Thứ Bảy

Thế nào là lỗi sai làn đường, và khi nào CSGT được quyền bắt lỗi sai làn đường?

Trong cuộc đời cầm lái của nhiều tài xế, có lẽ phần lớn đều từng ít nhất một lần bị mời vào chốt CSGT với lỗi được gọi là "sai làn". Đi vào làn của xe máy/ hay xe máy đi vào làn xe thô sơ - sai làn, muốn rẽ nhưng đi vào làn đi thẳng - sai làn, dừng đèn đỏ làn đường kẻ caro chéo - sai làn... Vậy trong số những lỗi gọi là "sai làn" ở trên, lỗi nào chuẩn là sai làn?

Thế nào là lỗi sai làn đường, và khi nào CSGT được quyền bắt lỗi sai làn đường?
Lỗi sai làn, đó là lỗi xe này đi vào làn dành cho xe kia, theo.

Điều 13, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Còn lại tất cả những lỗi nào liên quan đến chuyển hướng đều nằm ở lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường".

Cụ thể, ví như xe con đi vào làn đường dành cho xe tải, xe máy đi vào làn dành cho ôtô, được hiển thị bằng biển báo gắn trên cao, hoặc hình vẽ dưới lòng đường, thì rõ ràng lỗi này chính xác là "sai làn".

Theo nghị định 171 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, lỗi "đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định" bị xử phạt 800.000-1.200.000 đồng đối với ôtô, 200.000-400.000 đồng đối với xe máy.

Nếu bạn lái ôtô đến ngã tư, mục đích đi thẳng, nhưng lại quên không chuyển ra làn giữa, mà vẫn ở nguyên làn chỉ để rẽ trái, cũng thể hiện bằng biển báo hoặc vạch kẻ dưới lòng đường, thì bạn vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Theo nghị định 171, lỗi này phạt 100.000-200.000 đồng đối với ôtô, 60.000-80.000 đồng đối với xe máy.

Tương tự, nếu bạn đứng chờ đèn đỏ ở phần đường có kẻ vạch caro chéo dành cho xe rẽ phải, thì bạn cũng vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường", mức phạt như ở trên.
Vidu: Nếu làn đường không có biển báo số 304 "đường dành riêng cho xe thô sơ" thì csgt không có cơ sở pháp lí để bắt lỗi đi vào phần đường của xe thô sơ.

Thế nào là Phân làn đường (biển 411) và mũi tên chỉ hướng đi. (đọc để hiểu luật hiểu biển báo còn nói lý)

Chúng ta thấy ngày càng cắm nhiều biển 411 "Hướng đi theo Vạch kẻ đường" và vẽ vạch 1.18 (hình mũi tên chỉ hướng đi rẽ trái, thẳng, rẽ phải dưới đường).

Sơ ý đi sai biển 411 và sai mũi tên này cũng chỉ mắc lỗi không tuân theo vạch kẻ đường (mũi tên chính là vạch kẻ đường số 1.18) mức phạt 100-200K.
Nhưng chúng ta rất hay bị hù dọa lái xe thành lỗi "đi sai làn đường" mức phạt 1.7 triệu + giữ bằng 30 ngày.

1- Đi sai mũi tên chỉ hướng đi vẽ dưới đường (vạch 1.18): mức phạt 100 - 200 ngàn đồng (theo NĐ171)
Hình#1- Vạch kẻ đường số 1.18, chỉ dẫn Hướng đi trên mỗi làn, vẽ dưới mặt đường
2- Đi sai làn đường (đi vào làn dành riêng cho xe buýt, là làn được Sở gtvt gắn biển báo kẻ vạch đúng luật cho một làn đường dành riêng): mức phạt 800 ngàn - 1.2 triệu (theo NĐ171).

Tuy nhiên, hiện nay trên toàn Tp Hà Nội, kể cả trên đường Võ Nguyên Giáp - cầu Nhật Tân, tại tất cả các Tp khác trên toàn quốc, đều chưa có làn đường nào được gắn biển vẽ vạch đúng luật để có thể coi là làn đường dành riêng cho xe buýt, xe khách như luật quy định. Do vậy, hiện tại CSGT không có cơ sở pháp lí để phạt lái xe với lỗi đi sai làn đường quy định.

Để được coi là làn đường dành riêng cho xe khách (kể cả xe buýt, xe taxi đều được luật cho đi vào làn này) thì làn đường đó phải được gắn 2 loại biển, 1 loại vạch, như luật quy định.

Cụ thể:
a- có kẻ vạch số 54, nếu là đường có vận tốc khai thác >60 km/h, hoặc vạch số 1.23, nếu là đường ≤ 60 km/h (xem hình vạch kẻ bên dưới)
Vạch số 54, vẽ trên đường có vận tốc khai thác >60 km/h
Vạch số 1.23, vẽ trên đường có vận tốc khai thác ≤60 km/h
b- trên giá long môn ngay trên làn đó có gắn biển chỉ dẫn 412a "làn đường dành cho xe khách", là biển hình vuông, nền xanh, có vẽ duy nhất hình 1 chiếc xe khách và một mũi tên chỉ lên trời.
c- trên giá long môn ngay trên làn đó có gắn biển "cấm ô tô" hình tròn, viền đỏ, phía dưới có 2 biển phụ "làn đường" và "xe khách được phép hoạt động".

