Thứ Hai

Bàn cờ thế sự và Bức tranh Biển đông - gần một thập kỷ nhìn lại

Bàn cờ thế sự & Bức tranh Biển đông - gần một thập kỷ nhìn lại. (hình ảnh kích thước lớn để bạn xem cho kỹ biểu cảm khuôn mặt)

Đọc để biết ai mới là người Tọa sơn quan hổ đấu ở mảnh đất địa chính trị Châu Á - TBD này
(Cảm ơn tới ý tưởng ban đầu của bạn Mong Ha cho bức tranh này)

Bức tranh “Những thiếu nữ chơi mạt chược” của một họa sĩ Trung Quốc ở Canada gửi tặng Chính phủ Trung Quốc nhân sự kiện Trung Quốc khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008 lúc 8 giờ, 8 phút, 8 giây ngày 8 tháng 8 năm 2008. Hôm đó, Trung Quốc đã “đốt” 2 tỷ USD trong vòng 45 phút để tạo ra những màn trình diễn chứng tỏ cho thế giới biết Trung Quốc đang trỗi dậy và những gì người Trung Quốc muốn thì người Trung Quốc sẽ quyết đạt được bằng mọi giá! (Xem bức tranh ở cuối bài trước khi đọc bài )

Bàn cờ thế sự và Bức tranh Biển đông - gần một thập kỷ nhìn lại
Bức tranh vẽ cảnh 5 cô gái, trong đó có 4 cô đang ngồi chơi mạt chược – trò chơi mà người TQ rất thích chơi và chơi rất giỏi. Luật chơi là người nào thua phải lần lượt lột đồ. Canh bạc diễn ra trong một căn phòng có cửa sổ nhìn ra bên ngoài là bầu trời và mặt nước biển Đông (tạm coi như vậy) và có thể thấy mây đen vần vũ, báo hiệu một cơn bão đang kéo đến.

Trên tường treo ảnh một người đàn ông vừa lạ lại vừa quen, "Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt tiêu biểu của Mao Trạch Đông".
...
Sau 8 năm bức tranh ra đời đến nay đã gần một thập kỷ. Hãy cùng nhau phân tích lại ý nghĩa của bức tranh này một lần nữa

Bây giờ hãy xem 4 cô gái chơi chính. 

1. Người đối diện với tất cả, cao ráo, trắng trẻo, chính là Mỹ. Mỹ luôn tỏ ra sẵn sàng đối diện, có vẻ rõ ràng và thường công khai minh bạch đường lối đối ngoại của mình. Mỹ còn áo đầy đủ (phía trên) nhưng phía dưới chẳng còn gì, có thể thể hiểu bên ngoài Mỹ luôn tỏ ra giàu có, hùng mạnh nhưng thực ra đằng sau đã trống rỗng, mặc dù kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau đại khủng khoảng nhưng Mỹ vẫn đang rất chật vật tìm hướng ra. Mỹ ngồi chơi bài trong tư thế mệt mỏi, tay xoa cổ, người ưỡn ra phía trước, rất oải! Nếu càng chơi ván bài này thì Mỹ càng bất lợi. Vấn đề của Mỹ là có nên chơi tiếp hay không chứ không phải là chơi để thắng. Và một điều lạ là, Mỹ đánh bài nhưng không tập trung nhìn bài mà lại nhìn vào “con bé” Đài Loan, lát nữa quay lại chuyện này sau.

Hai con bài mà Mỹ đã thua đau nhất trong ván cờ này có lẽ là hai con bài Iraq và Afghanistan. Hai con bài này dù ngoài cuộc đấu nhưng đã khiến Mỹ phạm phải sai lầm chiến lược trong địa chính trị toàn cầu. Và nó cũng là cơ hội để TQ chớp lấy thời cơ vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới về GDP.
Sa lầy vào hai con bài đó - chính Mỹ đã đánh mất thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 vào tay TQ.
Trong thế khó khăn cả về kinh tế và địa chính trị. Mỹ đi nước cờ mạo hiểm với chiến lược "Trục xoay Châu Á - Thái Bình Dương" mà con bài chính là hiệp định TPP nhằm hướng mũi nhọn vào TQ - cũng như lấy lại hình ảnh một siêu cường của mình.

Bên cạnh con bài TPP, Mỹ vẫn thủ một con bài khác đó là con bài nhân chủ và nhân quyền - cộng với các giá trị toàn cầu mà Mỹ vẫn rêu rao. Nhưng có lẽ những con bài mà Mỹ thủ TQ đã tính hết. Với một quốc gia do chính nó và 1 Đảng lãnh đạo những con bài đó của Mỹ gần như vô giá trị.
Ngày trước thời còn Liên Xô, Mỹ dùng con bài "chống cộng nhân danh tự do" cũng đã bị Đặng Tiểu Bình bắt bài.

