Thứ Tư

Đàn ông và những cuộc hẹn 'Chỉ có ta và rượu'

Tôi đã muốn nói điều này từ lâu. Không phải phàn nàn về chuyện ông bạn tôi tự quy kết tôi đang đau khổ sầu não nên mới phải viện tới hơi men, mà chính là về bản chất của việc tôi chọn uống một mình.

“Tối qua ông đi đâu đấy?”
“Chẳng đi đâu hết. Tôi ở nhà nhậu”
“Nhậu mà không mời anh em? Tối qua có ai?
“Có mời ai đâu. Tôi uống một mình”
“Ông gặp chuyện mà ôm khư khư thế à? Kể tôi nghe xem?”

Đa phần mọi người nghĩ rằng ngồi uống một mình là dấu hiệu của kẻ tăm tối sắp làm điều gì đó tiêu cực. Nhìn tay đấy đi, hẳn phải là một kẻ mang ý định tự sát, hoặc là một tay du thủ du thực nếu không thì cũng phải là nhân viên của tạp chí về rượu mới cả gan ngồi uống một mình.

Xét theo bề nổi thì điều này lại không phải là không có lý. Chất cồn suy cho cùng, chính là một loại chất kết dính ta và xã hội, nó khiến ai cũng dễ dàng trải lòng với người xung quanh. Khi tỉnh táo ai cũng giữ kẽ với người khác, nhưng khi rượu vào thì lời ra: người lạ thành bằng hữu, bằng hữu thành huynh đệ, và thành người nhà của nhau cả. Tôi dám đảm bảo rằng, có chén tạc chén thù thì anh em bạn bè và gia đình mới thân thiết nhau hơn, chứ không ai đời vì có chung sở thích, ví dụ như sưu tập tem, mà lại trở nên gần gũi với nhau.

Đàn ông và những cuộc hẹn 'Chỉ có ta và rượu'
Xét theo bề nổi thì điều này lại không phải là không có lý. Chất cồn suy cho cùng, chính là một loại chất kết dính ta và xã hội, nó khiến ai cũng dễ dàng trải lòng với người xung quanh. Khi tỉnh táo ai cũng giữ kẽ với người khác, nhưng khi rượu vào thì lời ra: người lạ thành bằng hữu, bằng hữu thành huynh đệ, và thành người nhà của nhau cả. Tôi dám đảm bảo rằng, có chén tạc chén thù thì anh em bạn bè và gia đình mới thân thiết nhau hơn, chứ không ai đời vì có chung sở thích, ví dụ như sưu tập tem, mà lại trở nên gần gũi với nhau.

Ở mặt khác, uống một mình là hình thái thuần túy và chân thành nhất của sự thưởng thức, sở dĩ tôi nói thế vì ta có thể dùng hết tâm trí để cảm nhận hơi men đang ngấm vào từng mạch máu của mình. Nó phủ nhận tất cả những kẻ nửa vời nào nói rằng bia rượu chỉ là một loại công cụ giao tiếp. Nó sẽ giúp ta nhìn nhận lại bản chất thật sự của việc uống rượu là thế nào: uống để say, càng say càng chìm vào cái tôi của mình. Cái tôi vui vẻ, cái tôi điên loạn, cái tôi không tỉnh táo, hay là cái tôi thật sự.

Những ai ghê tởm ý nghĩ dành thời gian chiêm nghiệm bản thân, khi bỏ họ vào một căn phòng im ắng họ ngay lập tức mở TV hoặc gọi điện thoại chỉ sau 5 phút. Mark Twain từng khoái trá nhận xét rằng “Sâu thẳm trong trái tim mỗi người đàn ông, họ chẳng có chút tự tôn nào.” và ông đã đúng. Tại sao những kẻ này lại không muốn tự vấn cái tôi ở trong mình? Câu trả lời là, họ sợ phải đối mặt với một cái tôi khác mà họ không hề biết, một kẻ xa lạ nhưng biết hết mọi bí mật sâu thẳm, tăm tối và tàn khốc nhất.

Thật mỉa mai vì đây chính xác là lý do tại sao ta phải lôi cái tôi ra nói chuyện, bởi vì nếu để mặc nó như thế thì trước sau gì nó cũng trở thành một gã khốn nạn và phản phé. Càng giữ nó lâu chừng nào, nó sẽ càng biến chất, và cuối cùng là trở thành chứng suy nhược thần kinh, hoặc là một hành động tự kết liễu.

Đó là khi anh em cần đến hơi men. Thay vì để cái tôi đó tiến ra bên ngoài và làm loạn (bạn nhậu đã kể lại như thế), hãy mời cái tôi ra trong căn phòng tĩnh lặng. Hãy làm quen với nó, ta sẽ ngạc nhiên, và thậm chí còn hơi thích nó nữa.

