Thứ Hai

Ai đã dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc

Hoàng Sa luôn được coi là chủ đề nóng của Việt nam không phải vì nó luôn mâu thuẫn, tranh chấp. Mà Hoàng Sa nóng bởi đây là chủ đề để những người tự cho mình là người yêu nước, cho mình là dân chủ mang ra làm trò biểu tình, gây kích động rối loạn thông tin.

Những cuộc biểu tình bảo vệ Hoàng Sa thực chất chỉ là những cuộc biểu tình nhằm gây rối thông tin, cung cấp lên những chứng cứ mơ hồ, nhồi nhét vào đầu óc một bộ phận không nhỏ những người chưa từng học kỹ về lịch sử để họ hiểu sai giá trị thực của vấn đề. Đây là điều thất bại lớn của ngành giáo dục khi đã để hổng một lỗ hổng Lịch Sử như hiện nay.

Và lợi dụng lỗ hổng này những nhóm luận điểm hoặc diễn biến hòa bình lợi dụng tổ chức, bình luận, viết lách rất nhiều bài viết nói rằng chính quyền Việt Nam hiện nay đã bán Hoàng Sa cho Trung Quốc, vậy đâu là sự thật về việc dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc chúng ta cùng đi tìm hiểu để nắm rõ thực tế không bị mù mờ, rối loạn thông tin.

Ai đã dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc vào năm 1956 và 1974

1. Cuộc chiến năm 1956 của Trung Quốc nhắm vào Hoàng Sa

Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, buộc quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam tháng 4 năm 1956 và để khoảng trống bố phòng ở Biển Đông, khiến các nước trong khu vực, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) và Philippines cho là cơ hội tốt để đưa lực lượng quân sự ra chiếm đóng trái phép một số đảo ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa của Việt Nam: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan đánh chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa…

Trong giai đoạn này VNCH đã đưa lực lượng ra Trường Sa để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ được một số đảo chính, trong đó đã để mất một số đảo như Phú Lâm và Linh Côn về tay Trung Quốc.

Ngày 13 tháng 7 năm 1971, tại Hội nghị ASPEC(Conseil de L’Asie et du Pacifique) tại Manila, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, tổng trưởng Nội vụ VNCH kí Nghị định số 420-BNV-HCĐP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

2. 1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?

Ngày 15 tháng 1 năm 1974, sau khi tuyên bố lên án chính quyền VNCH đã “xâm lấn đất đai của Trung Quốc”, “tất các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”…, CHND Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 16 tháng 01 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của hải quân VNCH đã đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện hai chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh… Lập tức Ngoại trưởng Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng thuộc nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 17 tháng 01 đến ngày 20 tháng 01 năm 1974, trận hải chiến giữa lực lượng hải quân VNCH và lực lượng hải, lục, không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa xảy ra trong tình thế chênh lệch lực lượng rất khó khăn cho lực lượng VNCH, và mặc dù đã chiến đấu quả cảm nhiều binh sĩ đã anh dũng hi sinh, quân lực VNCH đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Sau 2 sự việc trên chúng ta có thể thấy rằng Hoàng Sa đã không còn vẹn nguyên từ những năm 1956 và nghiêm trọng nhất là lần chiến đánh của Trung Quốc vào năm 1974 khi VNCH thất thủ, vậy từ 2 cuộc chiếm đánh này chúng ta đã mất không dưới 5 đảo lớn thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày nay.

3. Cuộc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1988

Bất chấp luật pháp quốc tế, sau khi chiếm đóng Hoàng Sa, Trung Quốc lại một lần nữa dùng vũ lực xâm lược một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Năm 1988 Trung Quốc đã sử dụng một liên đội tàu chiến gồm 6 chiếc, trong đó có 3 chiếc tàu hộ vệ số 502, 509, 531 trang bị tên lửa và pháo 100mm, các tàu này đã tấn công, bắn chìm 3 tàu vận tải của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế cho các bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn đang do Việt Nam quản lý.

Các chiến sĩ hải quân Việt Nam dù bị động trước số lượng áp đảo của tàu chiến Trung Quốc vẫn chiến đấu anh dũng, hy sinh, bảo vệ được chủ quyền tại đá Cô Lin và Len Đao.

Một tháng sau sự kiện ngày 14/3/1988 hải quân Việt Nam bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên lính Việt Nam chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao. Tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo nên các chiến sĩ không tiếp cận được.
Sau đó Trung Quốc phát hiện Việt Nam cắm cờ ở Len Đao, Trung Quốc cho 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ bao vây đảo. Trận chiến rất dễ xảy ra giống như 1 tháng trước, nhưng lúc này 7 máy bay chiến đấu Su-22M của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo. Thấy máy bay chiến đấu của Việt Nam, ngay lập tức phía tàu Trung Quốc tản ra. Bộ đội Việt Nam tiếp tục xây dựng công sự và bảo vệ vững chắc đảo Len Đao cho đến ngày hôm nay.

Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, phía Trung Quốc thống kê họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100mm và 266 viên đạn pháo 37mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ hơn. Phía Việt Nam chỉ có tàu vận tải nên không có pháo để bắn trả, chỉ có thể bắn trả bằng các loại vũ khí cá nhân như AK-47 và RPG-7.

Thiệt hại của Việt Nam 1988 bao gồm 2 tàu bị bắn chìm, 1 tàu bị bắn hỏng được cho ủi bãi. 3 người hi sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 64 người vẫn mất tích và được xem là đã hi sinh.

Trong trận Hải chiến Trường Sa, Học viện Hải quân Việt Nam có hai học viên (Kiều Hồng Lập và Nguyễn Bá Cường) hi sinh trong lúc tham gia thực tập và chiến đấu trên tàu HQ 604, hiện nay vẫn còn lưu giữ hình ảnh tại nhà truyền thống của Học viện.

Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này. Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn giữ cho đến nay.

4. Giải thích của phía Trung Quốc

Theo phía Trung Quốc thì trong khi các tàu của họ đang bỏ neo để yểm trợ cho một nhóm nghiên cứu thăm dò mỏ dầu ở đây thì Hải quân Việt Nam nổ súng tấn công, vì thế hải quân Trung Quốc "bắt buộc phải tự vệ". Khi hạm đội Trung Quốc di chuyển tới Quần đảo Trường Sa, Trung Quốc lấy danh nghĩa đưa phái đoàn khoa học Liên Hiệp Quốc đi khảo sát. Sau này Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rất tiếc là biến cố đã xảy ra. Về phía Liên Hiệp Quốc thì cho rằng họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa.[38] Theo phía Trung Quốc, chủ trương ban đầu của họ là chỉ chiếm đóng các đảo còn bỏ hoang, chứ không tranh chấp các đảo có lực lượng nước ngoài chiếm đóng từ trước.

5. Phía Việt Nam

Tháng 12 tháng 1988, hàng chục cán bộ chiến sĩ Việt Nam được phong tặng, truy tặng huân chương, phong hoặc truy phong danh hiệu anh hùng. Năm danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được phong tặng: Thiếu úy Trần Văn Phương (sinh 1965 - Quảng Bình) - Lữ đoàn 146 (hi sinh); Trung tá Trần Đức Thông (sinh 1944 - Thái Bình) - Phó lữ đoàn trưởng 146 (hi sinh); Đại úy Vũ Phi Trừ (sinh 1957 - Thanh Hóa) - Thuyền trưởng HQ-604 (hi sinh); Thiếu tá Vũ Huy Lễ (sinh 1946 - Thái Bình) - Thuyền trưởng HQ-505; Nguyễn Văn Lanh (sinh 1966 - Quảng Bình) - chiến sĩ công binh E83.

14/03/1988, 64 chiến sĩ hi sinh ở Gạc Ma. Chỉ có 8 người được đồng đội kịp mang xác về. 56 người nằm lại.

Năm 2008, tàu Thành Công 07 của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) phát hiện một xác tàu chìm ở độ sâu hơn hai chục mét ở gần cụm đảo Cô Lin, Gạc Ma và có 8 xác người dưới đó. Sau 2 năm giám định ADN, họ lần lượt được đưa về với gia đình.

Tháng 2/2009, Bộ Tư lệnh Hải quân có công văn gửi Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin, đề nghị đàm phán với phía Trung Quốc để tiếp tục tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên tàu HQ-604. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chưa đồng ý.

Trong các chuyến tàu ra quần đảo Trường Sa của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay thường tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh trong sự kiện CQ-88 với diễn văn, thắp hương, mặc niệm và thả hoa xuống biển.

Hiện nay, trong khuôn viên ngôi chùa trên đảo Sinh Tồn có nhà bia với tấm “Bia Phương danh anh linh 64 Liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma 14-3-1988”. Đại đức Thích Minh Huy, Trụ trì chùa Sinh Tồn chia sẻ: “Khi nhà chùa và các phật tử làm tấm bia này mọi việc rất thuận lợi, chuyển ra đảo không một vết sứt. Làm được tấm bia này, quân và dân trên đảo rất vui mừng. Hàng ngày, nhà chùa vẫn cầu nguyện cho các anh”

Ngày 13 tháng 3 năm 2015, chương trình lễ khởi công Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, đã diễn ra tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (tỉnh Khánh Hoà). Khu vực bao gồm một công viên và tượng đài, rộng 2,5 ha.