Mỹ chơi ngu nhưng nó vẫn đang có nhiều thứ thế chấp để có thể chơi tiếp.
Thế mà nhiều con bò liếm Mỹ vẫn coi siêu cường Mỹ là anh hùng cứu nhân độ thế cho tự do, dân chủ, dân quyền, cho các giá trị toàn cầu khác. Xin thưa rằng giương cao ngọn cờ là một chuyện, hành xử để bảo vệ hay thực hiện lợi ích của siêu cường lại là chuyện hoàn toàn khác.
...
2. Trung Quốc
Bây giờ đến tay chơi đang đối đầu trực diện với Mỹ, chính là TQ nhưng TQ quay lựng và không lộ mặt. Trong tất cả 4 người chơi chỉ có một mình TQ là thực sự đang nhìn vào ván bài, chứng tỏ TQ rất quan tâm đến cục diện và kết quả của cuộc cờ này. TQ vóc dáng trẻ trung, tóc cột cao gọn gàng, ngồi đánh bài trong tư thế chồm tới trước chứng tỏ TQ đang muốn thắng và thắng nhanh. TQ trên không còn áo nhưng bên dưới vẫn còn quần, cho thấy TQ luôn tỏ ra mình là một quốc gia đang phát triển nhưng thực sự tiềm lực kinh tế – quân sự là vô cùng to lớn, mặt bàn cao ngang bụng nên chẳng ai biết TQ đang có những gì ở đằng sau. Để ý sẽ thấy TQ xăm rồng xăm phượng trên lưng để cố chứng tỏ mình là một quốc gia Châu Á với bản sắc của người Á Đông, nhưng sự thực là TQ đang mặc váy ren của phương Tây.

Có thể nhận định thêm rằng thời kỳ “trỗi dậy hòa bình, giấu mình chờ thời” đã lùi lại phía sau, từ hơn một thập kỷ nay siêu cường đang lên Trung Quốc tận dụng mọi lợi thế và ảnh hưởng kinh tế của mình mở rộng ảnh hưởng chính trị tại các châu lục và trong những vấn đề lớn của thế giới, song khu vực trọng tâm số 1 là Biển Đông. Hướng mà trong bức hình TQ đang đối diện dù TQ biết phía trước Biển đông Mỹ vẫn đang ngồi - nhưng như đã nói Mỹ còn quá nhiều thứ phải lưu tâm trong cuộc chơi này

TQ cũng thừa hiểu Mỹ đang có những gì trong tay - Trục xoay Châu Á - TBD của Mỹ là nhằm cô lập TQ, dành lại chủ động trong thế bị động. Con cờ TPP của Mỹ thì đúng là giùm beng như chính nước Mỹ, thực tế "Củ cà rốt và cây gậy" của TQ hiệu quả hơn gấp trăm lần. Khi sân sau của Mỹ là khu vực La tinh đã coi như nằm dưới quyền lực mềm của TQ, Mỹ mới tỉnh mộng
Con bài quan trọng nhất mà TQ đang cầm ở tay như hình đó là con bài Biển Đông. TQ chơi con bài này để đạt ít nhất ba mục tiêu:

- Kiểm soát toàn bộ Tuyến hàng hải Quốc tế qua BĐ, khống chế khu vực và kìm hãm sự phát triển của khu vực Đông Nam Á - biến nó thành sân sau cho TQ rảnh tay vươn toàn cầu. Như Mỹ đã là với Mỹ La Tinh trong thế kỷ 20.
- Triển khai được hệ thống tàu ngầm nguyên tử của TQ vươn tầm đến nước Mỹ -> làm đòn răn đe khi cần thiết.
- Cô lập hướng BĐ cho ngày trở về của Đài Loan với đất Đại lục - khi TQ buộc phải dùng vũ lực để thu hồi.
TQ đã khôn khéo dùng 3 con bài "chủ quyền dân tộc" + "ước mơ Đại hán" và "tiềm năng kinh tế ở BĐ" để đánh lạc hướng người chơi.
Ai cũng nghĩ, với TQ, con bài tài nguyên dầu khí ở BĐ là quan trọng nhưng VN thì không. Mỹ trở thành siêu cường và bay nhảy khắp thế giới trong thế kỷ 20 là bởi vì Mỹ đã có một sân sau vững chắc là Mỹ la tinh. TQ cũng đang muốn thiết lập một sân sau như vậy cho ước mơ chinh phạt của mình. Có điều trong bối cảnh người khôn, của khó hiện nay thì thủ đoạn của TQ là đen tối hơn nhiều :(
...
3. Nga
Cô gái tóc vàng, da trắng nằm bên tay phải TQ chính là Nga. Nga vừa nằm vừa chơi trong tư thế rất là thoải mái, ý rằng “chúng mày cứ sát phạt nhau đến sáng cũng được, bố không gấp!”. Một chân Nga gác lên đùi Mỹ nhưng một tay Nga đang lén trao cho TQ những quân cờ. Thật khâm phục tác giả bức tranh khi cách đây 8 năm ông đã lột tả được điều này. Rõ ràng trước đây Nga tỏ ra thân thiết với Mỹ qua những cuộc điện đàm song phương giữa hai tổng thống nhưng đằng sau Nga âm thầm đi đêm với TQ. Nga biết người TQ cần gì và đang trao cái đó cho họ. “Cái đó” là cái gì thì chẳng ai biết cả nhưng xin đừng suy diễn trong bối cảnh này dễ lên huyết áp lắm! Người TQ có một câu nói rất hay để chỉ ý đồ của Nga lúc này, đó là “tọa sơn quan hổ đấu”, ngồi trên núi xem hai con cọp cắn nhau, con nào thắng thì Nga cũng có lợi cả. Vì vậy mà đối với Nga, ván bài này đánh kiểu gì Nga cũng thắng.
Tuy nhiên cũng xin nói ngay có lẽ Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, mới là sự uy hiếp hiện hữu lớn nhất hiện nay đối với Nga.

