Thứ Ba

Sapa mưa tuyết, trâu chết, người chết chứ anh hùng bàn phím chẳng chết!

Chắc chắn Sapa không thể chết vì trời mưa tuyết, vì nó là cái tên thôi mà, cái chết ở đây là người dân thị trấn Sapa hay là những người dân tộc ở xa vùng Sapa kia?

Thực lòng chẳng biết nên nhìn nhận sự việc mưa tuyết thế nào cho nó khách quan. Chỉ là mình viết một bài theo quan điểm cá nhân, nếu có gì sai sót mong mọi người lượng thứ cho sự trải nghiệm nông cạn của mình.

Sapa liệu có chết vì trời mưa tuyết?

Chắc chắn Sapa không thể chết vì trời mưa tuyết, vì nó là cái tên thôi mà, cái chết ở đây là người dân thị trấn Sapa hay là những người dân tộc ở xa vùng Sapa kia?

Tôi cũng được may mắn làm du lịch trên đó mấy năm trời rồi, cũng chứng kiến cảnh tuyệt rơi đầy núi đồi. Một hình ảnh hoàn toàn khác biệt về Sapa, nó đẹp một cách huyền áo, thích thú, và náo nức khi bắt đầu có tuyết rơi.
Nhưng chỉ được hôm đó thôi, còn lại là cái rét tím tái, cái tay đeo đôi chiếc găng cũng không còn phân biệt được cảm giác, cái tai bị ù đi vì giá rét, mọi vật trở nên đông cứng, chẳng còn gì là thú vị nữa.

Liệu có qua được đông không em?


Trâu bò của người dân tộc bắt đầu chết, họ sẽ mổ lấy thịt rồi sách thành từng túm, mỗi túm một hai kg gì đó, họ đem xuống thị trấn để bán cho người dân ở đây, chứ chết cả mấy con thì có ăn cả năm cũng chẳng hết, để sấy dựa thì cũng không thể treo cả tạ thị ở đó, ướp thì sao ướp nổi cái thịt trâu, bò chết ấy mà ăn được?
Thế nên ở đó, họ nhếch nhác đeo đầy mình những túm thịt trâu bò chết, đem bán cả ngày được mấy đồng, rồi lại lặn lội mười mấy cây số đi về nhà. Thật là giàu có quá đi các bạn nhỉ?


Rồi rét, họ không lên nương nữa, họ ở nhà sưởi và uống rượu thôi, đấy lá mấy chị hướng dẫn viên(người dân tộc) du lịch cho công ty mình nói thế. Nhưng mà cuộc sống có khá được mấy đâu.
chị nói: bọn em đi làm thế này còn được vài đồng, chứ mấy bà đi bán dạo kia thì có được mấy đồng lẻ đâu anh.
Nói cũng đúng, những người bán lẻ, bán dạo kia cả ngày bán được vài ba cái vòng, nhà xa, tối thì thuê một cái nhà rộng, rồi mấy chục người cùng ngủ lại, để tiết kiệm chi phí. Chứ đi đi về về mấy chục cây số cũng chẳng bõ tiền săng xe...vv giàu sao nổi anh em?

lạnh quá, qua đời rồi
Còn mấy bà bán thổ cẩm thì là dân buôn, họ cũng khá hơn những người khác, nhưng cả nghìn, cả vạn người dân tộc mà cả thị trấn Sapa đếm được vọn vẹn khoảng 20 người loại này. Vậy dân Sapa chắc rất giàu? Các cháu nhỏ nhà nghèo tối đèo em lên ngồi bán mấy cáo handmade ở góc đường, thương có ai đi chơi về khuya mới mua được cho họ, mà Sapa giờ đó có ai ra đường cho nổi?

Rau bắt đầu thối vì trời mưa tuyết, nên tuyết đọng lên lá, bắt đầu bị xém, rồi sẽ thối hết khi hửng nắng, giống rau nhà bạn để trong tủ bị đóng đá rồi quá ngày nó nũn ra ý.
Rau ở Sapa thì cũng không nhiều, một số là hộ kinh doanh rau, chủ yếu là Susu và các loại rau cải, hồng.
Susu thì không nói, vì mùa này cũng chẳng được mấy ngọn, nó cũng hết mùa rồi.
Nhưng rau cải, thì đây đang là mùa rau úm, và mùa rau lên, nên thiệt hai cũng lớn lắm. Những nhà dân tộc, họ có trồng rau để tự cung tự cấp cho gia đình ăn cả mùa, cả năm cũng khốn khổ vì trời mưa tuyết. Họ không có rau nữa, mà thịt thì đâu phải ai cũng có tiền mà mua ăn đâu, có thì chỉ là vài miếng cá mắn, thịt mỡ, mèn mén là chính ý mà.


tuyết tan là rau cũng nhũn
Trâu bò chết chỉ ăn được mấy ngày này chứ ra giêng họ ăn bằng đất, cả năm họ ăn bằng cây rừng, rau rừng...