Tìm sự tĩnh lặng của cái tôi

“Vậy nên tôi cứ nằm trên giường mà nốc rượu. Khi ấy thế giới vẫn ở ngoài kia, nhưng nó không thể chiếm lấy tôi ở nơi cuống họng.” — Charles Bukowski

Ai cũng biết gần như không thể viết ra điều gì đáng đọc nếu có một kẻ cứ chực nhòm qua vai mình, cũng giống như không thể mở công tắc cho phần tiềm thức của ta lên tiếng khi đi uống với cả lũ bạn. Thật là trớ trêu vì chỉ có khi say tiềm thức mới trở nên sống động và háo hức như vậy.

Vì thế ta hãy kiếm một chỗ yên tĩnh, giảm sáng đi và tắt nguồn điện thoại cũng như TV. Những thứ đó cám dỗ như ma quỷ, không hề biết im lặng hay lắng nghe, mà chỉ chực chờ để cướp sự chú ý của ta. Tắt chúng đi, hoặc thẳng tay ném chúng ra ngoài cửa sổ.

Vì thế ta hãy kiếm một chỗ yên tĩnh, giảm sáng đi và tắt nguồn điện thoại cũng như TV. Những thứ đó cám dỗ như ma quỷ, không hề biết im lặng hay lắng nghe, mà chỉ chực chờ để cướp sự chú ý của ta. Tắt chúng đi, hoặc thẳng tay ném chúng ra ngoài cửa sổ.

Theo ý tôi thì bàn ăn tối là nơi thích hợp nhất để uống một mình. Như vậy tâm trạng hơn, một chai rượu, một ly thủy tinh để trước mặt, sẵn sàng để uống. Hệt như Bogart trong phim Casablanca, trừ việc tôi không có Sam ngồi trước dương cầm, tay lướt trên phím đàn. Nhưng tất nhiên ta vẫn được quyền mở nhạc cho thêm phần thi vị.

Bản giao hưởng của cô độc

“Chỉ có một thứ thi vị hơn bản nhạc của tôi, đó chính là bản nhạc của tôi kèm một ly scotch.”   — Jackie Gleason

Có thể ta thích nghe metal, rap, punk hay egad, techno khi đi ra ngoài với cánh bạn, nhưng điểm mấu chốt của việc uống một mình là để ta trở nên sâu lắng hơn thay vì hào hứng như khi đi bù khú với đồng bọn. Tốt nhất là loại nhạc chậm rãi, sâu lắng và xưa một chút. Cá nhân tôi cảm thấy nhạc của  Tom Waits, Jackie Gleason, Johnny Cash và Portishead là hiệu quả nhất. Hãy tìm loại nào giúp ta thấy tĩnh tâm, chậm rãi để thả hồn.

Chọn người chủ trì

“Tôi để cái tôi khi uống lên tiếng.” —Humphrey Bogart

Whiskey với đá là Johnny Carson. Cocktail là Conan O’Brien. Một ly burgundy nồng là David Letterman. Bia là Jay Leno, nên tôi không bao giờ đụng tới.

Sau khi chọn xong loại rượu, ta vẫn chưa bắt đầu buổi tiệc được, mà còn phải trải qua cách làm quen với chai rượu.

Làm quen với chai rượu

“Một ly Martini hoặc Ginbson được làm lạnh và phục vụ đúng cách, là người bạn thân thiết nhất của tôi hơn bất kì giống nòi hai chân nào.” —M. F. K. Fisher

Sau 3 hoặc 4 ly thì bạn sẽ nhận ra lợi ích của việc uống một mình là thế này.

Được làm bartender pha chế cho chính mình: Uống một mình đồng nghĩa với chỉ uống cái mình thích. Thừa nhận đi các ông, đi uống bên ngoài không hẳn được uống cái mình thích vì nhiều lý do như sau: giữ quan hệ với người ngoài hoặc chỉ để lòe ai đó. Miệng thì gọi một shot tequila nhưng thâm tâm tôi chỉ muốn một ly Black Russian.

Muốn uống khi nào tùy thích. Khi tôi muốn một ly khác, tôi sẽ tự rót. Không phải đợi đến lượt uống, không phải bị áp lực uống thêm hay bị người ngồi cùng bàn chặn ngang “xỉn rồi không được uống”. Chai rượu trước mặt ta không bao giờ bảo ta phải ngưng, chỉ có rót nữa, rót mãi.

