Thứ Sáu

Lãng phí và tham nhũng là 'cặp đôi hoàn hảo'

Lãng phí và tham nhũng là 'cặp đôi hoàn hảo' dẫn nhiều đất nước đến lụn bại và đều do con người gây ra. Lãng phí nguy hiểm gấp mấy lần tham nhũng. Trong các loại lãng phí thì lãng phí nhân lực là nguy hiểm nhất.

Dù việc phòng - chống tham nhũng và lãng phí ở Việt Nam đang được hô hào mạnh mẽ nhưng vấn nạn ngày càng trầm trọng. Báo chí đã nói nhiều đến hiểm họa nợ công vượt trần. Nhà nước cũng đã nỗ lực kêu gọi “tăng thu, giảm chi”, thực hành tiết kiệm, tinh giản biên chế…nhưng không hiệu quả.
Lãng phí và tham nhũng là 'cặp đôi hoàn hảo' dẫn nhiều đất nước đến lụn bại và đều do con người gây ra. Lãng phí là mảnh đất màu mỡ để tham nhũng sinh sôi. Theo tôi, lãng phí nguy hiểm gấp mấy lần tham nhũng. Trong các loại lãng phí thì lãng phí nhân lực là nguy hiểm nhất. Trong các ngành thì lãng phí giáo dục là tai hại nhất. Nhiều thứ không thể đong đếm và di hại tới mấy thế hệ.

Lãng phí và tham nhũng là 'cặp đôi hoàn hảo' 
Ai cũng thấy là bộ máy quản lý Việt Nam cồng kềnh và kém hiệu quả. Ai cũng biết là cần phải mạnh dạn tinh giản biên chế để giảm chi. Giảm biên chế nhưng bộ máy ăn lương cứ ngày mỗi phình ra. Nhiều nơi giảm được 1 thì tăng 2 với nhiều cơ quan, bộ phận mới thành lập. Giảm thế nào được khi người dân xem biên chế là áo giáp suốt đời che chắn khỏi tai ương. Thiên hạ ùn bỏ bỏ tiền mua biên chế để suốt đời hưởng lộc, chủ yếu là mánh mung kiếm chác.

Bạn tôi làm Trưởng khoa một trường đại học. Nhà trường kêu gọi và chỉ đạo tinh giản biên chế. Họp mất mấy buổi mà không biết tinh giản ai. Bởi toàn là người gởi gắm hoặc thân quen đủ kiểu, không dám đụng. Cuối cùng, anh kết luận: “Nếu phải tinh giản biên chế thì người đầu tiên phải tinh giản là tôi vì không đụng tới ai cả!”.

Tại sao không ký hợp đồng lao động cụ thể theo từng giai đoạn mà lại biên chế cả đời? Cơ quan nào cũng cần hiệu quả. Biên chế là con ruột, là sản phẩm đặc trưng của thời kỳ bao cấp, đang là cản trở quá trình phát triển của đất nước.

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, 93 triệu dân Việt đang phải cõng lưng nuôi hơn 11 triệu người ăn lương và phụ cấp. Trong khi giàu có như nước Mỹ chỉ phải nuôi 2,1 triệu viên chức (viên chức Việt Nam là 2,8 triệu nhưng lực lượng hưởng lương và trợ cấp là 7,5 triệu) dù nước Mỹ lớn gấp 30 lần diện tích và 3,5 lần dân số Việt Nam. Ngay Trung Quốc, dù cùng ý thức hệ nhưng viên chức chỉ chiếm 2,8% dân số (Mỹ là 0,65% và Việt Nam là 8,3%). Ở các nước, các đoàn thể đều phải tự lực kinh phí. Tùy theo tính chất và chính sách, nhà nước có những hỗ trợ nhất định chứ không bao cấp như Việt Nam. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR), năm 2015, Việt Nam dành hơn 14.000 tỉ đồng cho hoạt động của khối hội đoàn, gần gấp đôi ngân sách dành cho giáo dục!

Thủ tướng nguyễn Xuân Phúc, khi còn là Phó Thủ tướng từng nhìn nhận: “Chỉ 30% viên chức đáp ứng yêu cầu công việc”. Chuyên gia Phạm Chi Lan tiếp lời: “30% còn lại chỉ đi làm cho có, kiểu sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Bộ trưởng Truyên thông và Thông tin Lê Doãn Hợp bổ sung: “30% còn lại chẳng những không làm được việc mà còn nhũng nhiễu, vòi vĩnh hối lộ”. Nói vậy để thấy, có thể giảm 60% biên chế hiện nay. Bộ máy không chỉ chạy tốt hơn mà còn không bị nhũng nhiễu. Muốn giảm biên chế, cứ công khai tiêu chí, minh bạch tuyển dụng, rà soát đội ngũ. Ai không đáp ứng thì giảm. Vậy thôi.

Về phía các hội đoàn, đòi hỏi tự lực tài chính ngay là không tưởng. Nhưng ít nhất phải có lộ trình, giảm chi ngân sách, tiến tới tự lực như các nước hiện nay. Trẻ con cũng tới lúc phải trưởng thành. Không thể cả đời được bú mớm như em bé. Chỉ khi tự lực được kinh phí, các hội đoàn mới thật sự của mình, mới dám bảo vệ quyên lợi thành viên. Ngượi lại thì phải “ăn cây nào, rào cây đó”.
Năm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký duyệt chi khoảng 65% nguồn thu (thấp hơn năm ngoái 5%), trong đó chừng 15% đầu tư cho phát triển, 30% còn lại để trả nợ. Nguồn thu ngày càng khó khăn nhưng cứ chi vô tội vạ, lãng phí trăm bề thì chừng nào mới trả hết nợ. Cứ nợ mới chồng nợ cũ. Chi đầu tư như vậy thì khoảng cách kinh tế ngày càng xa, nói chi đến đuổi kịp các nước tiên tiến. Đang nghèo, đang nợ đầm đìa, lẽ ra phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm tối thiểu mọi chi phí công để tập trung đầu tư và trả nợ.

Phải sắp xếp lại bộ máy, xóa bỏ biên chế, khoán lương và hạch toán hiệu quả. Đất nước không thể đổi mới để tiến lên bởi những cản trở chập chùng của thời bao cấp, vẫn tồn tại hợp pháp thách thức . Còn cứ khư khư giữ nguyên hiện trạng, thì dân nào mà chịu nổi?
Nguyễn Văn Mỹ

Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một doanh nhân sống tại TP.HCM.