Muốn ăn gắp bỏ cho người
Xã hội càng hiện đại, cuộc sống càng trở nên xô bồ. Bữa cơm gia đình đang dần nhườnng chỗ cho những buổi hội hè, tiệc tùng. Nhiều người ỷ có tiền, mới ngồi vào bàn đã quát tháo chê bai nhà hàng, thả sức hò hét nhân viên.
Thuở nhỏ, mỗi lần có đình đám, tôi thường được ông nội cho đi theo ăn cỗ.
Tôi luôn khép nép ngồi ở một góc cạnh ông và đợi được gắp cho miếng nào thì chỉ dám ăn miếng ấy.
Ông tôi dạy, ăn uống phải từ tốn, "ăn phải trông nồi, ngồi phải trông hướng". Ngồi ăn trên phản giữa nhà, không bao giờ được quay lưng vào bàn thờ tổ tiên.
Thuở nhỏ, mỗi lần có đình đám, tôi thường được ông nội cho đi theo ăn cỗ. |
Mỗi người chỉ được ăn một khúc. Nếu vô tình ăn 2 khúc tức là đã ăn vào phần của người khác. Thế là kẻ phàm ăn.
Vào bữa ăn, món gắp mở đầu phải là miếng rau, miếng dưa hay mấy sợi nộm. Không ai mới vào mâm đã chọc đũa ngay vào miếng giò lụa, hay gắp luôn cái phao câu gà.
Định ăn miếng nào thì gắp miếng ấy. Không gắp lên rồi để lại, cấm kỵ dùng đũa lật đi lật lại bới đĩa thịt gà đã xếp gọn gàng phần da được lợp lên trên để tìm miếng ngon cho mình.
Khi ăn phải nhìn trước nhìn sau, biết nhường các cụ cao tuổi. Có các cụ trong mâm thì phải mời “rước cụ xơi trước, rước cụ dùng chén rượu…”.
Ăn canh thì không được húp sùm sụp, ăn nóng không được thổi phù phù...
Điều quan trọng hơn cả là trong mâm, chủ nhà hay người ít tuổi, kẻ bề dưới luôn gắp thức ăn bỏ vào bát khách hoặc bề trên. Hành động đó nhằm thể hiện sự kính cẩn.
Ăn uống từ lâu đã được người việt chú trọng |
Cứ sau mỗi bữa cỗ, nếu điều gì tôi xử sự không phải, về nhà ông tôi lại nghiêm khắc nhắc nhở, dạy dỗ.
Những bài học ăn, học uống hay đúng hơn là học cách cư xử sao cho phải phép cứ thế được ông bà, rồi bố mẹ tôi truyền dạy năm này qua năm khác và nó thấm vào cuộc sống của tôi một cách tự nhiên.
Sau này va chạm với cuộc đời, tôi cứ như thế mà xử sự không hề gượng ép.
Cuộc sống ngày càng trở nên xô bồ. Các dịp hội ngộ ăn uống trong gia đình giảm dần. Người ta quen lối sống hội hè, ăn nhậu ở nhà hàng. Ngồi vào mâm là quát tháo chê bai nhân viên.
Khi ăn thì thả sức hò hét, có khi còn thách nhau uống hết két bia này đến chai rượu khác và luôn miệng đồng thanh gào “dzô! dzô!” như đang kéo gỗ dựng cột nhà.
Việc ăn uống trong đám cưới giờ cũng khác xưa nhiều. Đến dự tiệc cưới chưa cần biết cô dâu chú rể ở đâu, họ nhà trai hay nhà gái thế nào, khách cứ bỏ phong bì vào cái hòm hình trái tim đặt trước cửa như “trạm soát vé tự động”.
Rồi khách lại cũng tự động… kiếm một góc ngồi, tự khui bia chạm cốc và ăn uống rào rào, chẳng cần mời mọc ai.
Mà kỳ thực, cũng chẳng có ai mời mọc. Phải chăng lời mời ăn cỗ đã lịch sự in trên thiệp cưới rồi, khỏi mời thêm nữa?!
Ở tiệc cước bây giờ, khi "ban tổ chức" giới thiệu cô dâu chú rể, họ nhà trai, nhà gái ra mắt thì nhiều thực khách đã xong bữa, ngậm tăm xỉa răng, ngả người ngắm nhìn và bình luận.
Phép lịch sự của các cụ dạy ngày xưa, vào đây dường như “hết cửa” dùng.