Thiệt hai thì không phải lớn gì, chỉ là con trâu canh tác cả năm không có, phải nai lưng ra mà bỗ ruộng với kéo cây thôi ý mà? Đúng không các bạn?

Thế nên làm du lịch ở Sapa được bao nhiêu người trong cả bạt ngàn người ấy?

Còn homestay thì cũng chỉ được một vùng nhỏ thôi, các bạn đi du lịch vào bản như Tả Văn thì còn khá chứ đi xâu tý nữa thì các bạn biết rồi. Nhà không che kín, ngô ăn quanh năm. Có cái rau cũng chết thì họ phải ăn không qua ngày. Giàu có gì cho kham hả các bác.

Mưa tuyết Sapa tấp nập hơn nhưng cũng chẳng khá hơn?

Đúng vậy mưa tuyết bù lại là lượng người đổ về Sapa nhiều hơn mọi khi, thực ra đa phần là dân phượt, mà dân phượt thì nghèo, có ở cũng chỉ tìm một vài cái nhà nghỉ tàng tàng, rồi răm ba người ở chung. Có đi ăn thì cũng chỉ đi ăn ở cái quán bình dân, vài ba chục nghìn một bữa, có nhậu thì cũng ra cái quán vỉa hè chỗ bên trên chợ tình, hoặc bến xe mà nhậu, vì ở đó rẻ. Chứ có được mấy dân phượt đi vào những quán, nhà hàng của dân làm du lịch với homestay của bà con dân tộc mà ở đâu. 
Còn dân tộc bán quán thì gần như không có, có bán các bạn cũng chịu chẳng dám ăn trừ mấy anh Tây ra.
Thế nên có đông cũng chẳng thu về được mấy đồng cho bà con dân tộc, ngoài tiền Nhà nghỉ. Mà ở thị trấn đa số là dân kinh mình mà.

đoàn này lên chơi tết và đón giáng sinh ý mà
Còn nói họ mua quà cho người dân tộc thì ít lắm, vì thực ra chỉ có vài người mua được cho họ thôi, có chăng chỉ là ai đó chưa bao giờ lên Sapa nên thấy thích thì mua cái vòng tay, cái dây đeo may mắn.
Chứ cũng chẳng có gì là to tát mà bảo những người dân tộc có thể giàu lên vì mấy đồng đó cả.
Cái mang lại cho Sapa hay dân du lịch, người dân tộc là người phương tây kia chứ được mấy người Việt mình đâu.
Người việt giàu chỉ lên mùa hè, mà mùa hè lại không phải là mùa hái ra tiền của dân Sapa nói chung và người dân tộc, dân làm du lịch nói riêng.
Mùa đó thì nhà hàng kinh doanh bình bình, dịch vụ homestay cũng tạm tạm. Còn vào mùa đông thì khách EU sẽ nhiều hơn, và ho chi tiêu cũng nhiều hơn, tiền bo, típ, tiền cho người dân tộc, tiền mua đồ lưu niệm cho họ, tiền homestay cũng nhiều hơn.

Nhưng người phương tây họ lại không quan tâm đến tuyết, chỉ đơn giản mùa này họ đi chơi, nên năm nào cũng như năm nào, đều đông như nhau.
Nói vậy để các bạn cảm nhận cái thực sự của du lịch Sapa nó thế nào. 

Còn khi người Việt đổ về đây thật nhiều thì may ra tỷ lệ 1/100 ấy nó mới nâng lên, có nghĩ tỷ suất mua hàng mới cao lên, chứ còn tàm tạm thế này thì vẫn thế.

Nếu khi nào đó, mà người Việt mình thích ở homestay của bà con dân tộc thì khi ấy mới có cải tiễn rõ rệt. Chứ mấy anh giàu, lên ở khách sạn, mà lượng này so với Tây chỉ là con muỗi.
Nói điều này để các bạn hiểu, tại sao người dân tộc nói tiếng anh tốt hơn nói tiếng kinh. Và họ thích mời khách tây chứ chẳng mời người Việt mình mấy khi.

