Chủ Nhật

Fidel Castro: 5 di sản để đời của nhà lãnh tụ vĩ đại của thế giới Fidel Castro

Theo AP, Fidel Castro - vị lãnh đạo tiên phong cho phong trào Cộng sản Mỹ Latin ở thế kỷ 20 và cũng nhà lãnh đạo cuộc Cách mạng Cuba đã qua đời ở độ tuổi 90.

Đây là thông tin chính thức được Chủ tịch nước Cuba - em trai của ông Fidel Castro thông báo trên kênh truyền hình quốc gia.

Fidel Castro chính thức từ chức Chủ tịch nước Cuba năm 2008, sau gần 5 thập kỷ tại vị Thủ tướng và Chủ tịch nước của hòn đảo này. Vài tháng gần đây, ông vẫn xuất hiện trước công chúng. Một trong những lần gần đây nhất là vào tháng 4 trong cuộc gặp gỡ với quan khách Venezuela đến thăm Cuba, ngay sau khi người em trai Raul Castro ngồi cùng với Tổng thống Mỹ Obama bàn về mối quan hệ giữa hai quốc gia sau một thời gian dài chia cách - cuộc gặp gỡ trên tinh thần thiện chí đầu tiên kể từ năm 1956.

Fidel Castro: 5 di sản để đời của nhà lãnh tụ vĩ đại của thế giới Fidel Castro
Cùng nhìn lại những di sản để đời mà vị lãnh tụ này đã để lại trước khi ra đi.

Cách mạng Cuba

Cách mạng Cuba kéo dài 7 năm, là một cuộc nổi dậy vũ trang do phong trào của Fidel Castro và đồng minh nổi dậy chống lại chính phủ của Tổng thống Cuba lúc đó là Fulgencio Batista.

Năm 1955, sau khi tấn công không thành công vào doanh trại Moncada ở thành phố Santiago và bị bắt vào tù ngắn ngày, Castro trốn sang Mexico City - nơi ông tập hợp được một nhóm bao gồm 82 người, trong đó có cả người anh hùng biểu tượng của chủ nghĩa cách mạng - Che Guevara. Sau nhiều tháng lập kế hoạch, anh em nhà Castro và 80 người khác lên thuyền buồm Granma vào tháng 11/1956 và cập cảng tại Playa Las Coloradas, miền đông nam Cuba.

Sau khi rời khỏi tàu, nhóm này hành quân vào dãy núi Sierre Maestra tuy nhiên nhanh chóng bị đánh bại bởi đội quân của Batista, chỉ còn vài người sống sót chạy thoát được trong đó có anh em nhà Castro, Che Guevara và Camilo Cienfuegos.

Sau nhiều năm chiến đấu, lực lượng quân đội của Castro nhờ có sự ủng hộ của nhân dân mà ngày một lớn mạnh, dần dần chiếm được quyền kiểm soát thủ đô Havana vào tháng 1/1959, tuyên bố thành lập chính phủ xã hội chủ nghĩa.

Phát biểu vào ngày lễ nhậm chức năm 1959, cố chủ tịch Cuba - Fidel Castro nói: "Chúng tôi sẽ từ bỏ sự giàu có và hy sinh bản thân vì đất nước, quê hương, để bảo vệ một cuộc Cách mạng đã phải chống trọi với rất nhiều kẻ thù - một vài đến từ bên trong, nhưng số ít đó rất mạnh; rất nhiều đến từ bên ngoài, chúng cũng rất mạnh - với rất nhiều trở ngại, bởi đôi khi sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta, sự khinh suất của chúng ta, định kiến của chúng ta lại chính là những rào cản của cuộc Cách mạng".

Trong những năm đầu cầm quyền, Mỹ thường xuyên bộc lộ âm mưu lật đổ chính quyền Fidel Castro - tiêu biểu là sự kiện Vịnh con lợn năm 1961 dẫn đến tuyên bố liên minh của Cuba với Xô viết. Ngoài ra còn có rất nhiều lần CIA lên kế hoạch ám sát nhà lãnh tụ vĩ đại của Cuba mà không thành công.

Cấm vận kinh tế

Năm 1960, lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba được ban hành với việc huỷ bỏ hạn ngạch xuất khẩu đường từ Cuba sáng Mỹ. Các công ty thuộc nước thứ 3 (đặc biệt là ngân hàng) có thể bị Mỹ cấm vận nếu kinh doanh ở Cuba. Nhiều nhà kinh tế nhận định, đây là lệnh cấm vận không có hiệu quả nhất từ trước đến nay của Mỹ

Khủng hoảng hạt nhân Cuba

Trong những năm đầu của thập niên 60, khi mà cuộc chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn, Fidel Castro đóng vai trò là người đứng đầu chủ nghĩa Cộng sản tại bán cầu Tây. Quyết định bắt tay với Liên xô của ông Castro để khai triển một số tên lửa đạn đạo tầm trung tại Cuba có sức mạnh gần như làm kích hoạt một cuộc xung đột hạt nhân giữa 2 siêu cường trên thế giới ở thời điểm đó.
Ông Castro cùng với lãnh đạo Xô viết tại Moscow năm 1963.

Phong trào giải phóng dân tộc ở lục địa Đen

Dưới thời cầm quyền của ông Castro, thủ đô Havana đã góp sức cho nhiều nhóm cách mạng tại Mỹ Latin và trên thế giới. Vào những năm 1960, 1970 và 1980 của thế kỷ trước, trước đề nghị của các chính phủ và các phong trào cách mạng ở châu Phi, Tổng Tư lệnh Fidel Castro đã quyết định gửi quân tình nguyện đến Congo, Angola, Ethiopia để hỗ trợ các phong trào giải phóng dân tộc ở lục địa Đen, trong khi mối quan hệ Cuba-Mỹ vẫn còn đang rất căng thẳng.

Biểu tượng của các nhà lãnh đạo

Fidel Castro vừa là biểu tượng của các nhà lãnh đạo Mỹ Latin như cố Tổng thống Venezuela - Hugo Chavez, Tổng thống Bolivia Evo Morales và Tổng thống Argentina Cristina Kircher, vừa là nguồn áp lực chính trị đối với các lãnh đạo quốc gia khác. Năm 2002, Tổng thống Mexico Vicente Fox đã rơi vào tình huống khó xử khi ông Castro cũng nhận lời tham dự một Hội nghị thượng đỉnh.