3- Đi sai phần đường (xe ô tô đi vào phần đường dành cho xe thô sơ, nơi có gắn biển cấm xe cơ giới đi vào): mức phạt giống sai làn đường nêu trên (800-1.2tr)
Tuy nhiên, vì trên toàn quốc chưa có nơi nào gắn biển cấm xe cơ giới đi vào làn đường xe thô sơ, nên csgt cũng không có cơ sở pháp lí để phạt lái xe với lỗi này.

4- Đi sai với chỉ dẫn của biển gộp nhiều hình (mọi người vẫn đang gọi nhầm là biển 412 phân làn): biển này không có trong luật, CSGT không có cơ sở pháp lí để phạt lái xe.

5- Đi sai so với thông tin nêu trên các biển chỉ dẫn, kể cả biển 411 hay 412 (biển chỉ dẫn có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh): không mắc lỗi gì, vì luật quy định biển chỉ dẫn không có hiệu lực để bắt buộc thi hành. Biển chỉ dẫn chỉ có tác dụng cung cấp thông tin cần thiết mà thôi.

Biển gộp nhiều hình không có trong luật là biển.

- Về hình thức thì nó thuộc nhóm biển chỉ dẫn (hình chữ nhật hay hình vuông, nền xanh), luật quy định nhóm biển chỉ dẫn không có hiệu lực để buộc thi hành.

- Về pháp lí, biển gộp nhiều hình này không có thể hiện trong Quy chuẩn 41 về Báo hiệu đường bộ, nên biển này không có tính pháp lí, CSGT không thể căn cứ vào một biển không có trong luật để phạt lái xe.

Nhỡ mình có đi sai với chỉ dẫn của biển này thì CSGT cũng không thể dừng xe, không thể căn cứ trên biển này để phạt lái xe bất kì lỗi gì, kể cả lỗi đi sai làn đường.
Biển gộp nhiều hình không có trong luật không có tác dụng pháp lý
Biển gộp nhiều hình không có trong luật
Cách phân biệt lỗi:


1- Các biển báo nào trong tên gọi có chữ "...vạch kẻ đường" thì khi bị vi phạm, sẽ bị lỗi "...không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường", mức phạt 400K, theo Mục 1 Bảng dưới đây.

Lỗi "vạch kẻ đường" này hay mắc khi: 

a- đi sai hướng mũi tên vẽ dưới đường (vạch kẻ đường số 1.18), 
b- đè vạch liền, vạch tiểu đảo, 
c- đi sai hướng mũi tên vẽ trên biển báo 411.
Hình#2- Biển 411 "Hướng đi ...theo vạch kẻ đường", cắm trên lề đường.
2- Các vạch kẻ nào có chữ "Làn đường dành riêng", như vạch số 54 hoặc vạch 1.23 này, mới có chức năng quy định "Làn đường dành riêng" (xem Hình #3a, #3b)
Hình #3a: Vạch số 54, vẽ trên đường có vận tốc khai thác >60 km/h
Hình #3b: Vạch số 1.23, vẽ trên đường có vận tốc khai thác ≤60 km/h
Còn các biển báo 412, hình vuông nền xanh, có chữ "Làn đường dành riêng ..." dưới đây chỉ là biển biển chỉ dẫn thông tin cần thiết, không được luật quy định hiệu lực nên không bị bắt buộc phải tuân theo.

Vì vậy, các biển báo 412(a,b,c,d) trong hình dưới đây KHÔNG có chức năng phân làn đường. 
Nếu chẳng may không đi theo thông tin nêu trên các biển 412(a,b,c,d) thì cũng không bị luật coi là phạm lỗi. 

Hình #4- biển chỉ dẫn 412 "đường dành riêng cho từng loại phương tiện", cắm trên lề hoặc treo trên giá long môn đều KHÔNG có chức năng quy định "làn đường dành riêng".
Lưu ý: Trường hợp có vạch mắt võng nhưng không có biển phụ "đèn đỏ được phép rẽ phải" hoặc không bật xanh đèn phụ mũi tên rẽ phải thì các bạn phải dừng lại trên vạch mắt võng này. Vì theo quy định, đèn tín hiệu có hiệu lực cao hơn vạch kẻ đường nên "vạch cấm dừng" mà "đèn cấm đi" thì ta phải dừng theo đèn.
Trên đây là cách phân biệt làn đường và các lỗi có thể bị vi phạm khi đi nhầm vạch kẻ đường, và lỗi đi vào làn đường mà csgt hay xử lý.

Nguồn VNE/ Otofun/blogcamxuc.net