Thứ Tư

Bình luận thông tư 1/2016, CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ xe đang lưu thông

với sự nới rộng quyền hạn của CSGT trong thông tư mới này, thì tôi cho rằng: kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát...là tốt, vì nó đảm bảo an ninh trên nhiều phương diện; nhưng chỉ ngại một điều là CSGT, những người làm nhiệm vụ mà phẩm chất, đạo đức kém thì gây vạn phần phiền hà rắc rối cho người tham gia giao thông và liên lụy khổ sở nhân dân cũng như toàn xã hội.

Bấy lâu nay như mọi người thấy, nhi nhan các video mà người đi đường ghi lại do bị CSGT cố tình làm trái luật và hạnh họe người đi đường để kiểm lời. Điểm này cực kỳ nghuy hiểm cho vấn đề quản lý và giám sát CSGT khi làm nhiệm vụ. Họ sẽ lợi dụng quyề lợi về việc nới rộng luật này mà bắt ép người dân khi bị vi phạm, mà đúng hơn gọi là việc dừng xe bừa bãi để bắt vi phạm.


Bình luận thông tư Từ 1/2016, CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ xe đang lưu thông

Nếu sự điều chỉnh này với cơ chế quản lý CSGT thi hành luật như hiện tại, chắc chắc sẽ mang lại phiền hà cho người tham gia giao thông cực nhiều phiền toái.


Vidu: Khi đang lưu thông trên đường bình thường, mà CSGT cứ tuýt còi lôi vào lề đường, dọa nạt, đi sai làn trong khi làn không có biển báo làn. Phạt vì khi kiểm tra giấy tờ do đi vội không mang theo đủ, nhà xa không lấy được cũng sẽ phải bôi trơn bằng tiền....vv và còn vô vàn những hệ lụy khác mà khi thi hành luật sẽ xảy đến với người dân.

Một khi đã nới luật, thì chính sách quản lý luật và quản lý cán bố của mình khi thi hành luật cũng phải được đi kèm theo. Chứ không thề nới luật một chiều gây phiền hà, và gây bất lợi cho người đi đường như vậy.
Chưa kể giờ ghi hình không biết có còn được coi là quyền công dân không nếu như theo thông tư này thì CSGT có quyền trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật. 
Với điều này, nó làm cho danh giới giữa những vật bị chưng dụng và vật dùng cá nhân của công dân được luật bảo hộ bị trồng chéo. Sẽ rất khó để cãi lý với CSGT trong vấn đề mới này.

Rất mong, sau thông tư này, bộ có một thông tư khác về quyền của công dân khi tham gia giao thông và giải thích rõ ràng các vấn đề và quyền lợi của CSGT để khi có gặp một anh biến chất nào đó, thì những người dân còn có cái để đối chất.
Chứ kiểu này, người dân lại khổ người dân ơi!

Mời bạn góp ý bên dưới!

Thông tư đầu tiên trong năm 2016 của Bộ Công An đưa ra những quy định mới về chức năng và quyền hạn của Cảnh sát Giao thông (CSGT); trong đó, đáng chú ý là việc nới rộng quyền hạn, khi cho phép cán bộ CSGT được dừng phương tiện để kiểm tra giấy tờ.

Thông tư 01/2016 của Bộ Công an do Bộ trưởng Trần Đại Quang ký, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2/2016 tới đây, thay thế cho thông tư 65 ban hành ngày 30/10/2012.

Trong Điều 5 của thông tư này có thêm quy định mới về quyền hạn của CSGT; theo đó, quan trọng nhất là ở mục 1 quy định:

- Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát...

Ngoài ra, Thông tư 01/2016 cũng quy định rõ: CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, tại mục 6 của điều 5 này cũng quy định rõ, CSGT được phép trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thông tư 01/2016 của Bộ Công An cũng quy định một số nội dung liên quan đến trang bị và sử dụng phương tiện kỹ thuật dành cho cán bộ CSGT làm nhiệm vụ, cũng như các quy định về tuần tra kiểm soát (bao gồm cả hình thức công khai và kết hợp hóa  trang).

Trong khi đó từ 1/2/2016 tới đây, CSGT thành phố Hà Nội sẽ thực hiện việc xử phạt hành chính đối với người đi bộ vi phạm luật Giao thông đường bộ. Theo đó, từ hôm nay cho đến hết 31/1/2016 CSGT Hà Nội (PC67) sẽ tập trung tuyên truyền tới người dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng về quy định xử lý, xử phạt trên và tiến tới chính thức xử phạt từ ngày 1/2/2016.

Theo Nghị định 171 người đi bộ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc phạt tiền như sau:

- Từ 50.000 - 60.000 đồng đối với các hành vi: đi không đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

- Từ 60.000 - 80.000 đồng đối với người đi bộ có hành vi mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

- Từ 80.000 - 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc.

Như Phúc - Mr Hói