Hơn 11,5 triệu tài liệu tài chính bị rò rỉ của hãng luật Mossack Fonseca cho thấy quy mô hoạt động trốn thuế và rửa tiền mà nhiều công ty ma trên thế giới thực hiện.
Dò rỉ |
11,5 triệu bản tài liệu, gồm 4,8 triệu email, 2,5 triệu bộ hồ sơ, với khoảng 2,6 terabyte dữ liệu được lấy từ hệ thống nội bộ của hãng luật Mossack Fonseca trong vụ Tài liệu Panama. Nó lớn gấp nhiều lần so với vụ rò rỉ chấn động thế giới năm 2013 sau khi Edward Snowden tiết lộ hàng loạt tài liệu mật của
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA)
về các chương trình theo dõi, nghe lén điện thoại của Mỹ và các nước châu Âu. Khối lượng tài liệu được tiết lộ trải dài trong suốt 40 năm từ 1977 cho tới cuối 2015.
Theo Irishtimes, dữ liệu email, bảng tính tài chính, hộ chiếu và hồ sơ của công ty cho thấy chủ sở hữu bí mật của các tài khoản ngân hàng và công ty ở 21 vùng lãnh thổ nước ngoài, từ bang Nevada của Mỹ đến Singapore và quần đảo Virgin thuộc Anh.
Theo IICJ, các tài liệu tiết lộ cổ phiếu ở nước ngoài của 140 chính trị gia và quan chức trên thế giới. Danh sách các lãnh đạo đương chức và cựu lãnh đạo có tên Thủ tướng Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine và vua Saudi Arabia. Hơn 214.000 tổ chức cũng có trong danh sách thông tin bị rò rỉ, liên quan đến nhiều người tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Danh sách chính trị gia |
. Theo tờ McClatchy, 29 trong số 500 người giàu nhất thế giới theo danh sách của tạp chí Forbes có dính líu tới các hoạt động tài chính phi pháp vừa bị lộ.
Công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở tại Panama là tâm điểm của những tài liệu mật vừa rò rỉ. Hơn 11,5 triệu tài liệu tài chính của công ty này vừa lộ cho thấy quy mô của các hoạt động trốn thuế cũng như rửa tiền mà những công ty ma trên khắp thế giới thực hiện.
Những công ty ma này núp dưới hình dạng của một doanh nghiệp hợp pháp nhưng không có hoạt động gì ngoài quản lý tiền nhưng che đậy thân phận của người sở hữu. Tuy nhiên, trụ sở của những công ty ma thường đặt ở những nơi nhà chức trách khó tìm ra chủ sở hữu trong trường hợp họ muốn.
Các khách hàng cũng cần một trung tâm tài chính nước ngoài, cái thường được gọi là Thiên đường thuế. Nó thường là các quốc đảo nhỏ, với rất nhiều ngân hàng bí mật cùng mức thuế thấp hoặc không tồn tại trên giấy tờ giao dịch. Những cái tên điển hình là quần đảo Bristish Virgin, Bahamas, Panama…. Nó giúp rửa các khoản tiền phi pháp từ tham nhũng, trốn thuế, buôn bán ma túy….
Các hoạt động rửa tiền thực chất là hợp thức hóa những khoản tiền phi pháp. Nó giúp việc sử dụng chúng không bị giám sát, khiến bại lộ các hành vi phi pháp. Khi tham nhũng, một chính trị gia cần rửa số tiền bẩn để không bị lộ. Nó sẽ được chuyển tới một công ty con của trung tâm tài chính nước ngoài. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản không ghi tên thuộc sở hữu của công ty ma mà không ai có thể truy tìm nguồn gốc. Từ tài khoản này, số tiền có thể được dùng hợp pháp trên khắp thế giới.
Theo Zing