Nga cần TQ cho con bài Syri của mình lên nhường con bài "Vũ khí và dầu mỏ" cho TQ.
Nhưng cũng thủ 2 con bài là "không gian hậu Xô Viết" và "chủ nghĩa dân tộc" trong túi.
Trong khi tung ra con bài "Tập trận ở Viễn đông" để cảnh báo TQ ko nhòm ngó khu vực này. Đồng thời cũng dùng con bài "Tập trận ở Sakhalin" để dọa Mỹ và Nhật.
Mục tiêu chiến lược của Nga trong ván bài này là "Tìm lại vinh quang của Xô Viết và tính toán cho một đế chế trong tương lai" - Tất nhiên Sa hoàng Putin là một tay chơi không tồi.
Những điều này nói thì dài, sẽ được phân tích ở một bài viết khác

4. Nhật Bản
Tay chơi còn lại đương nhiên là Nhật Bản. Nhật Bản là tay chơi ngốc nhất và đang cháy túi, mình trần như nhộng, nude 100% nên chẳng còn gì để chơi cả. Tuy vậy miệng vẫn cười tươi cho thấy người Nhật quá tự mãn với những hào quang trong quá khứ. Họ được đặt vào canh bạc này đơn giản vì nói tới Châu Á thì phải có Nhật Bản.
Nhật kiên trì còn nước còn tát trong duy trì hòa bình với Trung Quốc, nhưng rất quyết liệt thay đổi tất cả để đáp ứng những đòi hỏi và thách thức mới từ phía Trung Quốc. Bước phát triển mới này của Nhật là cần thiết. Tuy nhiên ở ván bài này Nhật vẫn đóng vai trò một người lấp chỗ trống thì đúng hơn.

5. Đài Loan
Đài Loan được xem là bé nhỏ để có thể tham gia vào canh bạc này. Đài Loan mặc một cái áo yếm thêu truyền thống của Trung Hoa cho thấy mình vẫn còn giữ gìn được bản sắc Á Đông. Một tay cầm giỏ trái cây, một tay cầm con dao nhỏ. Đài Loan muốn nói rằng họ không muốn can dự vào vấn đề biển Đông, họ chỉ quan tâm đến lợi ích đặc quyền và con dao này là tiềm lực quân sự để bảo vệ cho quyền lợi ấy. Nhưng có vẻ như Đài Loan đang nhìn thấu được cục diện ván cờ và Mỹ buộc phải nhìn Đài Loan để quyết định có nên chơi tiếp? Rồi ai sẽ thắng, sẽ thua? Ván bài này là ván cuối hay chỉ mới bắt đầu?”

Vị trí của Việt Nam trong bàn cờ thế sự?

Việt Nam làm gì trong thế giới biến chuyển?

Bài học lịch sử dân tộc và nhân loại luôn nhắc nhở chúng ta : “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình”. “Ta lớn mau mau. Vượt qua biển lớn”. “Tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi, có lý, có lợi, đúng lúc “.

Nói một cách đúng hơn VN là người đọc ván cờ này. Ai thắng thì VN đều có lợi
Con đường của VN không phụ thuộc những kẻ chơi trên thắng hay bại :( nó là một con đường riêng biệt - nhưng cũng đầy toan tính. Bởi giờ đây không chỉ có TQ mới là hòn đá tảng ngăn VN trở thành một nước lớn

Nguồn: Marshal Paulus