Thứ Năm

Con người liệu có thể ‘trường sinh bất tử’ hay không? Kinh ngạc với câu chuyện của Trương Quả Lão

Dưới thời nhà Đường, có một vị đạo sỹ là Trương Quả Lão, hay còn được biết đến với cái tên: Ông già Trương Quả. Ông được xem là một trong những vị tiên kỳ dị nhất trong Bát tiên của Đạo gia. Trương lão thường được khắc họa với hình tượng một ông già trong bộ râu dài trắng, cưỡi trên con lừa trắng và quay mặt về phía sau.

Có người nói rằng Trương Lão cưỡi lừa ngược vì ông phát hiện ra một nguyên lý: “Tiến lên phía trước thực tế lại là thụt lùi“. Trương Lão nhận thấy xã hội loài người đã xa rời các đặc tính tốt đẹp của thiên thượng và đạo đức đã trở nên ngày càng bại hoại. Người thường thì thấy rằng họ đang ‘tiến bộ’, nhưng trên thực tế là đang ‘thoái lùi’.  Vì thế ông quyết định cưỡi lừa ngược như vậy để cảnh tỉnh thế nhân.

Tiên ông Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược. (Ảnh: Internet)
Chuyện kể rằng Trương Quả Lão có thể đi hàng nghìn dặm một ngày trên con lừa của mình. Ông có thể thu nhỏ nó lại như tờ giấy, gấp lại và bỏ vào tay nải, khi ông cần sử dụng lừa, ông vỗ vào nó và con lừa to sẽ lớn trở lại. Là người già nhất trong Bát Tiên của Đạo gia, Trương Quả Lão được cho là sinh ra dưới thời vua Nghiêu (một trong ngũ đế của Trung Hoa cổ đại), tức là ông đã hơn 3000 tuổi.
Theo cuốn Đường Thư, Trương Quả Lão là một nhân vật có thật sống ở núi Điều ở phía Nam tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Có vị vài vị hoàng đế cố gắng thuyết phục Trương Quả Lão phụng sự mình và mong ông tiết lộ bí quyết để được trường sinh bất lão. Ví như hoàng đế Đường Cao Tông đã nhiều lần thỉnh mời Trương Lão, nhưng lần nào ông cũng đều từ chối vị hoàng đế này.

Nữ hoàng Võ Tắc Thiên cũng từng cố gắng mời Trương Quả Lão. Khi sứ giả của bà đến nhà Trương Quả Lão, họ phát hiện ra thi thể của ông đang phân hủy và đầy giòi bọ. Khi sứ giả vừa đi khỏi, Trương tỉnh dậy và bước đi. Sau đó, hoàng đế Đường Huyền Tông muốn mời Trương Quả Lão làm quân sư cho mình, ông lại từ chối.

 Hoàng đế bèn hỏi: “Khanh đã đạt được thuật Trường sinh bất lão nhưng sao trông khanh trông rất già yếu, tóc thưa bạc, răng móm thế?”. Trương Quả Lão trả lời: “Đến từng tuổi này thần không có phương pháp nào hết nên mới ra nỗi này! Thật là hổ thẹn! Nếu thần bứt tóc và nhổ răng của mình ra, sau đó có lẽ nào thần lại không có được những cái mới!”.

Sau đó ông bứt tóc và nhổ răng văng ra. Chỉ một chốc sau, Trương Quả Lão quay lại với 1 diện mạo hoàn toàn khác: tóc đen dầy, răng trắng. Các quan lại trong triều cầu xin Trương Quả Lão tiết lộ bí mật về phép cải lão hoàn đồng này. Nhưng Trương Quả Lão khước từ và biến mất một lần nữa. Một vị hoàng đế khác khẩn cầu Trương Quả Lão tới cung điện và hứa rằng ông sẽ không bị ép ra làm quan nữa.

Trương Quả Lão đi tới cung điện, biểu diễn thần thông làm vui lòng hoàng đế, nhưng cũng không bao giờ tiết lộ bí mật. Trương Quả Lão được người ta tin là có thể chuyển dạng thành dơi, một biểu tượng khác của sự vĩnh cửu. Vào thời gian đó, một đạo sĩ nổi tiếng là Diệp Pháp Thiện rất được tin dùng vì khả năng gọi hồn của ông.

Khi hoàng đế Huyền Tông hỏi Trương Quả Lão là ai, vị đạo sĩ này tâu: “Thần biết, nhưng nếu thần nói với Bệ hạ thì thần phải chết ngay dưới chân Bệ hạ. Vì thế thần sẽ không nói trừ khi Bệ hạ hứa rằng sẽ đi chân đất và đầu trần tới tạ lỗi với Trương Quả Lão thì thần mới sống lại được“. Huyền Tông hứa và Pháp Thiện đã tâu rằng: “Trương Quả Lão là con dơi trắng sinh ra từ hỗn nguyên“. Vừa dứt lời thì Pháp Thiện gục xuống và chết ngay dưới chân hoàng đế.
Vua Đường Huyền Tông, Pháp Thiện và Trương Quả Lão.
Huyền Tông làm theo lời hứa, đi chân đất và đầu trần tới chỗ Trương Quả Lão tạ tội. Trương Quả Lão xuất hiện và nói: “Người này đã biết hậu quả của việc tiết lộ thiên cơ.” Hoàng đế đáp: “Hắn ta chết là do lỗi của ta. Hãy để ta chịu sự trừng phạt.” Trước sự chính trực của hoàng đế, Trương Quả Lão làm hồi sinh vị đạo sĩ kia.

Hoàng đế Đường Huyền Tông hạ lệnh xây cho ông một đạo quán trên núi Hằng Châu để tỏ lòng tôn kính vị Tiên bất tử. Người ta tin rằng Trương Quả Lão đã viết một luận thuyết về thuật chiêm tinh. Đó là hệ thống tiên đoán thiên tượng vẫn được người Trung Quốc sử dụng cho đến ngày nay. Khi Trương Quả Lão qua đời, các đệ tử mở nắp quan tài và thấy quan tài trống rỗng.

Góc khám phá/blogcamxuc.net