Chủ Nhật

Biểu tình ở Phú Thọ, cách giải quyết vấn đề phía Lãnh Đạo tỉnh có thỏa đáng?

Tôi cho rằng, trong mọi trường hợp, mọi thời điểm, kẻ nào quá khích, kẻ nào cố tình gây rối, kích động...đều phải bị nghiêm trị. Nhưng trong trường hợp cụ thể này, xung đột giữa người dân và chính quyền chỉ gói lại hai chữ: Giá Vé. Người dân và những lái xe thường xuyên lưu thông qua đây, họ không đòi hỏi chính quyền và đơn vị chủ thầu BOT phải mở cửa thông thoáng cho xe qua lại tự do, miễn phí.

Mà cái dân cần là một giá vé hợp lý có tình người, không phải với mức giá mà đến cánh taxi khi gọi để đưa người nhà đi bệnh viện họ cũng lắc đầu không nhận trở, chỉ vì phải chui qua cây cầu có giá 2.000 tỷ này. Với họ, mức giá ấy chạy xe được vài chục nghìn thì quay đi quay lại họ đã phải trả cho đơn vị mất toàn bộ công sức của họ rồi.

Và nếu ai đó để ý sẽ thấy, một điều đáng nói trong vấn đề này, khi xảy ra biểu tình, thì những vị lãnh đạo tỉnh, thành phố đang ở đâu. Người đứng đầu của một tỉnh mà lại bạch vô âm tín với vấn đề nhức nhối của dân như vậy liệu có đúng hay không?
Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Phú Thọ tặng hoa, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc.
Những lời kêu cứu, những lời than vãn của dân liệu có tới được tai các vị lãnh đạo, hay các vị chỉ ngồi một chỗ và nghe báo cáo từ cấp dưới lên mà thôi? Mọi vấn đề đều sẽ thực sự đơn giản khi người đứng đầu trực tiếp đứng ra giải quyết vấn đề. Bởi họ là người mà dân tin tưởng nhất, cũng là người dân tín nhiệm bầu cho họ nhất, và khi họ cất tiếng nói, chắc chắn sẽ có tình và có lý hơn, không phải chỉ là mấy lời hứa xuông của mấy ông cấp dưới và vài ba vị văn phòng kia.

Cũng như xung đột gần đây giữa người dân và chính quyền thị xã Sầm Sơn.  Người dân họ không đòi toàn bộ 7 km như Dự án phê duyệt, họ chỉ đòi 500 mét bờ để tiếp tục với ngành nghề ra biển truyền thống của mình. Nhưng suốt 8 ngày, không thấy xuất hiện Bí thư, hay chủ tịch tỉnh Thanh Hoá, chỉ có Phó chủ tịch tỉnh và lãnh đạo thị xã Sầm Sơn gặp dân, gặp dân trên tinh thần kiên định, trước sau như một phải lấy hết bờ biển của dân như dự án đã từng phê duyệt, không mảy may thay đổi.
Biểu tình đòi Biển ở thanh hóa
Nhớ mấy năm trước, xung đột ầm ĩ ở chợ Sầm Sơn giữa nhà đầu tư và tiểu thương kéo dài căng thằng, Bí thư tỉnh uỷ Mai Văn Ninh đã về ngay, ngồi giữa dân, nói chuyện tay bo với bà con và cuối cùng chấp nhận...thua, huỷ dự án, bảo đảm quyền và lợi ích theo nguyện vọng chính đáng của bà con. Báo chí ngày đó tưng bừng ca ngợi Bí thư Ninh, và ông xứng đáng được ca ngợi. Lại nhớ hồi ở Quảng Ngãi, bà con ngư dân cùng ùn ùn kéo nhau biểu tình xung đột lợi ích với chính quyền, căng thẳng nhiều ngày. Bí thư tỉnh uỷ Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng có mặt, đứng đầu trần giữa nhân dân mình, đàm phán, trao đổi, cam kết và giải toả mọi sự việc đang rất nóng, được người dân và báo chí đánh giá rất cao.

Giờ quay lại Phú Thọ, biểu tình kéo dài cả vài tiếng đồng hồ, mà không thấy vị nào dân bầu lên đứng ra giải quyết giúp họ. Không một lời hứa với dân mà cảnh họ được nhìn thấy chỉ là mấy anh cảnh sát xuống làm nhiệm vụ, giữ gìn an ninh trật tự.
Cuối cũng cái dân nhận được là lời hứa bỏ ba cục bê tông đi cho dân lưu thông lại như cũ. Còn đơn vị thi công BOT vẫn kiên định giữ giá vẽ cũ, và quyết liệt tuyên truyền cho người dân hiểu về sự không an toàn của cây cầu Việt Tri?

Cách giải quyết chẳng khác là bao so với cách làm của Công ty nước giải khát Tân Hiệp Phát, khi đẩy người tiêu dùng đến tù tội, chỉ để bảo vệ là mình đúng. Hình như các vị đang thực sự không lắng nghe ý kiến của dân. Mà cái các vị bám vào là những tờ trình lên Bộ GTVT và sở GTVT tỉnh Phú Thọ. Các vị một mực khảng định đó là đúng quy trình, nó là đúng chủ trương không có sai phạm. 
Cách giải quyết như vậy có thỏa đáng và khiến dân thực sự yên lòng hay không? Hay chỉ là cái bề nổi tạm thời, và trong tận gốc rễ vẫn đề còn đang nung nấu một khối u lớn?

Nói như bí thư Đinh La Thăng thì tôi chỉ quan tâm đến kết quả chứ chúng tôi không nghe anh giải thích. Và dân Việt Trì cũng như vậy, họ không có nhiều thời gian để lắng nghe các vị giải thích mà kết quả với họ lại không đụng chạm tới đâu.
Nếu cầu Việt Trì đã thực sự Yếu và có nguy cơ gây hại cho người tham gia giao thông, vậy hà cớ gì lại chiều lòng họ cho những chiếc xe quá tải chạy qua. Hay chỉ là gió chiều nào chúng ta che chiều ấy. Như vậy là trực tiếp đẩy người dân đến bước khốn khó, mặc họ thích làm gì cũng được như một tổ ong vỡ trận sao?

Tất cả mọi vấn đề chỉ nên dừng lai ở hai chữ: Giá Vé. Dân họ cần là điều này, còn những lý do Cầu Yếu cấm không cho đi họ không quan tâm. Hay cầu mới giá cả 2.000 tỷ họ cũng không quan tâm. 
Dân họ không ngu và không phải là người văn hóa kém. Mà dân là những người có trí thức và được ăn học. Cứ cái gì hợp tình và hợp lý thì họ ủng hộ và phê duyệt, dù có dỡ cả cây cầu cũ chỉ cho tầu hỏa đi qua họ cũng đồng tình. Bởi họ nghĩ, lãnh đạo tỉnh nhà biết quan tâm đến dân, chăm lo cho tính mạng của dân, họ sẽ rất cảm động và sẵn sàng bán cả mạng của mình cho chính quyền cho các vị lãnh đạo mà họ tin tưởng.
Chứ không phải cố tình liều mạng băng qua cây cầu cũ chỉ vì mấy chục nghìn đồng như hiện nay.


Mr Hung