Rượu sẽ trở nên ngon hơn. Đọc sách ở nơi yên tĩnh giúp ta nắm bắt được vẻ đẹp toàn bích của câu chữ. Đọc sách ở chốn đông người chỉ làm ta lướt qua vẻ đẹp đó và không đọng lại điều gì. Việc thưởng rượu cũng tương tự. Chẳng có gì có thể làm ta phân tán sau khi hớp rượu bourbon, ta sẽ nhận ra hàng tá hương thơm và mùi vị khác nhau. Ta sẽ ngạc nhiên trước hậu vị sâu lắng của ly cocktail mà trước đó ngỡ rằng tầm thường như vũng nước nông. Các ông cứ cho tôi một người thích uống rượu một mình mà không thèm bận tâm đến các môi quan hệ xung quanh, tôi sẽ lột tả cho các ông thấy ai mới là người biết thưởng rượu.

Rượu không biết nói. Một trong những điều dễ chịu nhất của cuộc sống là những khoảng lắng đọng giữa bạn bè. Nghĩa là khi tôi ngồi cùng bạn với một ông bạn cũ, cả hai đều không cần phải lên tiếng nhưng chúng tôi vẫn hiểu người kia nghĩ gì.

Nhưng những dịp như vậy ngày càng thưa thớt hơn. Thời nay ta sợ hãi người kia sẽ ngồi ngáp, hoặc sẽ dán mác cho ta là nhạt nhẽo và họ sẽ bỏ đi tìm một ai thú vị hơn để nói chuyện. Và từ nỗi sợ đó mà những cuộc nói chuyện phiếm vô vị diễn ra đều đều. Tôi từng ngồi chung bàn với một đám đông, nhậu nhẹt bù khú nhưng đến hết buổi tối tôi vẫn không nhận thấy có gì là giá trị trong cuộc giao lưu đó.

Khi uống một mình, ta sẽ cảm nhận được sự yên ắng dễ chịu. Chai rượu sẽ không bao giờ ngồi lê đôi mách, bàn tán hay nói xấu ai đó, nó chỉ im lặng đầy kiêu hãnh, làm thỏa mãn cuống họng ta thay vì đôi tai.

Ta được tỏ ra ngu ngốc theo ý ta muốn. Chai rượu sẽ không bao giờ kết tội ta vì đã cười quá lớn hay vì đập bàn như một tên vô lại. Ta  có thể kích động, khóc lóc hay làm những điều điên rồ tùy ý, mà không bị ai dạy đời rằng phải chấn chỉnh lại tư cách, phải nỗ lực hơn hoặc bị bảo thôi ngay trò ấy đi.

Gặp gỡ cái tôi của mình

“Đừng nghĩ mình biết gì về ai đó cho đến khi cả 2 từng uống say nhèm với nhau.” —Charles Russell

“Đừng nghĩ mình biết gì về ai đó cho đến khi cả 2 từng uống say nhèm với nhau.” —Charles Russell

Sau khoảng 5 ly thì tiềm thức chúng ta sẽ vùng vẫy đòi lên tiếng, và ta nên để nó lên tiếng.

Ta sẽ cười thật nhiều, y như khi gặp những cô nàng duyên dáng ở quầy bar. Người thì nhẹ bẫng và đầu óc tràn ngập những điều tươi sáng, như vừa trút được gánh nặng.

Ta sẽ nhận ra bản ngã thật sự của mình là thế nào: nó chính là ta mà không bị đè nén dưới những áp lực xã hội, như một nô lệ thoát khỏi xiềng xích. Kẻ không hề bận tâm người khác nghĩ gì. Kẻ mà ta muốn trở thành, thay vì cha mẹ, bạn bè, người yêu, hay cấp trên muốn ta trở nên như vậy.

Chỉ có lúc đó ta mới nhận ra thực chất kẻ đã theo chân ta hằng ngày, tranh đấu cùng ta, trải qua những lúc suy sụp nhất của cuộc sống, giúp ta vươn lên đỉnh của thành công là ai. Mọi khoảnh khắc ta mong muốn có ai đó dõi theo, thì đó lại chính là cái tôi của ta đang quan sát từ bên trong.

Đừng sợ hãi việc xúc động. Trong đám đông ta thường không dám tỏ ra ủy mị nhưng giờ đây ta có thể làm gì mà ta muốn. Khóc, cười, thế quái nào cũng được. Nếu chính ta nhận ra ta đang cư xử lố bịch thì cũng chẳng sao, vì ở đây ta chính là khán giả duy nhất.

Có thể sáng hôm sau ta chẳng nhớ gì về buổi tối khác thường đó, nhưng cũng chẳng sao vì tiềm thức đã ghi lại tất cả. Một người lạ trong chính mình là một đồng minh mạnh mẽ, nó sẽ hỗ trợ  ta trong chính lúc ta không ngờ nhất.

Vào một buổi nhậu khác với đám chiến hữu, hãy ghé mắt vào ly rượu trước mặt mình, thả hồn và lên kế hoạch cho một cuộc hẹn chỉ có ta và rượu.

Nguồn chuanmen.com.vn