Tôi có nhiều dịp được mời đi nói chuyện với các bạn nước ngoài về những phong tục, tập quán ứng xử trong ăn uống của người Việt khi họ mới đến Việt Nam.
Tôi cứ theo cái vốn của ông bà, bố mẹ truyền lại mà chia sẻ với họ.
Nào là khi ăn chuối phải bẻ đôi và bóc vỏ từng nửa quả nom tựa đóa hoa, không bóc tuột cả vỏ nhai nhồm nhoàm; nào là muốn ăn chiếc bánh nếp phải bóc ra sao cho khỏi dính và vỡ nát; rồi khi ăn phải cầm đũa thế nào…
Riêng phong cách gắp thức ăn bỏ vào bát để mời người khác thì các bạn nước ngoài thực sự không thể hiểu nổi.
Tại sao lại gắp vào bát người khác cái món ăn mà không biết người đó có thích hay không?
Đặc biệt, người châu Âu có thói quen ăn uống rất coi trọng sở thích tự do cá nhân thì không tài nào hiểu được cái lệ gắp bỏ cho người “kỳ khôi” ấy.
Tôi phải gắng giải thích để các bạn thấu hiểu được văn hóa của người Việt.
Tôi cũng phải giới thiệu một phong cách gắp bỏ cho người đã cải tiến, tức là khi gắp thức ăn tiếp cho người khác thì phải trở đầu đũa chứ không dùng đầu đũa mình đang ăn.
Điều thú vị là người châu Âu không thể nào hiểu nổi khi ngồi vào mâm cỗ lại được chủ nhà gắp vào bát của mình cái đầu, cái chân gà, là những thứ mà bên nước họ không dành cho người.
Họ không hiểu được trong quan niệm người Việt, “nhất thủ nhì vĩ", "ăn chân bổ chân, ăn thủ bổ thủ, ăn cổ, ăn cánh để cùng nhau tiến cao, bay xa có anh có em cùng cổ cùng cánh”…
Có một vị khách Tây sợ hết hồn khi thấy miếng phao câu béo vàng được bỏ vào bát mình, vì cho rằng nó chứa lắm “cô - lét - xì - tê - rôn”, song vì nể chủ nhà vẫn nhắm mắt cho vào miệng.
Tôi có một anh bạn người Nga đã ở Việt Nam hơn chục năm qua. Anh là nhà nghiên cứu động vật học và chuyên gia về chuột.
Anh ăn mòn bát trên đất Việt từ Nam chí Bắc, uống rượu cần Tây Nguyên, rượu “quốc lủi” như cơm bữa.
Bẵng đi nhiều năm, sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, năm ngoái tôi mới gặp lại anh trong một chuyến khảo sát thực địa ở Đồng Tháp.
Anh chủ động mời chúng tôi vào một nhà hàng bên bờ sông ở Cao Lãnh. Như một người Việt thực sự hiếu khách, lịch thiệp và sành sỏi, trong vai trò chủ tiệc, anh gọi món mời khách.
Anh cầm đũa gắp vào bát tôi một miếng thịt đùi béo vàng theo đúng phong tục của người Việt. Nhưng đó là đùi của món “chuột cống nhum rô ti”, món mà tôi sợ nhất.
Nhưng theo phép lịch sự ông tôi đã dạy, tôi nhắm mắt mà ăn, còn trong lòng chỉ mong câu ca dao xưa thành hiện thực: “Muốn ăn gắp bỏ cho người / Gắp đi gắp lại, lại rơi vào mình”.
TS. Vũ Thế Long/ nhịp sống thời đại
Sau này va chạm với cuộc đời, tôi cứ như thế mà xử sự không hề gượng ép.
Cuộc sống ngày càng trở nên xô bồ. Các dịp hội ngộ ăn uống trong gia đình giảm dần. Người ta quen lối sống hội hè, ăn nhậu ở nhà hàng. Ngồi vào mâm là quát tháo chê bai nhân viên.
Khi ăn thì thả sức hò hét, có khi còn thách nhau uống hết két bia này đến chai rượu khác và luôn miệng đồng thanh gào “dzô! dzô!” như đang kéo gỗ dựng cột nhà.
Việc ăn uống trong đám cưới giờ cũng khác xưa nhiều. Đến dự tiệc cưới chưa cần biết cô dâu chú rể ở đâu, họ nhà trai hay nhà gái thế nào, khách cứ bỏ phong bì vào cái hòm hình trái tim đặt trước cửa như “trạm soát vé tự động”.
