Thứ Tư

Quần Thư Trị Yếu: Y pháp bất Y nhân, theo pháp không theo người

Từ khi những nhà nước đầu tiên của loài người đến nay, tất cả các nước đều tuân theo quy luật, thành trụ hoại không, hình thành phát triển suy thoái và bị diệt. Trong suốt chiều dài lịch sử con người luôn moi tim vắt óc nghĩ ra cách nào để chống lại sự suy thoái của tầng lớp lãnh đạo cũng như xã hội, hạn chế mặt tiêu cực càng ít càng tốt. Đối với chế độ quân chủ xưa để kiềm chế vua, vua cha giao cho ông quan nào uy tín giữ bảo kiếm, “thượng trảm hôn quân, hạ trảm nịnh thần”(Đương nhiên phải có sự đồng ý của hội đồng hoặc gia tộc), đó là những cách kiềm chế cổ xưa nhất, nhưng cũng mang tính rủi ro rất cao. Các nhà pháp trị thời chiến quốc đã xây dựng được những hệ thống pháp trị rất hiệu quả để kiềm chế vua và lãnh đạo của họ, đó là xã hội pháp trị hay được kho kẹo bằng một câu nói “ Y pháp bất y nhân” (Tuân theo pháp không tuân theo người)

Quần Thư Trị Yếu: Y pháp bất Y nhân, theo pháp không theo người
Khi vua Hán Nguyên Đế hỏi Cống Vũ làm sao để cho hòa bình thịnh thế lâu dài, Nguyên Đế Hỏi

“Từ thời Thành Khang thịnh thế đến nay, đã gần ngàn năm, có rất nhiều người muốn thống nhất thiên hạ, nhưng thời đại thái bình thịnh trị đã không còn tái hiện, đó là tại sao?-Nguyên Đế Hỏi

Trung Quốc đã trải qua hơn 500 năm Xuân Thu và Chiến Quốc đẫm máu, trong khi đó các triều đại trước thì có thể đến hơn 800 năm hòa bình. Cống Vũ trả lời bằng một đoạn văn hết sức rõ ràng:

“Bởi vì kẻ lãnh đạo buông bỏ chế độ pháp lệnh, buông thả theo dục vọng của mình, hoành hành xa xỉ mà phế bỏ nhân nghĩa” 

Vậy quan trọng nhất đối với sự ổn định quốc gia là sự tuân thủ pháp lệnh mà quốc gia ban hành. Hơn 2300 năm trước, Thương Ưởng cho rằng một quốc gia tuân thủ pháp lệnh chặt chẽ, người dân chịu sống theo pháp luật, quân vương lãnh đạo cũng phải tuân thủ luật, thì đất nước ổn định không suy. Vì pháp lệnh được soạn thảo rất kỹ với rất nhiều người và có sự suy nghĩ rõ ràng thấu đáo, có sự đóng góp ý kiến của dân chúng, dân không dám làm sai, vua cũng không dám làm sai. Đó là một xã hội pháp trị. Mọi người đều tuân theo pháp lệnh mà làm việc, hễ ai sai phạm kể cả quân vương và thứ dân đều sẽ bị trị tội. Ví dụ trước đây quân vương ghét ai là lôi ra chém, nhưng khi có pháp lệnh thì phải thông qua điều tra, xử án, kháng cáo, và phán quyết của pháp quan, tránh oan sai.Pháp lệnh là sự thỏa thuận của dân chúng và lãnh đạo về đường lối trị nước, ví dụ như cấp trên chống tham nhũng. Nhưng khi lãnh đạo tham nhũng thì coi như vi phạm và cũng sẽ bị xử tội. Nên có pháp lệnh trong tay thấy đúng hợp lý chúng ta tuân thủ và làm theo, người lãnh đạo sai thì chúng ta sẽ tố cáo và xử lý, tuyệt đối không được nói rằng vì lãnh đạo làm sai nên chúng ta phải sai theo lãnh đạo.

10/3/2017, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết giữ nguyên quyết định của Quốc hội luận tội bà Park, đồng nghĩa bà bị phế truất khỏi cương vị tổng thống. Bà Park là tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn bị phế truất. – Theo bạn nhân dân Hàn Quốc có vì lãnh đạo họ tham nhũng mà tự cho mình quyền được tham nhũng hay không?

Pháp luật cũng là công cụ cơ bản thể hiện quyền lực của người dân, người dân nên tìm hiểu và nếu thấy có gì sai và bất hợp lý thì phải có trách nhiệm góp ý và sửa chữa, không thể cho rằng đó là việc của người lãnh đạo, đến khi bị phạt thấy không luật hợp lý lại còn oán trách là sai lại càng sai.

Để làm rối loạn một đất nước thù địch người ta có xu hướng tấn công vào người lãnh đạo, bịa đặt hoặc chỉ trích những sai phạm của họ làm cho người dân mất niềm tin vào nhà nước, từ đó phá vỡ pháp lệnh vốn là công cụ để điều hành đất nước từ đó đất nước hỗn loạn và rơi vào nội chiến.

Qua các cuộc chiến tranh gần đây có thể thấy, bắt đầu một chiến dịch xâm lược, nước tấn công thường dùng những trò bẩn thỉu bôi nhọ tư cách lãnh đạo của quốc gia khác, thêu dệt những câu chuyện hoang đường như kho vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq, kho vàng 2 tỉ USD của lãnh đạo Lybia... Mục đích cuối cùng chính là tấn công vào uy tín của lãnh đạo và xâm lược. Từ thời thượng cổ, các nhà lập pháp nhìn xa trông rộng đã cho hậu thế một câu nói tinh hoa nhất “ Theo pháp không theo người”. Nên trách nhiệm của nhà lãnh đạo cũng là soạn một pháp lệnh hợp lý và tuân thủ nó, chứ không phải làm thánh hiền không lỗi.

Y Pháp Bất Y nhân không những có giá trị chính trị mà còn có nhiều giá trị trong phương diện cuộc sống. Vì bản tính của con người thường hay rơi vào tình trạng công kích cá nhân người khác, làm nghi ngờ những lý lẽ của người đó để che đậy hành vi của mình. Ví dụ “ Ông kêu tôi bỏ nhậu, sao ông cứ say xỉn suốt ngày” – Các bạn thấy bỏ nhậu vốn là một lời khuyên tốt, nhưng người đối diện lại tấn công vào cá nhân người nói, làm cho mọi người nghi ngờ luận điểm của ông ta. Để cho người khuyên có thể đạt được đều họ nói nhiều khi rất khó, cũng như một cô thí sinh lò đào tạo hoa hậu nói “ Thầy nói hay quá, sao thầy không đi thi hậu” .

Ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội và tự do thông tin đã làm cho sự vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt bôi nhọ càng trở nên trắng trợn và quyết liệt, người dân không thể nào có thể phán đoán đâu là đúng là sai, nhất là khi họ ở xa và thiếu thông tin. Nên chúng ta phải tâm niệm câu “Theo pháp không theo người”, ai sai là việc của họ, chúng ta cứ việc làm đúng theo pháp lệnh đã ban hành. Nếu pháp luật có gì chưa hoàn chỉnh thì chúng ta phải góp ý đóng góp và sửa chữa, như thế mới có thể trở thành một nhà nước dân chủ và pháp trị toàn vẹn.

Giang Nguyễn