Chủ Nhật

Văn hóa Nông Thôn Cẩm Khê, Phú Thọ

Hôm nay tôi viết bài này vì văn hóa 'Nông thôn', miền quê xa lánh để các bạn thấy nó khác xa với cái thành phố nhộn nhịp ồn ào náo nhiệt ở chỗ nào.

Tôi cũng thường hay thấy những cái bĩu môi dè bỉu của vài người tôi tiếp cận mang hai mác Thành Phố. Với tôi khi ấy có những tổn thương trong lòng, sự tự ti và cả những bực bội len lỏi trong suy nghĩ.

Nông thôn là một cái gì đó khiến rất nhiều người không dám nói thật với người đối diện tôi Nông Thôn. Không phải họ ghét quê mình mà bỏi vì cuộc sống này quá nghiêm khắc, với họ đôi lúc còn là cả một bước tiến nào đó có khi đơn giản chỉ là cái sĩ diện hão không đáng một đồng.
Nhiều người vẫn thế, vẫn không muốn mình gắn lấy hai mác 'Nông Thôn' họ mốn thoát ra khỏi cái làng quê bé tí teo ấy, thoát khỏi những năm tháng quần lấm tay bùn, ruộng vườn lợn gà....vv

Ai cũng vậy, ai cũng có ước muốn và tôi cũng không ngoại lệ. Bỏ bên ngoài những điều đó, ta nói đến văn hóa Gia đình - Nông thôn.

Yên Dưỡng, văn hóa Nông Thôn

1. Chỉ nông thôn mới có những điều ấy

Khi về một làng quê nào đó sinh sống bạn mới thấy rằng văn hóa gia đình ở nông thôn rất xưa 'phong kiến' mọi điều phải do cha mẹ quyết định, con cái nghe lời và đa phần không được cãi.
Khi đi ăn cưới bạn sẽ không được ngồi cùng với những người hơn tuổi 'lớn tuổi' bởi đó là sự xúc phạm tới danh dự người khác. Ăn trên ngồi chính là điều mà trong những bữa tiệc luôn được quan tâm cẩn thận. Nếu không sắp xếp tốt bạn sẽ để lại một hệ lụy rất dài, câu chuyện sẽ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những lúc tụ họp nao đó, sự đánh giá có phần hà khắc nào là cả một dòng họ không có hiểu biết, không biết lễ phép, không tôn trọng mọi người....vv đó là câu chuyện nhắc nhở cho những gia đình khác không được tái phạm và đấy là điều Văn hóa nông thôn coi trọng.

2. Văn hóa uống rượu

Bạn là người thành phố, quen rượu chè đúng mực, vậy thì tốt quá, bạn sẽ được cảm nhận cái văn hóa nông thôn theo một cách mới 'thả phanh' hãy cùng nhau bắc cạn những giọt sầu. Đã uống là phải cạn không có phép 50, sự tôn trọng và nể nhau được đem ra trên bàn tiệc bằng những chén chú chén anh.
Nếu vô tình bạn ở một nơi xa mới về, ngồi vào một mâm thanh niên thì bạn phải cẩn thận với lời ăn tiếng nói, hãy uống hết mình. đừng lý do quá nhiều, vì có thể trong khi rượu chè bạn sẽ bị ăn đòn ngay đấy. Cái này tôi thấy cũng thường thường ở quê tôi, quê bạn tôi, và quê những nơi tôi đến.

Uống rượu là phải biết mời, người đứng luôn cầm chén đầy hơn đó là văn hóa Nông thôn, nó chứng minh bạn có năng lực, bạn có sức mạnh, bạn có thể uống được nhiều. Đôi lúc rượu là cái giao lưu rất tốt, và ở Làng quê thì chuyện say rượu là chuyện thường tình, họ sẽ không để ý bạn đâu, mà khi bạn say họ còn rất vui là đằng khác, bạn sẽ được các chú, các anh khen rối rít khi tỉnh đấy, nào là nhiệt tình, uống là phải thế, thế mới là nam nhi.....vv
Hãy uống hết mình về tình anh em, hãy nhớ điều đó khi về quê nhé!

