoài những cái sợ trực tiếp ấy tôi còn sợ cái loại rượu cồn, rượu giả, rượu men Trung Quốc nữa
Quê tôi cũng có nhiều nhà đặt rượu lắm, có nhà đặt ngon, có nhà đặt dở, rượu dở không phải vì không nặng mà vì khi uống vào rồi cái đầu cứ như đáng nhét cả 1 tạ sỏi trong đó, nó đau, nó nặng, nó quay cuồng, tực ngực, khó thở vv… đủ các triệu chứng mà không uống cũng chết, mà uống thì chết từ từ.Giờ rượu giả, rượu men nước Trung Quốc tràn lan trên thị trường, họ còn làm rượu giả (hẳn rượu ngoại) như Chivas 18, Hennessy, Martin… mà cái họ làm giả rượu lại chỉ bằng nước màu kho cá cùng với vài nguyên liệu không rõ nguồn gốc. (báo Cafef – 16/8).
Hoặc kinh khủng hơn nữa là vụ 6 người đã tử vong ở Quảng Ninh do ngộ độc rượu là một bằng chứng cho thấy thị trường rượu giả cực kỳ nguy hiểm, những nguyên nhân này có thể đưa chúng ta tiến đến lưỡi hái tử thần nhanh hơn bao giờ hết, các bệnh ung thư sẽ càng ngày càng phổ biến, tăng nhanh, rồi dạ dày vv… sẽ giết chết dần sinh lực, sức khỏe của những Thanh Niên những Giám Đốc quan hệ với đối tác trên bàn rượu.
Việt Nam ơi, Thanh Niên ơi, hãy thay đổi thói quen của mình đi, đừng lỳ và liều nữa, hãy để xã hội văn minh và phát triển, đừng chỉ đâm đầu vào rượu, vào beer vào những thứ khiến con người luôn trong ảo tưởng nữa.
Còn nếu uống thì cũng phải biết phòng thân, biết bảo vệ lấy chính mình, đứng uống liều, và giết chết sự cân bằng trong cơ thể mình một các không kiểm soát như thế nữa.
Văn hóa quả là khó thay đổi, để hòa nhập và thay đổi dần chúng ta cần phải từ bỏ bớt đi, nếu bất đắc dĩ phải uống thì tôi thường làm bằng thủ thuật, để sao cho lượng rượu vào người là nhỏ nhất và các chất độc vào gan, dạ dày ít nhất. Trước kia không có tiền thì dùng mấy cái linh tinh như sữa, bơ (nhưng chẳng ăn thua, vì chỉ phòng cái thân bên ngoài) sau này có tiền thì dùng mấy cái thực phẩm từ Nghệ với Xạ Đen (quan tâm xem ở đây: ancanplus.vn) để giải độc gan với chống say vv…
* Chia sẻ không cần hỏi “Vì một Việt Nam” không rượu Beer!
Nguồn: Tapchibenhungthu.com