Rồi khách lại cũng tự động… kiếm một góc ngồi, tự khui bia chạm cốc và ăn uống rào rào, chẳng cần mời mọc ai.
Mà kỳ thực, cũng chẳng có ai mời mọc. Phải chăng lời mời ăn cỗ đã lịch sự in trên thiệp cưới rồi, khỏi mời thêm nữa?!
Ở tiệc cước bây giờ, khi "ban tổ chức" giới thiệu cô dâu chú rể, họ nhà trai, nhà gái ra mắt thì nhiều thực khách đã xong bữa, ngậm tăm xỉa răng, ngả người ngắm nhìn và bình luận.
Phép lịch sự của các cụ dạy ngày xưa, vào đây dường như “hết cửa” dùng.
Tôi có nhiều dịp được mời đi nói chuyện với các bạn nước ngoài về những phong tục, tập quán ứng xử trong ăn uống của người Việt khi họ mới đến Việt Nam.
Tôi cứ theo cái vốn của ông bà, bố mẹ truyền lại mà chia sẻ với họ.
Nào là khi ăn chuối phải bẻ đôi và bóc vỏ từng nửa quả nom tựa đóa hoa, không bóc tuột cả vỏ nhai nhồm nhoàm; nào là muốn ăn chiếc bánh nếp phải bóc ra sao cho khỏi dính và vỡ nát; rồi khi ăn phải cầm đũa thế nào…
Bữa cơm thời xưa người phụ nữ luôn là người ngồi đầu nồi |
Tại sao lại gắp vào bát người khác cái món ăn mà không biết người đó có thích hay không?
Đặc biệt, người châu Âu có thói quen ăn uống rất coi trọng sở thích tự do cá nhân thì không tài nào hiểu được cái lệ gắp bỏ cho người “kỳ khôi” ấy.
Tôi phải gắng giải thích để các bạn thấu hiểu được văn hóa của người Việt.
Tôi cũng phải giới thiệu một phong cách gắp bỏ cho người đã cải tiến, tức là khi gắp thức ăn tiếp cho người khác thì phải trở đầu đũa chứ không dùng đầu đũa mình đang ăn.
Điều thú vị là người châu Âu không thể nào hiểu nổi khi ngồi vào mâm cỗ lại được chủ nhà gắp vào bát của mình cái đầu, cái chân gà, là những thứ mà bên nước họ không dành cho người.
Họ không hiểu được trong quan niệm người Việt, “nhất thủ nhì vĩ", "ăn chân bổ chân, ăn thủ bổ thủ, ăn cổ, ăn cánh để cùng nhau tiến cao, bay xa có anh có em cùng cổ cùng cánh”…
Có một vị khách Tây sợ hết hồn khi thấy miếng phao câu béo vàng được bỏ vào bát mình, vì cho rằng nó chứa lắm “cô - lét - xì - tê - rôn”, song vì nể chủ nhà vẫn nhắm mắt cho vào miệng.
Tôi có một anh bạn người Nga đã ở Việt Nam hơn chục năm qua. Anh là nhà nghiên cứu động vật học và chuyên gia về chuột.
Anh ăn mòn bát trên đất Việt từ Nam chí Bắc, uống rượu cần Tây Nguyên, rượu “quốc lủi” như cơm bữa.
Bẵng đi nhiều năm, sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, năm ngoái tôi mới gặp lại anh trong một chuyến khảo sát thực địa ở Đồng Tháp.
Anh chủ động mời chúng tôi vào một nhà hàng bên bờ sông ở Cao Lãnh. Như một người Việt thực sự hiếu khách, lịch thiệp và sành sỏi, trong vai trò chủ tiệc, anh gọi món mời khách.
Anh cầm đũa gắp vào bát tôi một miếng thịt đùi béo vàng theo đúng phong tục của người Việt. Nhưng đó là đùi của món “chuột cống nhum rô ti”, món mà tôi sợ nhất.
Nhưng theo phép lịch sự ông tôi đã dạy, tôi nhắm mắt mà ăn, còn trong lòng chỉ mong câu ca dao xưa thành hiện thực: “Muốn ăn gắp bỏ cho người / Gắp đi gắp lại, lại rơi vào mình”.
TS. Vũ Thế Long/ nhịp sống thời đại