Chủ Nhật

Đạo nhạc và nỗi lo về sự dễ dãi của giới trẻ Việt Nam

Trước tiên cho tôi mượn lời của một bạn trên diễn đàn trẻ như thế này “Xã hội có những con người dễ dãi, thì cũng sinh ra những đứa con bỏ đi” tôi không phải là người mê âm nhạc, và cũng không phải là người sống chết vì thần tượng như đại bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay đang mê Kpop.
Đạo nhạc và nỗi lo về sự dễ dãi của giới trẻ Việt Nam
Tôi chỉ muốn nói xã hội và cộng đồng nếu luôn dễ dãi và thờ ơ với những vấn đề mình gặp phải, thì không sớm rồi muộn những đứa con cưng của mình sinh ra nó sẽ lại tự tay bưng bát cơm trên tay của mình mà đổ xuống đường cho một con gà ăn. Nếu, chỉ nếu như xã hội quá dễ dãi với những sai lầm của tuổi trẻ để nó chạy theo mọi phương hướng, nó thích, thì không sớm rồi muộn cũng có ngày nó đem cả gia đình của mình đi cầm cố ở một nơi khác.

Xã hội và cuộc sống, văn hóa luôn có những vòng quay luẩn quẩn không bao giờ bị phá vỡ. Nó luôn là một thể thống nhất từ đạo đức đến cách sống từ bao đời nay. Thời phong kiến những con người sống trong thời kỳ áp dụng chính sách mị dân và thối nát của chế độ phong kiến, thì khi đó, giáo dục và nhận thức của tầng lớp ấy cũng chỉ là nhận thức đủ để đối xử với nhau vài lời mà thôi…

Tôi lấy ví dụ về nhận thức của tận thời xa xưa ấy để nói với các bạn hiểu rằng, đừng quá dễ dãi với chính mình và thần tượng của mình. Cũng như thời xưa họ đã quá thờ ơ với chế độ, với ông vua của mình để rồi chính mình là người nhận lấy những trái đắng.

Nếu bây giờ bạn mới chỉ có 18 – 20 thì sau 10 năm nữa nhất định bạn sẽ thành một ông bố, một bà mẹ…vv trong quá khứ bạn đã sai lầm, và đã thêm mình vào vòng quay của sự buông bỏ, chấp nhận mọi thứ một cách đơn giản thì sau này, chính đứa con mà bạn sinh ra rất có thể bạn cũng sẽ chấp nhận nó hư hỏng và đi theo con đường trộm cướp mà thôi.

Lúc đó, cái tính dễ dãi đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bạn rồi có muốn sửa bạn cũng chẳng thể nào sửa đổi được chính mình đâu. Vì thế trong khi còn đang tập ăn tập nói, tập học tập nhận thức, cách tốt nhất là bạn nên nhìn nhận mọi vấn đê ở góc độ khách quan chứ không phải chủ quan phiến diện như hiện tại được.
Một bài hát, một vấn đề mà khi tôi lướt qua các comment của các bạn tôi chỉ thấy sự tức giận, sự đá xéo, chửi bới, gào thét, ganh đua, hậm hực nhau chỉ vì một cái chưa rõ nó là đúng hai sai.

Có nhiều comment tôi không chắc là bạn ấy đã lớn, nhưng bạn ấy mang cả nền âm nhạc nước nhà vào trong một câu chửi. Có thể đúng và nhìn nhận xa hơn một chút, nền âm nhạc nước nhà hiện tại đang như một mớ bòng bong, chẳng có một lối đi nào rõ rệt.

Thế nhưng nếu nhìn vào cả một nền âm nhạc hiện tại thì tôi thấy cậu Sơn Tùng có vẻ là nổi trội hơn cả. Còn lại tất cả chỉ là quá khứ, hào quang của thời xa xưa chưa thể bước qua nổi lũy tre làng miền quê thanh bình.
Tôi chứng kiến ít nhất là 2 lần cậu Sơn Tùng này xử lý các ồn ào của cậu ấy, và tôi nhận ra, cách xử lý ồn ào rất chuyên nghiệp và hiểu biết. Cậu ta biết cách chú tâm vào các thứ khác để làm còn hơn là ngồi đó để đuôi co tranh giành hơn thiệt.

Và cuối cùng tôi chỉ muốn nói một đều, dễ dãi sẽ hủy diệt chính mình, vì thế trước khi buông tay gõ phím chúng ta cũng đừng vội vàng mà gõ ngay những âm thanh tục tĩu hằng học ganh đua. Hãy gõ những âm thanh mang tính chất nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan. Nếu vấn đề sai chúng ta phải có người thẩm định, hoặc cơ quan có thẩm quền thẩm định. Đừng ném đá dìm nhau đến chết nới chịu thôi.

Làm người Việt với nhau hà cớ gì phải vạch áo cho người xem lưng!


Mr. Hói Bình