3. Bạn bè là vàng điều chỉ có ở Nông thôn

Bạn sẽ chẳng bao giờ được tiếp đón nhiệt tình như vậy ở bất cứ đâu, mà chỉ có ở Nông Thôn mà thôi. Người nông thôn tuy nghèo nhưng tình cảm thì rất lớn và ấm áp, sự hiền lành chất phác đã ăn vào máu của họ rồi.
Nếu một ai đó rủ bạn về quê, thì đó là điều tuyệt vời, bạn như một ngôi sao màn bạc, bạn được quan tâm chăm sóc chu đáo tỉ mỉ từng chút.
Công việc đang bận họ cũng sẵn lòng vứt bỏ chỉ để tiếp bạn, bạn sẽ được ăn những món rất quê, như thịt những con gà ngoài vườn vừa ngon, ngọt béo lịm cho bạn ăn, bạn sẽ được ăn những món canh rất quê, như canh chua, rau muống luộc...vv
Những món đơn giản ấy ở quê rất ngon, ngon mà theo Blog Cảm Xúc thì gần như bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó ở bất cứ thành phố thị xã nào.
Bởi các cụ đã từng nói, cơm ngon canh ngọt là từ giọt nước, cái nguồn nó tốt.
Vì vậy hãy thử về quê chơi đi, bạn sẽ được tiếp đãi rượu chè, được dẫn đi chơi như một ngôi sao, đến đâu họ cũng nở nụ cười chào đón bạn. Thật tuyệt đúng không, bạn sẽ không tìm được điều đó ở Thành Phố đâu.

4. Đánh nhau, cãi cọ chuyện vợ chồng

Chuyện ruộng vườn, nhà cửa là những điều mà người ở Nông thôn quan tâm nhất, câu chuyện đôi lúc được đưa ra bàn bạc thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Bạn sẽ thấy ở nhà ai đó có tiếng con khóc, bạn sẽ thấy ở nhà ai đó có tiếng chửi bới, cãi cọ. Đó là chuyện thường thấy ở những làng quê ấy mà. Văn hóa nó là vậy, cái điều hiển nhiên ấy với người thành thị là không thể được nhưng với người nông thôn nó là văn hóa, là cái điều bình thường ăn vào máu.
Bạn lớn lên ở một gia đình nông thôn bạn cũng sẽ thấy, nó sảy ra hàng ngày, và dần bạn cũng sẽ quen dần với nó. Nhưng văn hóa đó thực sự không tốt, ngày tháng, xã hội phát triển, nên văn hóa ấy cũng dần được thay đổi. Nếu có gặp bạn hãy cứ bình tâm, và can ngăn đúng lúc...vv

Nói vậy không phải là chỉ có tiêu cực, bạn sẽ chẳng hiểu được cái hạnh phúc mà những đữa chẻ ở quê thấy vui và hạnh phúc thế nào khi nghĩ về tuổi thơ của mình đâu. Bắt bóng thả diều, chơi đùa trên lưng Trâu, tắm sông, leo đồi....vv đều là những ký ức không thể phai màu.
Và nếu bạn hỏi, Anh/chị có thấy buồn khi sinh ra ở quê không? Thì chắc chắn câu trả lời là không, họ rất hạnh phúc vì chỉ khi trưởng thành thật sự bạn mới cảm nhận được.

Và đó là quê là nơi nuôi ta không lớn, dậy ta bao điều vấp ngã đời trôi, cuộc sống khác nhau nên dòng đời cũng sẽ khác. Hẹn gặp bạn ở một làng quê thanh bình nào đó. Hãy đến và cảm nhận sự ấm áp của văn hóa Nông Thôn cùng blog cảm xúc nhé!

David Nguyen