Còn bạn nào nói họ nghèo, họ không cần quần áo, họ tự thích nghi?

Vậy xin mời bạn đó lên Sapa sống 3 năm, hay chỉ cần một mùa đông thôi, bạn ấy sẽ thích nghi được ngay đúng không?
Thực ra Sapa theo như các cụ già làng nói, xưa kia Sapa cũng có tuyết, nhưng lâu lắm rồi trở lại đây mới lại có lại như thế này. Mà tuyết bây giờ buốt lắm, chứ không như xưa. 
Mình thì không hiểu lắm, buốt với lạnh nó khác nhau thế nào, nhưng có mấy bạn sống ở Nga nên hỏi. Thì ra là tuyết ở nước ngoài nó có nhưng là thời tiết kiểu khô ráo, nên không có cảm giác buốt vào tận xương như ở Sapa.
Vậy các bạn đã hiểu tuyết nửa mùa (năm có năm không) nó khác với tuyết đặc chưng như thế nào rồi.

sẽ tự thích nghi thôi hay là chết đúng không?
Còn bạn nào nói họ không cần quần áo thì bạn ý tự vả vào miệng mình đi, nói vậy tội cho họ, rồi những người làm từ thiện họ không mang đồ cho những bản ở xa Sapa nữa thì khổ họ.
Công ty mình năm nào cũng có một đợt làm từ thiện quần áo, đồ ăn nữa, họ rất thích. Nhưng làm từ thiện cũng nên nghiên cứu về vùng miền họ sống. Nếu là dân tộc hẳn thì con gái lớn, đàn ông lớn, họ mặc đồ truyền thống, vải thổ cẩm. Vì đơn giản là đồ đó rất ấm, không giống quần áo của dưới xuôi đem lên. Đi nương cũng không sợ bị rách với bị bẽm, dây nó cắt vào da, thịt.

Trẻ con thì không có quần áo mấy, vì trẻ con có may nó cũng nhanh lớn, nên rất phí, mà đồ thổ cẩm thì may rất lâu. Nên đa phần họ chỉ có cái áo không có quần cho bọn trẻ mặc.
Thế nên cho quần áo trẻ con là hợp lý nhất. Kiểu gì họ cũng mặc được, và họ đều lấy. Chỉ là khi mang lên, đừng mang đồ hôi thối rách rưới lên là được.
Chứ cái thời tiết lạnh chết trâu chết bò thế này mà bảo họ tự thích nghi được thì chắc thằng đó bị điên là chắc rồi.
Các cháu nhỏ không có đồ mặc đa phần là do thiếu thốn, tiền họ không có nhiều, vì có làm gì ra đâu. Vài nhà làm du lịch, bán vòng tay...vv thì có có một chút. Tất nhiên con cái họ cũng được mặc ấm và đẹp hơn chút rồi. Còn ở xa thì họ làm sao mà mò xuống Sapa mà làm du lịch được?
Khổ quá thì phải cởi truồng chứ thích nghi con lừa gì mà bảo họ thích nghi được. Những năm 80 nhà mình nghèo thì cũng cởi truồng chứ bố mẹ nào dám mua quần áo cho mình mặc.
Hỏi thử khi đó có lạnh hay không thì biết chứ thích nghi gì khi đang trong chăn ấm nệm êm mà phán người ta như thế!

Còn mưa tuyết là việc của trời bạn có cầu có khấn nó cũng không khá lên được khi nó đã xảy ra. Thế nên hãy đón nhận nó như những quy luật của cuộc sống, chỉ mong rằng trong lòng mỗi người biết quan tâm, biết sẻ chia cho bà con dân tộc, cho người khó khăn hơn mình là ấm áp tình người lắm rồi. 
Nếu có điều kiện hơn, có thời gian hơn thì ta đi làm từ thiện, đóng góp chút ít vào cái ta thấy, cái ta cảm nhận bằng tấm lòng. Đừng kiệt sỉ quá cũng đừng tự phụ quá để rồi mang cái tiếng không tốt cho mình vậy thôi.


Kết luận
Sapa mưa tuyết, trâu chết, rau chết, người chết chứ anh hùng bàn phím không bao giờ chết!

Thông tin thiệt hai hoa màu ai muốn xem thì vào link này của Cafef
Mới thiệt hai khoảng 30 tỷ đồng thôi. 194 con gia súc chết...vv
Link chi tiết

Mr Hói