6. Phía Liên Xô 

Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp. Việc này được cho là do bối cảnh chính trị Liên Xô khi đó đang muốn kết thúc chiến tranh Lạnh với phương tây cũng như muốn xích lại gần Trung Quốc, nội bộ Liên Xô lúc này cũng đang bị rối loạn nghiêm trọng do những chính sách của Tổng thống Gorbachev (thực tế chỉ 3 năm sau thì Liên Xô đã bị tan rã)

7. Sự thật về việc các thông tin trên mạng cho rằng phía Việt Nam lệnh "không được nổ súng"

Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, khi đó là trung sĩ, tiểu đội trưởng thuộc phòng tham mưu lữ đoàn 146 ở trên tàu HQ-604 của lữ đoàn 125, từng tham chiến trong sự kiện Gạc Ma, khẳng định: “Tôi chưa từng nghe ai ra lệnh cho tôi là không được nổ súng, và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng...” Ông Thảo nêu rõ chủ trương của Việt Nam khi đó là "không nổ súng trước" chứ không phải là "không được nổ súng" Phản bác những luồng thông tin cho rằng chỉ huy Việt Nam ra lệnh "không được nổ súng", ông Thảo nói: "Nếu không có chuyện nổ súng, thì sao sau đó chúng ta vẫn đánh trả quân Trung Quốc. Tôi không biết những người đưa ra thông tin đó có biết rằng, có tất cả bao nhiêu chiến sĩ như tôi còn sống sau trận đó không? Những thông tin này đang làm tổn thương tới sự hy sinh của đồng đội tôi cũng như gia đình các anh. Tôi mong rằng, những ai còn đưa thông tin này hãy suy nghĩ lại"

8. Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Theo bài viết "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam" đăng trên báo "Đại Đoàn Kết" thì toàn văn công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai như sau:
Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

- Ảnh hưởng công hàm

Trung Quốc: Các học giả, các nhà ngoại giao Trung Quốc thường dùng Công hàm này để cho là Việt Nam đã từng đồng ý chấp nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc. Họ lý luận là Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975 và như vậy là vi phạm nguyên tắc luật quốc tế estoppel.

Việt Nam: "Công thư của cố thủ tướng là văn bản ngoại giao. Giá trị pháp lý nằm trong nội dung công thư. Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được. Vì thế công thư không có giá trị chủ quyền với Tây Sa, Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc." "Đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa."

Quốc Tế: Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á ở Hungary trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC vào năm 2008, cho là công thư trên không nói rõ đó là lãnh thổ nào: "Ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.
Giáo sư Luật Erik Franckx, Đại học Tự do Brussel, Bỉ và là thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA), tại triển lãm quốc tế "Hoàng Sa-Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam" tại Bảo tàng Đà Nẵng ngày 21/6/2014, ông cho biết: "Cần phải đọc công hàm này rất kỹ, nhất là tuyên bố của ngài Phạm Văn Đồng, bởi vì nó chỉ nhắc đến việc mở rộng lãnh hải". Vào thời điểm công hàm được đưa ra (năm 1958), nhiều nước ra tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý và ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng "ủng hộ cho việc mở rộng đó của Trung Quốc". Tuy nhiên ông nhận định: "Điều quan trọng là Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", nên không thể suy diễn Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa.

Hải lý: Bức thư của ông Phạm Văn Đồng gửi cho ông Tổng lý Chu Ân Lai “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc” ký ngày 14-9-1958. Trong bức thư đó không có chữ nào là dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc. Một hải lý là 1km 85, vậy 12 hải lý là 22 km. Quần đảo Hoàng Sa cách đảo Hải Nam của Trung quốc là 190 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý hay 300 km. Trong 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố thì không có Hoàng Sa và Trường Sa ở trong đó.
Phía Việt Nam Cộng Hòa:  Về phía VNCH trong giai đoạn đó cũng từng tuyên bố về địa phận 12 hải lý theo công nhận của Quốc Tế với chủ quyền biển. Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại xác nhận “Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố là 12 hải lý cách bờ biển, quốc tế thường công nhận 3 hải lý” trang 41

9. Tổng Kết

Trong bài Trần Phong Vũ phỏng vấn Nguyễn Văn Ngân cố vấn của Tổng thống Thiệu đã cho biết như sau:

“Cũng tương tự như vậy, việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa vào đầu năm 1974 đã được sự thỏa thuận ngầm của Mỹ để đặt Cộng Sản Hà nội sau này trước một “fait accompli”. Ông Thiệu biết Hải quân Việt Nam không đủ sức đương đầu với hải quân Trung Cộng và hạm đội 7 Hoa Kỳ sẽ không can thiệp nhưng ông vẫn ra lệnh tác chiến như một chứng liệu về chủ quyền lãnh thổ sau này”

Đánh để cho Trung Cộng chiếm, đặt Cộng sản Hà Nội chuyện đã rồi. Thế có nghĩa là cho Trung Cộng chiếm còn hơn để Cộng sản Hà Nội cai trị.

Sau tất cả dòng sự kiện được nêu trên, tôi nghĩ bạn cũng đã đưa ra được cho mình một phần nào luận điểm của riêng mình về các sự kiện của Hoàng Sa từ trước những năm 1956 tới 1988 của Việt Nam ta hiện nay. Và +Blog Cảm Xúc mong rằng trước khi đưa ra một luận điểm, vấn đề nào đó, bạn hãy tự là người thông thái trước khi bị người khác đưa đường chỉ lỗi.

David Nguyễn